Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Các Pháp Toàn Thiện *************


CÁC PHÁP TOÀN THIỆN

Xả Thí Trì Giới và Ly Dục

Trí Tuệ Tinh Tấn là thứ năm

Nhẫn Nại Chân Thật Chí Nguyện

Từ Ái và Hành Xả

Tất cả những pháp này làm thành mười Pháp Toàn Thiện


1. Pháp Toàn Thiện về Xả Thí

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Xả Thí và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp ấy.

- Khi một bình đựng đầy chất lỏng đã bị lật úp, cũng như thế, bạn nên xả thí đến tất cả, chúng sanh có thể là hạng thấp, hạng trung hoặc hạng thượng đẳng và chẳng giữ lại một vật gì với bạn.

2. Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh

Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh.

- Loài bò Tây Tạng dám liều thân mạng để bảo vệ cái đuôi có sự cố bị vướng kẹt vào một vật gì thì bò thà chịu mạng vong hơn là làm hỏng cái đuôi trong khi nỗ lực để tháo nó ra, cũng như thế, bạn nên gìn giữ Đức Hạnh ở trong Tứ Thanh Tịnh Giới đó là:

(1) Biệt Biệt Giải Thoát Giới

Thúc liễm thân tâm do nương vào Cụ Túc Giới, Cụ Túc Giới là tên gọi bộ sưu tập về những điều học giới cho các thành viên của Tăng Đoàn.

(2) Thu Thúc Lục Căn

Thúc liễm trong việc kiểm soát các căn.

(3) Thọ Mạng Thanh Tịnh

Thanh tịnh trong việc mưu sinh.

(4) Quán Tưởng Tứ Sự

Nhận thức được bản chất trong việc thọ những vật dụng của một vị Tỳ Khưu.

3. Pháp Toàn Thiện về Xuất Ly

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Xuất Ly và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Xuất Ly.

- Tự nhắc nhở như sau: "Một người đã bị giam cầm trong một thời gian dài và luôn thọ lãnh khổ đau bởi sự tra tấn đòn roi, chỉ trông vào một cơ hội để được thoát ra, cũng như thế, bạn hãy nên coi tât cả các kiếp sống ở trong các cõi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới như là ngục tù và hãy nhìn về sự Xuất Ly để thoát ra khỏi tất cả những kiếp sống này".

4. Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ.

- Tự nhắc nhở như sau: "Trên đường trì bình khất thực từ nhà này đến nhà kia, một vị Tỳ Khưu thọ nhận vừa đủ vật thực từ những chúng sanh có thể là hạng thấp, hạng trung, hạng thượng đẳng, cũng như thế, bạn nên luôn luôn tiếp cận với tất cả những bậc đa văn hữu học, bất kể về chiều sâu học vấn của họ và vấn hỏi họ về những sự kiện và ý nghĩa của tất cả những sự việc nên được biết đến, bằng cách nêu lên những câu hỏi sau:

+ Thưa Ngài, cái chi là Phúc Thiện?

+ Cái chi là Phi Phúc Thiện?

+ Cái chi là xấu xa tội lỗi?

+ Cái chi là tốt đẹp Tịnh Hảo? .v.v.

Bạn phải thực hiện như thế để trở nên thuần thục trong việc hoàn thiện viên mãn Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ.

5. Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn.

- Tự nhắc nhở như sau: "Thu mình lại, đứng lên và bước đi, con Sư Tử chúa tể của muôn loài thú đã sở hữu nguồn năng lực không hề suy giảm trong những tư thế của việc thu mình lại, việc đứng lên và bước đi luôn luôn cảnh giác, cũng như thế, bạn phải nên thường xuyên khơi dậy nguồn năng lực của mình trong tất cả các kiếp sống của bạn, khi bạn đã thuần thục trong việc hoàn thành viễn mãn Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn thì bạn sẽ chứng đắc được tuệ tri về Đạo và Quả.

6. Pháp Toàn Thiện về Nhẫn Nại

- Phải nên luôn an trú kiên định vào Pháp Toàn Thiện về Nhẫn Nại chẳng chút lay động, như là đôi khi có long khoan dung và ở những thời điểm khác thì lại không có, như có sự Nhẫn Nại với một vài người và với những người khác thì lại không có.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Quả địa cầu to lớn này chẳng hiện bày một dấu hiệu nào về sự thương yêu hoặc sự oán hận đối với tất cả những đồ vật đã vứt bỏ lên trên nó, mà trái lại nó hứng chịu tất cả những đồ vật đã vứt bỏ lên trên nó cho dù chúng là sạch sẽ và tốt đẹp hoặc là ô uế bẩn thiểu, cũng như thế, bạn phải kiên nhẫn chịu đựng với tất cả sự việc mà người đã đối xử với bạn, nó có thể là trong danh dự tôn kính hoặc là trong sự bất kính miệt thị.

7. Pháp Toàn Thiện về Chân Thật

- Phải thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Chân Thật là chỉ nên nói những lời chân thật và không nói lời bóng gió khó hiểu, như là đôi khi có sự chân thật và ở những thời điểm khác lại không có chân thật, như có sự chân thật với một vài người và lại không có chân thật với những người khác.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Sao Mai được phục vụ như một ánh sáng dẫn đường giữ cho ổn định về sự vận hành của nó, không bao giờ sai lệch khỏi sự vận hành, bất kể mùa màng, cho dù đó là mưa, lạnh, nóng ... cũng như thế, bạn không nên đi lệch khỏi con đường chân thật (chân đạo) con đường bao gồm 8 lãnh vực đó là:

+ Điều gì bạn được thấy

+ Điều gì bạn được nghe

+ Điều gì bạn cảm giác

+ Điều gì bạn được hiểu biết

+ Điều gì bạn không được nhìn thấy

+ Điều gì bạn không được nghe

+ Điều gì bạn không được cảm giác

+ Điều gì bạn không được hiểu biết

Nói bạn nhìn thấy với điều được nhìn thấy, nghe với điều bạn được nghe, cảm giác với điều bạn được cảm giác, hiểu biết với điều bạn được hiểu biết, một cách tương ứng, nói bạn không nhìn thấy với những điều bạn không được nhìn thấy, không nghe với điều bạn không được nghe, không cảm giác với điều bạn không được cảm giác, không hiểu biết với điều bạn không được hiểu biết.

Bạn đứng trên con đường Chân Thật (chân đạo) chỉ khi nào bạn nói điều bạn nhìn thấy, điều mà bạn được nhìn thấy với đôi mắt của mình trong trường hợp của thị giác, chỉ khi nào bạn nói điều bạn nghe với đôi tai của mình trong trường hợp của thính giác, chỉ khi nào bạn nói điều bạn cảm giác với mũi, lưỡi và xác thân của mình trong trường hợp của cảm giác, chỉ khi nào bạn nói điều bạn biết điều mà bạn được biết với tâm thức của mình trong trường hợp của kiến thức, và cũng rất dễ nhận biết trong trường hợp của việc không nhìn thấy, việc không nghe, việc không cảm giác và việc không hiểu biết. Như thế ngôn từ được đặt trên con đường Chân Thật thì được cho là Thánh Ngôn (ngôn ngữ của bậc Thánh Nhân) ý nói đến Đức Phật.

8. Pháp Toàn Thiện về Chí Nguyện

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Chí Nguyện.

- Tự nhắc nhở như sau: "Một ngọn núi đá to lớn vẫn đứng vững vàng trong một khối kiên cố và không bị lay chuyển bởi bảo táp cuồn phong, trái lại nó vẫn kiên cường hiện hữu ở vị trí của nó, cũng như thế, bạn phải kiên quyết và mãi miết thực hiện những thiện công đức mà bạn đã quyết định phải làm.

Sự chú nguyện đó có ý nghĩa là sự quyết tâm để suy kiến những việc xảy ra theo đường lối mà bạn ưa thích một khi bạn đã quyết tâm 'Tôi sẽ làm việc này việc nọ, và tôi sẽ làm cho nó hiện bày theo phương cách này' .v.v.

9. Pháp Toàn Thiện về Từ Ái

- Bạn phải nên thường luôn an trú vào Pháp Toàn Thiện về Từ Ái, và phải nổ lực để trau giồi và tu tập Thiền Từ Ái (Từ Ái tu tập) trong một trạng thái tuyệt đối.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Nước đượm nhuần sự mát mẻ với tất cả mọi người đang tắm, đạo đức và ty liệt cũng tương tự và làm cho chúng trong sạch khỏi sự ô nhiễm và uế trược, cũng như thế, bạn nên phát triễn thiện chí một cách đồng đẳng đến với những ai mong cầu về sự phúc lợi của bạn và đến cả những ai không mong cầu.

10. Pháp Toàn Thiện về Hành Xả

- Một đôi đĩa cân vẫn đứng yên giữ được cân bằng bởi những trọng lượng bằng nhau mà chẳng nghiêng nặng về một phía này hoặc về phía kia, cũng như thế, nếu bạn vẫn giữ tâm một cách điềm tĩnh khi đối diện với sự hạnh phúc hoặc khổ đau.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Quả địa cầu to lớn này chẳng hiện bày một dấu hiệu nào về sự thương yêu hoặc sự oán hận đối với tất cả những độ vật đã vứt bỏ lên nó, cho dù chúng là sạch sẽ hay bẩn thiểu, cung như thế, bạn phải luôn giữ điềm tĩnh thản nhiên ở trong tâm không bị tác động bởi thương yêu hoặc là oán giận.

Ngài Sumedha trong tập Biên niên sử Chư Phật.

--------o0o-------

Sau đó, Ngài đã xem xét kỹ lưỡng những Pháp Toàn Thiện theo trình tự hướng tới trước: Xả Thí, Đức Hạnh (Trì giới), Xuất ly (Ly dục), Trí Tuệ, Tinh Tấn, Nhẫn Nại, Chân Thật, Chí Nguyện, Từ Ái và Hành Xả. 

Và rồi Ngài đã xem xét kỹ lưỡng theo trình tự ngược lại: Hành Xả, Từ Ái, Chí Nguyện, Chân Thật, Nhẫn Nại, Tinh Tấn, Trí Tuệ, Xuất Ly, Đực Hạnh và Xả Thí.

Sau đó Ngài xem xét kỹ lưỡng những Pháp này theo mỗi nhóm với hai Pháp và bắt đầu với hai Pháp ở giữa: Tinh Tấn, Nhẫn Nại; Trí Tuệ, Chân Thật; Xuất Ly, Chí Nguyện; Đức Hạnh, Từ Ái; Xả Thí, Hành Xả.

Ngài lại xem xét kỹ lưỡng những Pháp này lần nửa và được bắt đầu ở cuối 2 đầu: Xả Thí, Hành Xả; Đức Hạnh, Từ Ái; Xuất Ly, Chí Nguyện; Trí Tuệ, Chân Thật; Tinh Tấn, Nhẫn Nại.

Như thế Ngài đã thẩm sát về mười Pháp Toàn Thiện một cách triệt để, ví thể một máy ép dầu xay nghiền những hạt dầu để xuất ra dầu. 



Chú Minh ....update!




















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét