Một câu chuyện về Ngài Xá Lợi Phất. Buổi trưa đó hai anh em Ngài đang tu học trong hang núi. Em Ngài bị rắn cắn. Em Ngài mới nói thế này:
- Sư huynh ơi, em bị rắn độc cắn. Em phải dùng thiền định để kềm lại mà nói chuyện với Sư huynh, chứ người thường thì đã bỏ mạng rồi.
Ngài Xá Lợi Phất mới hỏi em mình cần giúp gì.
Người em nhờ sư huynh mang mình ra ngoài cửa hang vì Ngài ấy không muốn chết trong hang, làm phiền những người bạn đồng tu khác. Các vị Tỳ Kheo mới khiêng người em ra sân. Trong lúc đang nói chuyện với nhau, Ngài Xá Lợi Phất khen em mình vẫn bình tĩnh, thanh thản, tỉnh táo, mặt vẫn sáng dù bị rắn độc cắn sắp chết. Đây là cuộc nói chuyện giữa hai vị A La Hán với nhau. Người thường gặp cảnh này sẽ bị rối lên, nhưng các bậc Thánh thì không.
Người em Ngài Xá Lợi Phất nói:
- Vì từ lâu lắm rồi, em không xem thân này là của em. Nên hôm nay, dù có chuyện gì xảy ra, em vẫn thấy bình thường.
Nên tôi vẫn thường khấn: "Ơn lớn Tam Bảo trên cao và phước báu của riêng tôi, tôi không mong sống lâu mà chỉ mong chết bình thản, không sợ hãi hay tiếc nuối. Con không cầu trường thọ, con chỉ mong chết an lành. Chết an lành là chết trong tình trạng tâm lý thanh thản."
Một lời nguyện được lập đi lập lại nhiều lần sẽ trở thành một sức mạnh to lớn. Nguyện trong một, hai, năm, mười năm, lời nguyện đó sẽ trở thành sự thật.
Có 3 kiểu chết:
- Cái chết của bậc Thánh. Thanh thản, bình tâm ra đi trong vui vẻ của người liễu Đạo. Sanh như đắp chăn đông mà tử như thay áo hạ.
- Cái chết của người hiểu Đạo, là ra đi trong sự chán chường.
- Cái chết của người vô Đạo. Họ sợ hãi, hoảng loạn, tiếc nuối.
Tôi có dịch và bình một cuốn thơ của Nhật gồm những bài thơ của các thiền sư lúc sắp lâm chung. Thơ Haiku 3 dòng, 17 âm, ngắn thôi. Có phần bình cho mọi người đọc. Quyển "Đò Xuôi Sơn Hạ". Trong đó có phần giáo lý. Tôi mượn bài thơ như đồ mắc áo để máng lên đó những vấn đề về giáo lý.
Thí dụ như:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét