Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Tâm Dục Giới

 


Pháp tất cả chia có 2: Pháp Tục Ðế & Pháp Chơn Ðế.
Pháp Chơn Ðế chia có 2: Pháp Vô Vi & Pháp Hữu Vi.
Pháp Hữu Vi chia có 2: Danh pháp & Sắc pháp.
Danh pháp chia có 2: Tâm & Tâm sở.
Tâm chia có 2: Tâm Siêu Thế & Tâm Hiệp Thế.
Tâm Hiệp Thế chia có 2: Tâm Dục Giới & Tâm Ðáo đại.

Tâm Dục Giới gồm 54:
12 Tâm Bất Thiện,
18 Tâm Vô Nhân và
24 Tâm Tịnh Hảo.

12 Tâm Bất Thiện
TâmCảm giácHợp tốTác Động
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Tà Kiến
Tà Kiến
Ly tà
Ly tà
Tà Kiến
Tà Kiến
Ly tà
Ly tà
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Sân
Sân
Ưu
Ưu
Phẩn
Phẩn
Vô trợ
Hữu trợ
Si
Si
Xả
Xả
Hoài nghi
Phóng dật

8 Tham = 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Tà / Ly tà) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
2 Sân = 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
2 Si = 2 (Hoài nghi / Phóng dật)

18 Tâm Vô Nhân
TâmCảm giácQuả
Nhãn thức
Nhãn thức
Nhĩ thức
Nhĩ thức
Tỷ thức
Tỷ thức
Thiệt thức
Thiệt thức
Thân thức
Thân thức
Tiếp thu
Tiếp thu
Quan sát
Quan sát
Quan sát
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Khổ
Lạc
Xả
Xả
Xả
Xả
Hỷ
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất hiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Thiện
Khai ngũ môn
Khai ý môn
Xả
Xả
Ứng cúng vi tiếuHỷ

8 = 4 căn (mắt tai mũi lưỡi) x 2 (Thiện / Bất thiện)
2 = thân thức x 2 (Khổ / Lạc)
2 = tiếp thu x 2 (Thiện / Bất thiện)
2 = quan sát Xả x 2 (Thiện / Bất thiện)
1 = quan sát Hỷ
3 = khai ngũ môn, khai ý môn, ứng cúng vi tiếu.

24 Tâm Tịnh Hảo
TâmCảm giácHợp tốTác động
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ

8 = Đại thiện x 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Hợp trí / Ly trí) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
8 = Đại quả x 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Hợp trí / Ly trí) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
8 = Đại tố x 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Hợp trí / Ly trí) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)


Trong 54 tâm Dục giới, có 45 tâm dành cho phàm phu và thánh Hữu Học, tám tâm Đại tố và Vi Tiếu chỉ là của riêng các vị A-la-hán.

Người Tam nhân ở cõi Dục giới nếu có đủ duyên lành đắc pháp Thượng Nhân (thiền định, Đạo Quả) thì khi tu thiền định tức thiền Chỉ tịnh (samathabhāvanā) họ vẫn có thể có được năm tâm thiện Sắc giới (rūpāvacarakusalacitta), bốn tâm thiện Vô sắc (arūpāvacarakusalacitta) và nếu tu Tuệ quán (vipassanabhāvanā) thì sẽ có đủ 40 tâm Siêu thế.

Trích Triết Học A Tỳ Đàm

Tâm Tham

Tâm Tham (lobhamūlacitta) thực ra chỉ có một nhưng được kể thành tám vì dựa trên ba khía cạnh:

  1. Sự ham thích một cách hào hứng tức Hỷ thọ (somanassasahagataṃ) hay hững hờ tức Xả thọ (upekkhāsahagataṃ).

  2. Có Tà Kiến (diṭṭhigatasampayuttaṃ) đi cùng hay không (diṭṭhigatavippayuttaṃ)

  3. Tự phát (asaṅkhārikam) hay được tác động bởi sự do dự của chính mình hay từ người khác (sasaṅkhārikam)

Vậy 8 cách kể của tâm tham là:

  1. Tâm tham thọ hỷ hợp tà vô trợ
    (somanassasaha-gataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một người ăn uống mà không bận tâm gì đến chuyện thiện ác trong đó.

  2. Tâm tham thọ hỷ hợp tà hữu trợ
    (somanassasaha-gataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một người được bạn rủ đi xem một cuốn phim hay và đương sự cũng không nghĩ gì về chuyện thiện ác trong hành động đó.

  3. Tâm tham thọ hỷ ly tà vô trợ
    (somanassasaha-gataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một phụ nữ khoác lên người bộ đồ mới, thích thú với nó nhưng cũng kịp nhận biết đó là tâm tham.

  4. Tâm tham thọ hỷ ly tà hữu trợ
    (somanassasahaga-taṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một cô gái Phật tử có học A-tỳ-đàm được bạn rủ rê thưởng thức những bản nhạc vừa ý.

  5. Tâm tham thọ xả hợp tà vô trợ
    (upekkhāsaha-gataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một cậu bé ăn bữa cơm nghèo với muối hột, bữa ăn tẻ nhạt và diễn ra trong sự vô tri của cậu bé về Phật pháp.

  6. Tâm tham thọ xả hợp tà hữu trợ
    (upekkhā-sahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một cô gái được mẹ nói cho nghe về giá trị của tấm áo mà bà mua cho cô. Cô đồng ý với mẹ nhưng đó không phải là lựa chọn của cô và bản thân cô cũng không biết gì về Phật pháp.

  7. Tâm tham thọ xả ly tà vô trợ
    (upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một người đã biết qua giáo lý về nghiệp báo ngồi uống một tách cà phê với tâm trạng hững hờ, dù kể ra cũng có tí thích.

  8. Tâm tham thọ xả ly tà hữu trợ
    (upekkhāsaha-gataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
    Hình ảnh minh họa: Một nữ cư sĩ từng học qua Phật pháp phải miễn cưỡng mua một bộ đồ ở cửa hiệu sau khi được người bán hàng chào mời dai dẵng.

Từ lúc thức dậy lúc đầu ngày cho đến khi đi ngủ, các giác quan của ta luôn có khuynh hướng đi tìm những thứ ngọt ngào để thưởng thức hưởng thụ. Có những thứ chỉ vừa đủ để ta ưa thích một cách lạnh nhạt, có thứ đối tượng cho ta những cảm giác đam mê thích thú. Đó là nói về cảm giác của các tâm tham. Một người không có chánh kiến thì không thể biết được cái gì là tâm bất thiện, và tâm tham của họ lúc này được xem là đi cùng với tà kiến. Và sự ưa thích đó chắc chắn phải nằm vào một trong hai trường hợp tự phát hay được tác động.

Nói vậy có nghĩa là ta có thể chỉ rõ tâm trạng của một người đang thưởng thức âm nhạc là thuộc loại tâm tham nào và trong tất cả các trường hợp hưởng thụ dục lạc kiểu khác cũng vậy.

Trích Triết Học A Tỳ Đàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét