Ngày nào mà chưa hiểu được 4 đế thì mọi nổ lực của chúng ta đều là nhân sanh tử. Để chấm dứt được cái nhân sanh tử ấy thì chỉ có một con đường duy nhất, đó là hành trì con đường tam học: giới, định, tuệ.
Giới học giúp cho mình làm thanh tịnh thân nghiệp, khẩu nghiệp. Đồng thời giới luật thanh tịnh giúp cho mình hạn chế dục ái và sân, chỉ hạn chế thôi; hạn chế dục ái và thân qua thân, khẩu.
Còn định làm cho dục ái và sân tạm thời biến mất. Cái kia hạn chế, còn cái này làm cho tạm thời biến mất. Hai cái nó khác nhau.
Giữ giới là hạn chế dục ái và sân. Thí dụ như khi mình giữ giới có nhiều chuyện mình muốn lắm mà mình không có làm nữa. Cái đó tự các vị phải biết chứ hỏng lẽ bắt tôi kể mệt quá, nha. Có những chuyện mình muốn lắm nhưng mà giới cấm nên mình hỏng có làm, cái đó là mình hạn chế dục ái.
Cái thứ hai nữa chính vì mình giữ giới, có nhiều cái mình muốn xóa sổ, xóa dấu nhưng vì giới nên không mình làm. Như vậy thì cái giới nó có tác dụng là đối với cái chuyện hạn chế tội lỗi qua dục ái và sân, nó mới hạn chế thôi.
Qua tới định học thì nó mới tạo ra sự vắng mặt của dục ái và sân. Đó là định học, tới hồi đắc thiền anh phải vắng được hai thứ: đó là dục ái và sân.
Nhưng riêng tuệ học tứ niệm xứ thì đó là con đường chấm dứt tất cả phiền não; không riêng gì dục ái và sân. Chỉ cần tu hành mà trừ được dục ái là đủ rồi. Bởi vì cái đoạn đường còn lại nó giống như nước đã vô máng xối, hết đường đi rồi nó phải chảy xuống lu thôi, nó phải chảy ra sân thôi chứ không đi đâu khác được hết.
Cho nên có những trường hợp chúng ta thấy Đức Phật chỉ nhắc đến có một thứ phiền não thôi, thí dụ như dục ái. Có lúc Ngài nói đến thân kiến, Ngài nói một thứ một thôi, hoặc có nói nữa thì chỉ nói tâm sân thôi. Bởi vì một người không còn tâm sân thì người đó không còn dục ái. Và "không còn" ở đây có 2 bước: một cái tương đối tạm thời và cái kia vĩnh cửu tuyệt đối.
Muốn lìa bỏ được sự tái sanh trong 3 cõi thì chỉ có một con đường duy nhất. Đó là hành trì tam học chớ không có con đường nào khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét