Đức Thế Tôn có vô lượng phương tiện để mà Ngài diễn bày chánh pháp. Thí dụ như khi nói đến con đường giải thoát thì có lúc Ngài chỉ nói đến một chữ thôi; đó là "không dễ ngươi" (appamada). Xong.
KTC 6. (66) A-La-HánDo không đoạn tận sáu pháp, này Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả A-la-hán. Thế nào là sáu?2. Hôn trầm, thụy miên, trạo cử, hối quá, bất tín, phóng dật. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận sáu pháp này, không có thể chứng được quả A-la-hán.AN 6. 2. Arahattasuttaṃ 66.Cha, bhikkhave, dhamme appahāya abhabbo arahattaṃ sacchikātuṃ. Katame cha? Thinaṃ, middhaṃ, uddhaccaṃ, kukkuccaṃ, assaddhiyaṃ, pamādaṃ – ime kho, bhikkhave, cha dhamme appahāya abhabbo arahattaṃ sacchikātuṃ.
Cái không dễ ngươi đây phải hội đủ ba nghĩa, một là không coi thường điều ác nhỏ rồi làm, thứ hai là không coi thường điều lành nhỏ rồi không làm, thứ ba là không coi thường chuyện tái sinh. Chuyện tái sinh dễ sợ lắm. Người hành thiền, người tu Tứ niệm xứ mà nhớ được ba cái ý nghĩa của cái chữ không dễ ngươi này là họ tu đã luôn.
Mà nó đau một chỗ là đi chùa mấy chục năm nghe cái gì mình không biết mà mấy cái này không được nghe. Cái chỗ định nghĩa về 4 đế không được nghe. Cứ nghe phớt phớt thôi. Rồi định nghĩa về cái chữ không dễ duôi, không dễ ngươi cũng không được nghe. Chỉ cần các vị nhớ dùm tôi cái chuyện này: Không dễ ngươi có nghĩa là:
- không chê điều ác nhỏ rồi làm,
- không chê điều lành nhỏ rồi không làm,
- không coi thường chuyện sanh tử, luân hồi.
Không chê điều ác nhỏ mà làm thì quí vị hiểu rồi. Không có điều ác nào mà nhỏ hết. Tại mình tưởng tượng thôi chớ không có cái ác nào nhỏ hết. Thí dụ đập con ruồi, đập con muỗi, mình thấy nó nhỏ, nhưng mà các vị tưởng tượng con voi nó nhìn mình bao lớn? Rồi các vị tưởng tượng một cái đoạn núi nó bị sạt lở. Mấy trăm tấn, mấy ngàn tấn so với cái ký lô của mình là có mấy chục ký. Trong khi cái chuyện sạt núi, lở núi nó là hiện tượng thiên nhiên hoành tráng, qui mô mấy ngàn, mấy trăm tấn, còn chúng ta có mấy chục ký. Như vậy thì khi tôi có thể nói cái chết của các vị là không đáng kể, các vị có chịu không? Tôi nghe nói bị sạt lở ở đâu bị chết người, tôi nói "Ôi, một bên là mấy ngàn tấn đá đất, còn một bên có cái mạng mấy chục ký làm cái gì dữ vậy?". Các vị có chịu nổi không? Các vị nghĩ các vị có chịu nổi không? Hoặc là bây giờ có người nào nó đè quí vị ra nó chặt một lóng tay thì tôi hỏi các vị chuyện đó chuyện lớn hay chuyện nhỏ? Mấy chục ký lô mà mất có lóng tay làm gì dữ vậy? Đâu có bao nhiêu. Tôi móc con mắt ra vứt đi, một con mắt vậy đâu có gì đâu? Quí vị là cái gì trong trời đất này? Móc con mắt vứt, tôi thấy chuyện đó bình thường, có gì đâu đáng kể, và nếu mà tôi nói như vậy các vị có chịu nổi không? Tôi nói "Ôi, con mắt của các vị đâu có đáng kể gì đâu?". Điều đó cho thấy rằng điều ác hay điều thiện cái qui mô nó khó nói lắm. Mình đừng có nói cái đó nó nhỏ hay lớn. Vấn đề là cái tâm của anh đó khi thực hiện việc ác, việc lành nó ra sao, chớ anh đừng có nói với tôi là việc nào lớn. Vì không có việc gì lớn, không có việc gì nhỏ. Chỉ có tâm của anh nó như thế nào, cái đó mới quan trọng. Nhớ cái chỗ đó.
Cho nên cái không dễ ngươi là vậy đó. Thấy cái chuyện gì cũng đáng để mình lưu tâm hết. Nhớ cái đó, quan trọng lắm. Các vị đừng có nói với tôi là một muỗng cơm mà để bát không có nghĩa lý, sai bét. Ai nói một muỗng cơm không quan trọng? Có ai đi Miến Điện chưa? Người Miến Điện họ cúng cái gì, họ để bát cái gì? Nó nghèo le lưỡi nó cúng cái gì? Nó cúng có muỗng cơm hà, có muỗng cơm thôi. Mà 100 cái muỗng vậy đó là nó thành được cái bát rồi. Mà hễ đầy rồi là mấy ổng đổ ra cái đồ đựng là mấy ổng đi bát tiếp, mà thêm 100 muỗng nữa là được một bát nữa. Một ông đi đem về hai bát cơm, thì các vị tưởng tượng đi 200 ông sư đem về 400 bát cơm ăn được 500 người. Các vị thấy chưa, thấy lớn chuyện chưa? Chỉ có một muỗng cơm thôi mà 500 người trong thiền viện ăn le lưỡi, ăn cái bụng lặt lè không hết, các vị nghĩ cái muỗng cơm nó nhỏ hay lớn?
Cho nên đừng có nói cái chuyện mà tôi kêu gọi bà con, mai mốt về Miến Điện nghèo quá cứ mỗi ngày móc ra mấy chục ngàn Việt Nam, hoặc nói theo tiền Mỹ móc ra chừng đồng bạc thôi nha, chị em, anh em, cư sĩ, hành giả cứ mỗi người móc ra đồng bạc liệng ra đó nấu cho nồi cơm. Đó! Rồi mấy chư tăng, hành giả đi ngang mình làm cho mỗi vị một muỗng thôi, thì mình tưởng tượng ra mỗi ông một muỗng, mà mấy ổng đi hai bát là coi như là 200 ông là nuôi được 500 người, vì một bát cơm như vậy ăn hơn hai người. Một bát vậy ăn hơn hai người, 400 bát cơm là ăn được 500 người cái chuyện đó là chuyện đương nhiên dễ hiểu thôi. Các vị có ngờ được bữa ăn của 500 người ấy nếu qui ra tiền Mỹ, tiền Euro, tiền Úc nó lớn đến bao nhiêu. Nhưng mà các vị đâu có biết những cái đó ở Châu Á phật tử Miến Điện nghèo xơ xác họ vẫn làm được.
Cho nên cái chữ không dễ ngươi là gì? Là không thấy cái gì là nhỏ hết. Một việc thiện mà được làm bằng cái tấm lòng, một cái tâm lớn thì là đại nghiệp, là trọng nghiệp. Một cái việc mà mình thấy nó nhỏ nhỏ nhưng mà mình làm với cái tâm cùng hung cực ác thì cái quả vẫn là trọng nghiệp, là đại nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét