Phóng dật là trạng thái không có tập trung tinh thần. Tại sao chúng ta không có khả năng tập trung tinh thần?
Có hai lý do.
Một là do nhiều đời chúng ta không tu tập thiền định. Từ lâu lắm rồi, trước hồi xửa xừa xưa thì có. Không có ai chưa từng là phạm thiên, không có ai chưa từng đắc thiền, không có ai chưa từng nhập định. Trong trường hợp này thì tuy đã có nhưng mà đã lâu quá rồi, quá lâu. Cách đây một ngàn, hai ngàn, ba ngàn, tám ngàn, mười lăm ngàn kiếp mình không có đắc thiền mà mình cũng không có thiết tha. Cho nên bây giờ cái tâm định mình nó yếu lắm, từ đó mình bị thường xuyên phóng dật, nhớ nha. Trường hợp thứ nhất là thói quen nhiều đời, nói chung là thói quen nhiều kiếp trở lại đây mình không chuyên tu tập thiền định.
Còn trường hợp thứ hai là do hiện tại nỗ lực không đủ.
Nhớ như vậy. Có hai trường hợp kiến tạo phóng tâm. Một do thiếu túc duyên (túc là xưa) thiền định. Hai là do trong hiện tại thiếu nỗ lực, do thiếu lý tưởng sống. Đó! Do hiện tại thiếu nỗ lực, và tôi sợ không hiểu cho nên tôi thêm cái nữa là thiếu lý tưởng sống. Có nghĩa là chúng ta cần phải thiết tha.
Tôi nhắc lại: cơ hội được làm người là rất khó, cơ hội gặp được chánh pháp là rất khó, cơ hội mà có đủ điều kiện tâm sinh lý để mà tu tập cũng rất khó. Nay ta đã có đủ ba điều ấy, mà tại sao cái tâm ta nó lăng xăng như vậy thì rõ ràng là tại vì ta chưa nỗ lực đúng mức.
Phải có lý tưởng sống.
Khi có lý tưởng sống thì quí vị dẹp được nhiều thứ phiền não lắm, dẹp được nhiều lắm.
Lý tưởng sống đó chính là cái gì? Đó chính là dục trưởng hoặc là dục như ý túc và như lý tác ý. Chính cái đó, hai cái dục trưởng và dục như ý túc kể chung là dục (dục cộng với như ý túc). Nếu nói theo từ chuyên môn là dục trưởng và thẩm trưởng, tức là cái lòng thiết tha phải lên tới mức cùng cực, cộng với trí tuệ vạch ra đường hướng. Chính dục trưởng và thẩm trưởng nó mới cho phép mình nỗ lực, mới có cái cần trưởng, mới có được cái gọi là tâm trưởng, tâm như ý túc. Nhớ vậy. Trước khi làm cái gì phải có như lý tác ý. Cái đó quan trọng lắm, phải khéo tác ý, phải biết suy tư bằng trí tuệ.
Khi mà không có mấy cái này, khi không có dục như ý túc thì coi như mình không có tài nào mà làm được cái gì hết. Lòng nó không có thiết tha. Mà nó xui ở chỗ nếu có lòng thiết tha mà thiếu trí tuệ thì nó sẽ thiết tha trong cái chuyện tầm bậy, quý vị thấy không? Có rất là nhiều người bỏ ra mấy chục năm theo đuổi một cái pháp môn tu hành không ra gì hết, rất là vô lý, rất là nông cạn, rất là thiển cận, rất là mù quáng, rất là cuồng tín. Một pháp môn mà không có nội dung và chỉ vì họ thiếu trí, họ chỉ có niềm tin thôi. Cho nên mất mấy chục năm mà gọi là
Trong cái chuyện nam nữ lứa đôi ngoài đời, theo đuổi nhầm người là nó đã đau như bò đá rồi, nói chi là trong đạo nghiệp của cõi tinh thần. Mình cứ đem bán rẻ niềm tin của mình, giao phó cho một cái thứ tầm bậy tầm bạ, cha căng chú kiết, ông bia bà bia không ra gì. Rồi một ngày mình bừng con mắt dậy thấy mình tay không. Cho nên phải sống có lý tưởng nhưng lý tưởng ấy phải được chỉ đạo bởi trí tuệ.
Tương Ưng Bộ (V) Thiên Ðại Phẩm (VII) Tương Ưng Như Ý Túc(I) Phẩm Càpàla 1. Bờ Bên KiaCó bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. Thế nào là bốn?Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn như ý túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét