Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

Hột lựu



Quý vị biết trái lựu không? Nó có nhiều hột đúng không? Thì theo mô tả trong Phật pháp của A Tỳ Đàm thì mỗi vũ trụ nó giống y chang như trái lựu. Nghĩa là mỗi trái lựu nó gồm nhiều hột, mỗi một vũ trụ nó gồm nhiều cõi trong đó. Cõi cho người lành, cõi cho người ác. Cõi lành cấp thấp tới cõi lành cấp cao. Cõi ác cũng có nhiều: ác vừa vừa, ác sương sương, ác dữ dội ... thì tất cả nó làm nên nguyên một trái lựu.

Có vô số trái lựu như vậy. Hôm nay với bước tiến thần tốc của khoa học hiện đại thì trong trái lựu đó chúng ta chỉ quẩn quanh cái hột của mình thôi. Mình chỉ là một hột trong nhiều cái hột và những cái hột chung quanh nó cách mình tới mấy ngàn năm ánh sáng. Và khoa học hôm nay cũng cho ta biết họ phát hiện ra những vì sao mà muốn bay giáp vòng nó chúng ta phải mất thời gian là 900 năm với vận tốc là 1000 cây số giờ. Có những ngôi sao nó lớn như vậy. Có những ngôi sao lùn có chút xíu thôi, và có những ngôi sao bây giờ nó đang bị tắt, nó teo lại mà cái lõi của nó là một viên kiêm cương có đường kính hơn 1000km.

Tôi kể cho bà con nghe để bà con thấy bao nhiêu chuyện kỳ quái đó nó chỉ diễn ra quẩn quanh trong một trái lựu thôi. Trong A Tỳ Đàm, mỗi trái lựu gồm 31 cõi. Thực ra là 27 cõi thôi. Trong 27 cõi này mỗi cõi là một cái hột, hột này qua hột kia mất mấy nghìn năm ánh sáng. Có vô số cái hột như vậy, vô số trái lựu như vậy. Trong kinh nói, cứ mỗi trái lựu như vậy trong đó có một mặt trời, mà cứ 1000 trái lựu như vậy gọi là một tiểu thiên thế giới. 2000 tiểu thiên là một trung thiên. 3000 trung thiên là một đại thiên. Cho nên mình mới nghe cái chữ tam thiên, đại thiên thế giới (tam thiên là 3000).

Một trái lựu gồm có mặt trăng, mặt trời, nó gồm có 9 hành tinh trong đó (Thái Dương Hệ). Mỗi một vị Phật có zone (khu vực) là một ngàn tỷ tam thiên, đại thiên. Bắc tông họ nói Phật Thích Ca là sa bà giáo chủ là không phải. Sa bà là cõi này nè. Ngài là "sếp sòng" trong một khu vực Tam Thiên, Đại Thiên. "Sếp sòng" là sao? Tức là địa bàn mà ngài hoằng pháp lớn như vậy.

Ở đây bà con thắc mắc là tại sao Ngài không đi xa hơn? Nghe kỹ: khi điểm tương đồng càng lớn thì chúng ta càng gần nhau. Giống nhau quá xá chúng ta làm vợ chồng, làm cha mẹ, con cái, anh em. Giống nhau ít hơn làm bà con, ít hơn chút nữa làm láng giềng, bè bạn. Ít hơn một chút nữa là cùng xã, huyện, quận, tĩnh, vùng miền, khu vực, quốc gia, châu lục, Nam bán cầu, Bắc bán cầu. Cái giống càng ít là mình càng xa nhau xa nhau. Thế là trong mỗi trái lựu, thì điểm tương đồng trong đó nó đậm hơn là trong một nhóm mười trái lựu. Như vậy chúng sanh ở trong mỗi trái lựu có điểm tương đồng nhiều hơn là chúng sanh trong 1000 trái lựu (Tiểu thiên), đúng không? Và cứu như vậy nó loãng dần đi, nó qua tới một Trung thiên, chúng sanh ở đó có điểm giống như loãng dần ra cho đến trong một zone (khu vực) một ngàn tỷ Tam thiên. Đây là lý do tại sao mỗi một Buddha zone chỉ có bao nhiêu đó. Bởi vì nên nhớ trí tuệ của Đức Phật không có giới hạn, ngài biết rõ thế này: địa bàn hoằng pháp, duyên chúng sanh cộng nghiệp với ngài trong suốt thời gian mà Ngài tu tập qua mấy chục A Tăng Kỳ thì chỉ những đứa trong đây mới cộng nghiệp với Ngài thôi! Khi ra ngoài cái zone này những đứa xa hơn Ngài dư sức thuyết pháp nhưng họ không có cộng nghiệp nên Ngài nói họ không nghe.

Như vậy thì trước khi nói đến Buddhist cosmology thì chuyện đầu tiên tôi phải mô tả cho bà con thấy khái niệm: một lũ quân Nguyên trong một trái lựu, và trong trái lựu ấy, điểm đồng càng nhiều thì chúng ta càng gần nhau. Và cũng có một trường hợp đặc biệt là do một trục trặc trong tiền nghiệp, ngay hiện tại về khoảng cách địa dư, địa lý chúng ta xa nhau nhưng ngoài khoảng cách địa dư địa lý ấy chúng ta có vô số điểm đồng, thế là chỉ cần một cơ hội hữu duyên thiên lý là năng tương ngộ. Như vậy gom chung lại là tất cả chúng sanh trong một trái lựu gồm 27 hạt (cõi) nó chia thành 4 nhóm người:

  1. Nhóm 1 là chúng sanh bất thiện (ác)
  2. Nhóm 2 là chúng sanh dục thiện (lành)
  3. Nhóm 3 là chúng sanh hiền thiện (sắc, vô sắc) (lành)
  4. Nhóm 4 là thánh nhân (không thiện không ác)

Thế giới này là thế giới của nhân và quả, được gọi là thiện hay là ác thì cũng vẫn nói đến 2 chuyện nhân và quả.

Bất thiện là hạng trốn khổ tìm vui, sẵn sàng hại người khác, chỉ biết hưởng thụ mà không biết làm thiện.

Dục thiện cũng trốn khổ tìm vui, cũng muốn ăn ngon mặc đẹp chăn êm lụa ấm, ... thích hưởng thụ nhưng biết làm thiện.

Hiền thiện cũng là thiện nhưng không còn thích dục nữa, ăn rồi xếp bằng hành thiền lim dim suốt. Gồm thiền sắc (tức là họ ngồi chăm chú vào đề mục như Đất, Nước, Lửa, Gió, Xanh, vàng, Đỏ, Trắng, hư không, ánh sáng, đề mục tử thi, đề mục xương cốt, đề mục hơi thở, ... Nói chung những đề mục đó toàn là vật chất không, khi đắc thiền thì nó gọi là thiền sắc) và thiền vô sắc (là thiền dành cho những người đã đắc thiền sắc rồi và họ thấy chán, họ thấy còn dây dưa liên hệ với vật chất nó không có đã, chưa có tới).

Sẵn đây tôi nói luôn: Đời sống của chúng ta là một hành trình vượt biên. Những người trong đời này cứ vùi đầu trong tham sân si, sát sanh, trộm cướp mà không biết chui ra, không biết vượt biên, thì coi như đời đời nó cứ nằm trong vũng lầy của sanh tử.

Nhưng hạng thứ 2 nó biết vượt biên là hạng biết sợ, biết chán cái bất thiện. Nó vẫn hưởng dục như hạng 1 nhưng lên một cảnh giới cao hơn là hưởng thì cũng hưởng nhưng tu thì cũng tu.

Làm thiện thì có làm nhưng còn hưởng dục thì không khá. Bởi vì còn hưởng dục thì bao nhiêu cái thiện mình làm cũng chỉ để quay trở lại hưởng dục. Đứa thích hưởng dục mà không tu trở lại làm dòi, làm bọ. Đứa hưởng dục mà có tu quay trở lại làm người, làm thiên, được quần là áo lụa. Tôi nói không biết bao nhiêu lần: Cứ cắm đầu ăn mặn không biết tu hành học hỏi giáo lý thì đời sau sanh ra làm loài ăn thịt. Còn cắm đầu ăn chay không học giáo lý, không tu tập thiền định, kiếp sau sanh ra làm loài ăn cỏ. Chỉ thích mặc đẹp mà không tu hành bố thí giữ giới, đời sau sanh ra làm loài sặc sỡ diêm dúa lòe loẹt: bướm, kỳ đà,... Làm loại hạ cấp nhưng sặc sỡ, lòe loẹt, diêm dúa. Thích ăn ngon mà không có công đức thì đời sau sanh ra làm loài ăn tạp.

Thì ở đây cũng vậy, hạng chúng sanh thứ nhất là trốn khổ tìm vui, tham sống sợ chết nhưng không thiết tu hành gì hết cho nên gọi là chúng sanh bất thiện. Cái hạng thứ hai gọi là dục thiện có nghĩa là vẫn trốn khổ tìm vui, tham sống sợ chết, thích vật chất hưởng thụ này nọ nhưng có làm các công đức, mà làm công đức để chi? Để quay lại hưởng tiếp.

Trích bài giảng Căn Bản Giáo Lý A Tỳ Đàm
Kalama xin tri ân bạn mslenhung ghi chép


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét