Cái thứ nhất là Ngài biết rõ cái gì là hợp lý, vô lý.
ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato
Cái thứ hai là biết rõ về cái nghiệp của chúng sanh, nghiệp lý.
atītānāgatapaccuppannānaṃ kammasamādānānaṃ ṭhānaso hetuso vipākaṃ
jhānavimokkhasamādhisamāpattīnaṃ saṃkilesaṃ vodānaṃ vuṭṭhānaṃ
Cái thứ tư, Ngài biết rõ về cái quả luân hồi.
anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ, dvepi jātiyo…pe… iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati.
Tiếp theo là sanh tử trí, tức là cái nhân luân hồi.
dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena…pe… yathākammūpage satte pajānāti
Và cuối cùng cái thứ sáu là gì? Khi mà biết rõ cái nhân và quả luân hồi thì Ngài mới thấy được ra cái 4 đế.
āsavānaṃ khayā…pe… sacchikatvā upasampajja viharati.
Sáu cái trí này ở vị Thinh văn có không? Có chứ, nhưng mà không có đáng kể so với Thế Tôn, từ cái trí 1 cho tới trí thứ 6. Chỉ có trí thứ 6 thì có điểm giống hơi nhiều giữa đạo sư và đệ tử, giống ở chỗ nào? Giống ở chỗ cả hai đều phải thấy rõ 4 đế và 12 duyên khởi mới là chứng thánh, mới lìa hẳn tất cả phiền não kiết sử. Giống nhau là giống chỗ đó. Và với một người như vậy thì sau kiếp sống này không còn luân hồi nữa, đây là điểm giống thứ hai.
Tuy nhiên cái biết, cái mà giác ngộ cái trí thứ 6 của vị Chánh đẳng giác là do thấy tất cả mọi sự rồi chứng tứ đế. Cái thấy của Ngài bao la lắm. Nếu các vị đọc kinh các vị tinh ý một chút sẽ thấy rằng chỉ riêng cái khoản túc mạng minh mà Ngài dùng hẳn một canh. Khiếp chưa? Một canh để Ngài nhớ, tức là Ngài nhìn ngược nhìn xuôi "Trời ơi, nhìn đâu cũng khổ vậy".
Rồi tới canh thứ hai Ngài mới quán nhân sanh tử "Ồ! cái giàu đó, cái nghèo đó, cái xấu, cái đẹp, cái sướng, cái khổ đó, cái đen trắng, mập ốm, ngu khôn, sang hèn đó đó là nó do mấy cái nghiệp này nè". Ngài quán đó Ngài mới lạnh xương sống, và khi Ngài đã nghe xương sống nó lạnh rồi thì Ngài mới bắt đầu Ngài mới thấy nhàm chán, Ngài mới quán chiếu 4 đế thông qua nhân và quả sanh tử.
Trong chú giải ghi rất rõ là trong tích tắc Ngài có thể tu qua tất cả các đề mục thiền chỉ. Tuy nhiên, trước khi thành đạo Ngài phải dùng tứ thiền từ đề mục hơi thở. Chư Phật luôn dùng tứ thiền từ đề mục hơi thở để làm nền tảng quán chiếu 12 duyên khởi và 4 đế để thành Phật. Đại khái như vậy. Cái này trong room thế nào cũng có người thắc mắc "Cái này ổng nghĩ ra hay là ở đâu?" Dạ thưa cái này trong chú giải có ghi.
Các vị nào mà biết Tiếng Anh, các vị dịch dùm cái câu này. Tôi không có giúp các vị nữa. Thời này là thời internet, thời này là thời Google, các vị dịch dùm cái Tiếng Anh, dịch qua Tiếng Pháp, dịch qua Tiếng Đức, dịch xong rồi mới liệng qua Google. Tôi cho các vị một cái từ khóa luôn, là anapana catutthajjhana paccayakara, đánh cái từ khóa này vô Google rồi coi nó dắt mình đi đâu. Thì trong đó sẽ có cái câu nói là "Bồ tát phải dùng cái tứ thiền có từ hơi thở để mà quán chiếu cái duyên khởi." Duyên khởi và 4 đế không có rời nhau, vì sao vậy?
Vì duyên khởi gồm có hai chiều thuận và nghịch. Khi hai chiều thuận nghịch của 12 duyên khởi cộng lại thì có đủ 4 đế. Tức là do vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc. Do u mê trong 4 đế mới tạo các nghiệp thiện ác, rồi từ các nghiệp thiện ác mới có tâm đầu thai. Do các tâm đầu thai nên mới có lục căn, lục xúc, lục thọ, lục ái. Và từ lục ái sanh ra tứ thủ, tứ thủ sanh ra hai hữu. Đó là hành trình từ khổ đến tập và từ tập đến khổ.
Tôi vừa giảng xong là 6 cái trí này ở Thinh văn cũng có, nhưng mà chỉ là cái mảnh vụn của Chánh đẳng giác thôi. Thí dụ như túc mạng minh, sanh tử minh đệ tử của Đức Phật cũng có vậy, các vị Thinh văn cũng có vậy nhưng chỉ là một mảnh vụn. Các vị có thể nhớ được 100 ngàn đại kiếp, 200 ngàn đại kiếp trong khi Đức Thế Tôn là không giới hạn bởi các con số.
Sanh tử minh cũng vậy, lậu tận minh cũng vậy. Còn mấy cái trí đầu tiên như là trí hiểu biết về thiền, trí hiểu biết nghiệp lý, trí hiểu biết cái gì là có thể và không có thể, những cái trí đó Thinh văn cũng có nhưng chỉ là những mảnh vụn.
Và cuối cùng là cái lậu tận trí, như tôi đã nói, Thinh văn chỉ cần nhìn vào một giọt sương, nhìn vào một giọt nước, nhìn một tí ánh trăng, Thinh văn chỉ cần quan sát hơi thở, quan sát một tâm trạng, một cảm xúc là Thinh văn đắc chứng, mặc dù trước đó mù tịt không biết cái gì hết. Không biết cái gì hết nhưng mà duyên đủ rồi thì chỉ cần nhìn cái mặt nước, sao gợn ánh trăng, nhìn một chiếc lá rơi, quan sát hơi thở trong tích tắc, v v… có thể chứng, nhưng mà riêng vị Chánh đẳng giác thì không.
Cái hành trình của các Ngài là kèn trống ầm ĩ, nghi trượng gọi là trang nghiêm lắm. Là sao? Các Ngài phải trải qua bao nhiêu thứ. Có nghĩa là các Ngài phải đắc chứng toàn bộ các tầng thiền định xong rồi các Ngài lấy đó làm nền tảng để mà quán chiếu danh sắc, quán chiếu 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới thông qua 12 duyên khởi và từ đó là 4 đế. Và đây là lý do vì đâu mà sau khi thành Phật rồi, Thế Tôn và Chư Phật nói chung, đã nhập 2 triệu 400 ngàn lần các cái tầng thiền vào ra, ra vào, vào ra, ra vào, vào ra. Suốt 2 triệu 400 ngàn lần như vậy sau khi thành Phật, thời gian tích tắc là đã xong. Và trước khi niết bàn đã lập lại một lần nữa chuyện ấy. Có nghĩa là xuất nhập vào ra 2 triệu 400 ngàn lần, chín tầng thiền tất cả, vô sơ thiền ra sơ thiền, nhập nhị thiền ra nhị thiền, nhập tam thiền ra tam thiền, nhập tứ thiền ra tứ thiền sắc giới, nhập vào hư không ra khỏi hư không vô biên, nhập vào thức vô biên ra khỏi thức vô biên, nhập vào vô sở hữu xứ ra khỏi vô sở hữu xứ, nhập vào phi tưởng phi phi tưởng ra khỏi phi tưởng phi phi tưởng, nhập vào diệt thọ tưởng định xuất khỏi diệt thọ tưởng định, nhập vào sơ thiền ra khỏi sơ thiền, nhập vào nhị thiền ra khỏi nhị thiền, nhập vào tam thiền ra tam thiền,... cứ như vậy mà đến 2 triệu 400 ngàn lần sau khi thành Phật và trước khi niết bàn.
Cho nên đây cũng là một trong những cái lý do mà cái bữa ăn của Bà Sujata và cái bữa ăn của ông Cunda có công đức rất lớn. Cái bữa ăn của Bà Sujata là nhờ cái bữa ăn đó mà Bồ tát coi như là thành Phật chứng được hữu dư y niết bàn, chứng được phiền não niết bàn và cũng nhờ bữa ăn đó Ngài đủ sức khỏe để Ngài nhập thiền 2 triệu 400 ngàn lần. Và bữa ăn của Cunda được xem là công đức tương đương vì nhờ bữa ăn đó Ngài cũng đủ sức để nhập được 2 triệu 400 ngàn lần các tầng thiền định, và cũng từ bữa ăn đó Ngài mới có thể viên tịch niết bàn tức là vô dư y niết bàn. Từ đó gọi là tuyệt đối khỏe thân, không còn phải nhọc sức đi hóa độ người này người kia, bị chúng chửi, bị chà đạp, rồi thị phi, rồi dè bỉu, quàng xiên, khổ nhọc. Mệt lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét