Chuyện người mẹ của ngài Sivali quý vị còn nhớ không? Mang thai 7 năm 7 tháng rồi mà bị kẹt ở trảng môn 7 ngày nữa. Nghĩa là sanh khó, đỉnh của khó chứ không phải khó thường. Rồi gia đình và ông chồng mới vào lạy Phật. Phật mới chú nguyện cho bà Suppavasa được mẹ tròn con vuông. Thì ngay khi Đức Thế Tôn vừa dứt lời thì ở nhà bà coi như thanh thản nhẹ nhàng sanh con mà không hề đau đớn tí ti. Sau đó gia đình hoan hỷ quá mới xin thỉnh thế tôn và chư tăng về để cúng dường. Có cái kẹt là cái ngày mà gia đình ngài Sivali muốn thỉnh thì đã có thí chủ mời rồi, và thí chủ đó lại là đệ tử của ngài Mục Kiền Liên. Cho nên khi gia đình của ông hoàng vào thỉnh Đức Phật thì Đức Phật mới nói là ngày mai đã có người khác thỉnh rồi, người đó là đệ tử của ngài Mục Kiền Liên. Nếu ông muốn thỉnh thì ông nên tới thương lượng với ngài Mục Kiền Liên xem sao. Ngài Mục Kiền Liên nghe vậy thì ngài rất lấy làm hoan hỷ. Ngài nói vậy thì quá tốt, dịp này quá tốt, không có việc gì không nên. "Nhưng mà hãy để cho ta đến thương lượng với người đệ tử của ta xem họ có đồng ý hay không." Thì người đệ tử của ngài Mục Kiền Liên kính thầy, quý thầy lắm, quý Phật, thương Phật lắm. Cho nên chỉ cần sư phụ của họ lên tiếng là họ vâng lời ngay. Nếu kêu họ mà dời nhà trong ba phút là họ dời liền. Họ quý lắm như vậy.
Trong kinh nói một vị thánh nhân cư sĩ thời Đức Phật nếu có phải chết vì Tam Bảo họ vẫn nhăn răng ra cười đủ 3 nụ rồi thì họ mới chết. Thậm chí ở trong Trung Bộ Kinh, kinh Bhaddali, Phật có xác định: một tỳ kheo chứng sơ quả nếu mà Như lai có đề nghị họ nằm xuống để ta dẵm lên họ thì họ vẫn vui.
Thì khi ngài Mục Kiên Liên ngài đề nghị với người đệ tử như vậy, thì người đệ tử nói "Thầy dạy là con làm liền, con không có một chút gọi là khó chịu hết. Nhưng mà con chỉ xin thầy bảo đảm với con 3 chuyện thì con hứa con nhường cho họ ngay". Ngài Mục Kiên Liên trả lời "Cứ nói đi, ta sẽ tùy sức mà ta bảo đảm".
Ông kia nói "Điều thứ nhứt là sư phụ có bảo đảm là con sống đủ tuổi thọ, con có đủ thời gian để con làm phước hay không." Ngài Mục Kiền Liên trong một phần tỉ của giây là ngài thấy ngay. Ngài nói "Ta thấy. Ta biết ngươi trăm tuổi chứ không có đi sớm."
Nhưng đến điều thứ ba, ông kia nói "Xin ngài hứa bảo đảm với con là cái đạo tâm của con không có bị vần đề." Ngài Mục Kiền Liên nói liền: "Không. Cái gì ta cũng hứa, nhưng cái khoảng này ngươi phải tự hứa, tự xét, tự liệu. Ta không có hứa giùm."
Câu trả lời này chỉ có vị thánh mới trả lời như vậy. Chứ còn phàm phu mà có đắc thiền thần thông cũng không có thể trả lời hay như thánh. Có những trường hợp éo le, lắc léo như thế này thì mình mới thấy những khác biệt cực kỳ lớn giữa vị phàm và bậc thánh. Đối với một vị phàm phu đắc thiền, thì vị đó nhìn về tương lai sẽ biết liền là ông này hai chục, ba chục năm nữa có tiếp tục làm phật tử hay không. Phật tử kiểu gì, loại nào, cỡ nào, tầm nào, là thấy ngay chứ là sao không thấy. Thế là phán ngay. Đó là phàm.
Chứ còn ngài Mục Kiền Liên thì không. Ngay trong cái lúc mà ngài vừa nghe ông kia đề nghị cái mục thứ ba thì ngài muốn nhân cái đề nghị này, ngài gởi về trước mắt là cho ổng, và ngài còn gởi về hàng ngàn phật tử mai sau một bài học. Làm ơn ghi giùm tui cái này: Không phải ngài dạy riêng cho ổng, không phải ngài mượn cái dịp này để ngài dạy cho riêng ông ta, mà ngài muốn gởi về cho hàng ngàn thế hệ phật tử mai sau, của lịch sử Phật Giáo 5000 năm, rằng là: "Không ai có thể bảo đảm cái lòng thiện tâm của con bằng chính con." Chưa đắc Tu Đà Huờn thì không nên quá tin cái tâm của mình. Nhớ nhe. Và cần cái cơ hội nào để gởi bài học đó cho hậu thế? Dạ thưa đây là một trong những cơ hội bằng kim cương. Chứ bây giờ có dịp nào mà gởi bài học đó cho cái đám hậu lai, hậu tấn, hậu học đây? Đây là cái dịp bằng vàng, bằng kim cương. Và chỉ có cái tốc trí mà nhanh hơn ba ngàn lần ánh sáng của một bậc đại thánh như tôn giả Mục Kiền Liên mới có thể kịp thời nghĩ ra câu trả lời lạ lùng như vậy.
Trích bài giảng ngày 26/05/2019 - KTC.6.59 Người Bán Củi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét