Ngài Sivali
Ngài Sivali ngày xưa, kiếp xưa rất xưa, có một kiếp Ngài làm ông vua, mẹ của Ngài kiếp đó là thái hậu. Hai mẹ con tấn công hãm thành, bao vây một ngôi thành đông đúc dân cư. Bao vây có nghĩa là nội bất xuất, ngoại bất nhập, bao vây như vậy. Các vị biết mà, một ngôi thành mà bị bao vây như vậy, cấm ra, cấm vào thì đời sống trong đó nó khó khăn ghê lắm.
Các vị tưởng tượng nếu bây giờ các vị đang ở Saigon, mà ở trong cái Quận 3 đó, mà trong vòng mấy ngày trời mà không được ra khỏi Quận 3, các vị quẩn chân điên luôn. Nếu mà có cái lệnh nào tôi không biết, lệnh của chánh phủ hay là vấn đề chiến tranh, hay là vấn đề xã hội, v v… tôi không biết, tôi chỉ biết là vì một lý do nào đó mà các vị không ra khỏi Quận 3 trong suốt một tuần là khó chịu lắm. Dĩ nhiên có nhiều người họ thấy ok, nhưng mà rất nhiều người họ chịu cái đó không được. Chẳng thà đừng cấm họ, để mọi sự tự nhiên thì có khi cả tháng họ không thêm ra khỏi Quận 3, cái chuyện đó bình thường. Nhưng một khi họ biết được rằng mình bây giờ có muốn cũng không ra khỏi Quận 3, Quận 1, Quận 5, Quận 10, là mình điên luôn, nó khó chịu lắm.
Ở đây cũng vậy, hai mẹ con vây thành, hãm thành, bao vây thành, không cho ai ra vào hết, một ngôi thành của đối phương, của nước láng giềng. Thì đến cái ngày thứ bảy, thì bắt đầu họ thấy cái dấu hiệu dân chúng nó rã rời, hai mẹ con cũng hơi chạnh lòng, mới bàn với nhau, nói thôi mình dằn mặt nó đủ rồi, giờ thôi rút quân. Thì dĩ nhiên trong lúc đó có rất nhiều người bịnh, họ cần ra khỏi thành để mà họ chửa bịnh, họ đi hỏng được. Có rất là nhiều người lúc đó họ phải chết vì cái sự mỏi mòn, trông đợi, nhớ thương một người nào đó bên ngoài, rồi họ tuổi già sức yếu, họ cũng không biết cái ngày nào mà được đi lại dễ dàng, họ trông đợi mỏi mòn họ chết. Nói chung, trong một tuần lễ mà vây hãm đó, có rất nhiều người đã đau khổ cực kỳ vì cái chuyện vây hãm đó.
Chỉ vì bao vây có bảy ngày đó mà hai mẹ con của bà thái hậu, tức là tiền thân của mẹ con Ngài Sivali, chết rồi đi thẳng xuống địa ngục. Từ đó không biết là mấy trăm ngàn năm ở dưới đó tới hồi mà trồi lên làm người là cứ quởn quởn bị người ta nhốt, rãnh rãnh bị người ta giam, rồi quởn quởn bị người ta nhốt cũng hơi nhiều. Hể mỗi lần rãnh rãnh vậy đó, mà thả ra là Ngài chạy đi làm phước. Cái hạnh tài lộc mà, ngộ lắm, khi mình nguyện cái hạnh nào rồi là mình cứ đẻ ra là mình tự động, mình theo quán tính mình trau dồi cái hạnh đó.
Cũng giống như Ngài Anuruddha, là đệ nhất về thiên nhãn, kể từ lúc Ngài nguyện cái hạnh đó xong, ngộ lắm, sanh ra đời Ngài đi đến nơi nào Ngài quan tâm chuyện đầu tiên là ánh sáng, đèn đuốc hay gì đó, nhưng đầu tiên phải là đèn thắp sáng, ngộ lắm. Vô chùa Ngài cũng kiếm, Ngài để ý coi đèn đuốc chùa nó ra làm sao, vô cái xóm nghèo thì cũng để ý coi đèn đuốc, ánh sáng nó ra làm sao, tới thăm một người nghèo, Ngài cũng coi đèn đuốc, ánh sáng nó ra làm sao, kỳ cục lắm. Ngài quan tâm tới cái đó. Lúc nào Ngài cũng ở trong cái tình trạng quan tâm đến điều kiện ánh sáng sinh hoạt cho người khác.
Ngài Sivali cũng vậy, trong suốt một thời gian dài tù đày giam hãm, Ngài cứ rãnh rãnh là đi làm phước, cho nên kiếp chót sanh ra, do cái nghiệp mà hồi xưa vây hãm thành, cho nên bây giờ là hai mẹ con bị một cái khổ giàn trời mây. Bà mẹ của Ngài là nàng Suppavāsā, nàng mang thai 7 năm 7 tháng mới bắt đầu chuyển dạ, mà các vị tưởng tượng cái bụng của mình mà tới tháng thứ bảy là bắt đầu nó lặt lè, nó nặng lắm, mà hễ cái bụng nặng thì nó mỏi cái lưng. Bụng nặng thì mỏi cái lưng, ở đây có ai học chút đỉnh về sinh vật chắc hiểu cái này mà, cái cấu trúc của cơ thể mình bụng nặng thì mỏi cái lưng, mà người ta gồng khoảng chừng 2 tháng thôi, tức là từ tháng thứ 7 tới tháng thứ 9 là người ta đã è cái cổ người ta rồi. Còn bà, bà cõng cái bầu đó 7 năm 7 tháng, các vị tưởng tượng cái số lẻ của bà nó muốn bằng cái số chẵn của người ta rồi.
Người ta là 9 tháng 10 ngày, còn bà quất một phát là 7 năm 7 tháng, cái lẻ của bà gần bằng cái chẵn của người ta. Đau lắm. Qua 7 năm 7 tháng, bà bắt đầu chuyển, người ta chuyển trong vòng một buổi thôi, nhiều lắm là một ngày. Thí dụ như là sáng chuyển, trưa đẻ, hay trưa chuyển, chiều đẻ, hoặc trễ lắm là chuyển hôm, qua nay đẻ. Hoặc có nhiều người họ chuyển dạ mà đẻ hụt. "Đau quá đau quá anh ơi!", cái chở vô bịnh viện nó không chịu ra, tắt, chở về. Ít bữa lại "Đau quá đau quá anh ơi!", chở vô, lại tắt, rồi chở về. Nhiều lắm một, hai tăng vậy thôi.
Còn đằng này, Ngài triền miên khói lửa suốt một tuần như vậy, cứ chuyển, chuyển, chuyển mà nó không chịu ra. Tới cái ngày thứ bảy là coi như mỏi mòn rồi đó, thì lúc đó cha của Ngài là một vị vương tôn, vào lạy Phật. Phật mới hỏi: "Suppavāsā có an lạc không?" Thì ổng mới thưa thiệt: "Dạ, nàng mang thai lâu quá, một tuần lễ nay là coi như chỉ có rửa mặt bằng nước mắt, đau quá." Thì Đức Phật Ngài xét thấy cái nghiệp ác của hai mẹ con bữa nay nó đã mãn rồi. Ngài mới nói một câu mà một nửa giống như chúc phúc, một nửa giống như chú nguyện, Ngài nói: "Mong cho mẹ con họ được vuông tròn, đừng có khổ nữa". Khi mà ở chùa Ngài nói như vậy thì lập tức ở nhà là bà sanh Ngài Sivali ra liền, khỏe mạnh, kháo khỉnh, bụ bẩm, cực kỳ dễ thương. Người ta tu 100 ngàn đại kiếp, thời gian tương đương Ngài Ca diếp, Anan mà làm sao mà dỏm được. Nhưng mà tại cái nghiệp nó đày chơi mấy năm cho biết mặt vậy thôi.
Trích bài giảng KTC.6.99 Khổ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét