Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2024

Đạo Lộ Trung Dung - Đạo Lộ Dẫn Dắt Đến Níp Bàn


ĐẠO LỘ TRUNG DUNG

1. Chính Kiến

Kiến Giải Chân Chính 

- Tri thức về chân lý của sự khổ đau (Khổ Đế);

Tri thức về chân lý của nguyên nhân sự khổ đau (Tập Đế);

Tri thức về chân lý của việc chấm dứt khổ đau (Diệt Đế);

Tri thức về Đạo Lộ dắt dẫn đưa đến việc chấm dứt sự khổ đau (Đạo Đế).

Như vậy đó là tứ phần Tri Thức.

2. Chính Tư Duy

Suy nghĩ chân chính, ba thể loại suy nghĩ đó là: Suy nghĩ về việc giải thoát bản thân khỏi các pháp uế nhiễm dục trần (Phiền Não Dục) và các đối tượng dục trần (Vật Dục), ly tham dục như đã được giải thích trong phần nói về Ly Dục Ba La Mật, Pháp Toàn Thiện về Ly Dục; Suy nghĩ bất hủy hoại tha nhân (Ly Sân Hận); và suy nghĩ bất hãm hại tha nhân (Ly Oán Độc).

3. Chính Ngữ

Lời nói chân chính - kiểm thúc về Tứ Ác Ngữ: Vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, hồ ngôn loạn ngữ.

4. Chính Nghiệp

Hành động chân chính - Kiểm thúc về Tam Ác Hạnh: Sát mạng, thâu đạo, tính dục tà hạnh.

5. Chính Mạng

Nuôi mạng chân chính - Việc sinh kế mà bất câu hành Thất Ác Nghiệp: Tam thân Ác Hạnh và Tứ Ngữ Ác Hạnh.

6. Chính Tinh Tấn

Nỗ lực chân chính - Nỗ lực để không cho phát sinh Pháp vô tịnh hảo mà vẫn chưa có được hiện bày, nỗ lực để đoạn tận Pháp vô tịnh hảo mà đã có hiện bày, nỗ lực để cho phát sinh Pháp tịnh hảo mà vẫn chưa có được hiện bày, và nỗ lực để phát triển Pháp tịnh hảo mà đã có được hiện bày.

7. Chính Niệm

Chú Niệm Chân Chính - Chú niệm để tỉnh giác về cơ thể của mình, về các cảm xúc của mình, về tâm ý thức của mình và về các Pháp chướng ngại tinh thần (Ngũ Triền Cái), .v.v.

8. Chính Định

Định Thức Chân Chính - Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.

Tám thành phần này không đồng khởi sinh cùng một lúc trong lĩnh vực thuộc về thế tục (Hiệp Thế), chúng chỉ đồng câu sinh với nhau tới mức độ khả thi. Tuy nhiên, khi chúng đến lĩnh vực thuộc siêu phàm (Siêu Thế), thì tất cả tám thành phần này đồng câu sinh. Tám thành phần này chỉ đồng câu sinh ở ngay khoảnh khắc (sát na) của việc thành đạt Đạo Lộ Siêu Phàm (Đạo Siêu Thế) được gọi chung lại là Chân Lý Thánh Nhân về Đạo Lộ mà dắt dẫn đến Việc Chấm Dứt của Sự Khổ Đau có ý nghĩa là nhóm tám yếu tố được bắt đầu với Kiến Giải Chân Chánh (Chánh Kiến) mà đồng khởi sinh một cách toàn bộ và cùng một lúc. Đạo Lộ mà được bao gồm cùng với Quả Vị và Níp Bàn trong sự kết hợp của các hiện tượng thuộc siêu phàm (Siêu Thế) đã đại diện cho tất cả tám thành phần mà hình thành Chân Lý Thánh Nhân về Đạo Lộ (Đạo Thánh Đế).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét