Kham Nhẫn
Có một câu chuyện thiền học của Nhật Bản. Ngày xưa có một vị tăng sống trong một ngôi làng quê. Một hôm kia trong lúc đi khất thực ngoài làng thì có một tin xấu, đồn đại không tốt về vị này. Họ đồn rằng vị tăng này có qua lại mờ ám với một thiếu nữ trong làng, để cho cô này có mang. Khi nghe được tin này vị tăng trước sau vẫn giữ một thái độ bình tĩnh, bình thản, không có một phản ứng nào hết. Sau đó vài tháng thì người ta, tức là gồm dân làng, gia đình của cô gái và cả cô gái đó nữa, đem một đứa bé mới sanh còn đỏ hỏn đến đặt trước thảo am của vị tăng này. Họ la lối bằng những lời nhiếc mắng rất nặng nề, khỏi nói chắc quý vị cũng tưởng tượng ra được rồi. Họ xài đủ thứ từ ngữ để mà họ chửi bới, nguyền rủa vị tăng này, tu hành thế này thế khác. Xong xuôi rồi họ nói rằng: "Con ông đem trả cho ông rồi ông làm sao ông làm. Con gái tôi nó còn có danh giá, còn có thân có phận của nó nữa, còn phải đi lấy chồng. Bây giờ ông nuôi đứa bé này đi." Thì vị tăng cũng im lặng nghe và chỉ trả lời: "Thế à?" Rồi mỗi ngày vị tăng đi bát như vậy thì bên cạnh chuyện người ta cho đồ ăn thức uống, vị đó thỉnh thoảng cũng xuống làng xin sữa để nuôi đứa bé. Được một thời gian như vậy. Nói về cô gái kia sau một thời gian cô nhìn thấy hình ảnh lặng lẽ của vị tăng thì cô cảm thấy cô bị sốc, cô mới hối hận. Cô thưa thiệt với gia đình, với làng nước rằng là thực ra vị tăng không phải là cha đứa bé mà cha đứa bé là anh bán cá ngoài chợ. Trong một lần vui đùa cô đã thất thân với anh ấy và có con chứ vị tăng không ảnh hưởng gì hết. Cả làng cả nhà nghe như vậy thì họ tá hỏa. Họ kéo nhau đến quỳ trước thảo am rồi xin lỗi và xin đứa bé về nuôi để vị này trọn vẹn thời gian tu học. Vị này lúc bấy giờ cũng trả lời bằng một câu thôi: "Thế à?"
Chúng ta có xem ở cổ học Trung Hoa cũng có thấy một câu chuyện tương tự. Có một ông, nếu tôi nhớ không lầm là ông Dương Sĩ Liên, là một bậc hiền giả Trung Quốc. Một lần đó ông đang đi trên đường thì có một người đi đến nói ông là ông ăn cắp đôi giày của ông ta. "Đôi giày ông đang mang là đôi giày của tôi." Thì ông Dương Sĩ Liên ổng nghe như vậy thì ông nói rằng là: "Vậy sao? Nếu là giày của ông thì ông lấy đi." Rồi ông tháo đôi giày ra ông đưa. Một hai hôm sau thì ông kia ông trở lại nói: "Xin lỗi ông tôi nhìn lộn. Cái đôi giày của tôi tôi đã tìm được rồi. Đôi này đúng là đôi giày của ông." Thì ông Dương Sĩ Liên ông cười và chỉ nói: "Ồ, vậy sao?" Rồi ông xỏ giày mang vô lại.
389. Chớ có đập Phạm chí!
Phạm chí chớ đập lại!
Xấu thay đập Phạm chí
Ðập trả lại xấu hơn!
390. Ðối với Bà-la-môn, đây không lợi ích nhỏ.
Khi ý không ái luyến,
Tâm hại được chận đứng,
Chỉ khi ấy khổ diệt.389. Na brāhmaṇassa pahareyya,
nāssa muñcetha brāhmaṇo;
Dhī brāhmaṇassa hantāraṃ,
tato dhī yassa muñcati.
390. Na brāhmaṇassetadakiñci seyyo,
yadā nisedho manaso piyehi;
Yato yato hiṃsamano nivattati,
tato tato sammatimeva dukkhaṃ.
Thì một bên là câu chuyện Nhật, một bên là câu chuyên Tàu. Nhưng sở dĩ chúng tôi đưa vào trong buổi giảng cho hai bài kệ Pháp Cú số 389 và 390 này với cái ý là: Dù ở không gian thời gian nào, những tâm hồn lớn luôn luôn có một nét đặc trưng giống nhau, đó chính là sự bao dung và sự độ lượng.
Chúng ta còn nhớ bên Phật giáo Bắc tông có một câu định nghĩa về cái nét mặt Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mặt lúc nào cũng cười, bụng lúc nào cũng to thì người ta mới nói là:
(Cái bụng của ngài lúc nào cũng bự là để dành chứa những chuyện đời mà khó ai chứa được. Mặt cười là để dành cười những chuyện đáng cười trên cuộc đời này.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét