Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Quán Vô Thường *******

 


Quán Vô Thường

Vô thường tưởng là gì? Là thường xuyên sống ở trong nhận thức về cái tánh vô thường của 5 uẩn, của danh sắc nói chung, của thân tâm đó.

Kinh Tăng Chi Bộ VI 6. 112. Thỏa Mãn
Ðể đoạn tận thỏa mãn kiến, tưởng vô thường cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tùy ngã kiến, tưởng vô ngã cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tà kiến, chánh kiến cần phải tu tập.Anguttara Nikàya VI 6. 112. Assādasuttaṃ
Assādadiṭṭhiyā pahānāya aniccasaññā bhāvetabbā, attānudiṭṭhiyā pahānāya anattasaññā bhāvetabbā, micchādiṭṭhiyā pahānāya sammādiṭṭhi bhāvetabbā.’’Anguttara Nikàya VI 6. 112. Gratification
You should develop the perception of impermanence to give up the view that things are gratifying; the perception of not-self to give up the view of self; and right view to give up wrong view.

1. Quán vô thường trên sắc uẩn.

Hành giả thấy rằng là cái tấm thân này, cái cấu tạo của nó đơn giản chỉ gồm trong 4 đại thôi: đất, nước, lửa, gió. Và 4 đại đó được nuôi dưỡng, được hỗ trợ, được trợ sinh, được trợ lực bằng các cái điều kiện vật chất kể cả tinh thần, kể cả tiền nghiệp quá khứ. Tổng cộng là 4 cái điều kiện, đó là tiền nghiệp, tâm lý hiện tại, rồi các cái nguồn dưỡng tố và sau cùng là điều kiện thiên nhiên. Đây là 4 cái điều kiện mà để nuôi dưỡng, trợ lực, sản sinh ra 4 đại trong cái thân xác của chúng sinh. Và chỉ cần có một cái trục trặc nhỏ trong đó, ở trong các cái điều kiện mà tôi vừa kể ra đó, đó là tiền nghiệp thì nó có sẵn rồi, nhưng mà điều kiện về thời tiết, khí hậu hay là những trục trặc về cái chuyện ăn uống, thuốc men hay là đời sống tâm lý có vấn đề, thì 4 đại mình lập tức nó xáo trộn, và tùy cái mức độ xáo trộn mà chúng ta bị ảnh hưởng bao nhiêu trong đó.

Thí dụ như tất cả các bịnh hoạn nó đều là sự xáo trộn của 4 đại hết, dầu đó là ưng thư hay là bao tử, sơ gan hay là sạn thận, ruột dư, tất cả nếu mà nói cho rốt ráo thì đó là sự xáo trộn trong 4 đại. Và tùy thuộc vào mức độ xáo trộn ấy mà sức khỏe của ta nó bị ảnh hưởng tới mức độ nào đối với tánh mạng và đặc biệt là tâm lý của mình.

Hành giả thường xuyên quán chiếu rằng cái tấm thân sinh lý này, xa hơn nữa là toàn bộ cái gì gọi là vật chất, nó chỉ là 4 đại, và chỉ cần một vài cái điều kiện tác động thì có thể khiến cho cái gọi là vật chất ấy nó bị biến tướng hoặc là biến mất. Biến tướng, biến dạng rồi thì là biến mất.

Nhớ cái đó. Luôn luôn hành giả thấy lúc này đang nực, lát nó lạnh, lát thì nó mát, lúc thì nó dễ chịu, lúc thì khó chịu, lúc thì đói, khát, nóng, lạnh, v.v... Thì đó là những xáo trộn thân xác của mình.

Chưa hết, đó là những cái tế. Còn những cái thô, thí dụ như hành giả thấy lúc thì mình muốn ngồi, lúc thì cơ thể nó đòi đi, có lúc nó đòi nằm, lúc nó đòi đứng, đi mỏi nó đòi đứng, đứng mỏi nó đòi ngồi, nó đòi nằm, thí dụ như vậy.

Thì đó là vô thường của sắc pháp có nghĩa là nó không ngồi yên một chỗ, nó cứ luôn luôn bị các điều kiện, các nhân duyên thúc đẩy, trôi nổi từ cái tình trạng này sang cái tình trạng khác. Đó gọi là quán vô thường trên sắc pháp.

2. Quán vô thường tưởng trên thọ uẩn.

Hành giả thấy rằng mình lúc thì vui, lúc thì buồn, lúc thì thân xác khó chịu, lúc thì tâm lý nó khó chịu, lúc thì âu lo sợ hãi, lúc thì cái tấm thân nó bị tê buốt, nhức mỏi, thì cái cảm giác đó nó gọi là thọ uẩn. Những cảm giác của thân và tâm nói chung là thọ uẩn.

Thì mình thấy rằng đời sống của mình từ cái phút giây này sang phút giây khác chớ không cần phải xa hơn, lâu hơn, chỉ cần mình thấy trong phút giây này sang phút giây khác, là thân và tâm của mình nó phải trải qua biết bao nhiêu là những biến động về cảm xúc, lúc thì dễ chịu, lúc thì khó chịu. Khổ nỗi là mình thất niệm, mình không có chánh niệm, mình không có sống tỉnh thức cho nên mình không có nhận ra cái đó.

Khi mà mình khó chịu thì cái phản ứng đương nhiên và thường xuyên của mình đó là tức tốc, hối hả, vội vã tìm ngay một cái giải pháp nào nhanh nhứt như có thể. Thí dụ như nực quá thì cầm cái quạt lên quạt tay hay bậc cái máy lạnh lên hoặc chạy vào cái chỗ bóng râm v.v. và v.v.… Nói chung là mình sống thất niệm mình không biết được rằng cái đời sống của mình nó là sự đắp đổi liên tục và thường trục của các cảm giác của thân và tâm.

Khi mà hành giả sống trong chánh niệm thường trực như vậy đó thì một ngày, hai ngày nó chưa có thấm đâu. Nếu là bậc đại căn, đại duyên họ chỉ cần nghe một câu "Các cảm giác là vô thường, đời sống là cái hành trình đắp đổi của các cảm giác", họ nghe vậy họ đắc chứng thánh. Còn trường hợp như lơ mơ, lơ mơ thì ít ra 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, sống chìm sâu ở trong chánh niệm, thì sẽ có một ngày mình có những thấm thía rất là kỳ cục, rất là mầu nhiệm.

Thấm thía sao? Thấm thía lúc bấy giờ mình không thấy mình là thằng Tèo, thằng Tý như thuở nào nữa, mà mình chỉ là một, lúc đầu mình chỉ là một chiếc lá trên cái dòng chảy của các cảm xúc, của các tâm trạng, rồi dần dần mình hiểu ra mình là một giọt nước trong cái dòng chảy ấy. Đấy, mình chỉ một giọt nước trong cái dòng chảy ấy. Và sau cùng, mình chính là sự vô thường và sự vô thường chính là cái mà mình gọi là tôi, là ta xưa giờ. Đến lúc mà, giống như trong kiếm hiệp nói "kiếm tức là người, người tức là kiếm, tâm với kiếm thành một, người với kiếm là hợp nhất", thì lúc đó là đạt đến cái mức độ ảo diệu kiếm pháp.

Ở đây trong tuệ quán cũng vậy. Trong một ngày mình thấy rằng cái sự vô thường của các cảm thọ nó chính là bản thân mình, và bản thân mình chính là sự vô thường của các cảm thọ, của 4 đại, sự vô thường của các tâm trạng chính là mình, mình chính là cái dòng chảy ấy, chớ không phải là dòng chảy ấy là riêng, mình là riêng. Quán vô thường là quán như vậy, thấy mình chính là một phần ở trong cái dòng chảy ấy. Đó là quán vô thường trong thọ uẩn.

3. Quán vô thường trong tưởng uẩn.

Tất cả những khái niệm, những ý tưởng, những kiến thức, những kinh nghiệm của chúng ta trong đời sống đều là tưởng uẩn hết. Và nếu định nghĩa như vậy thì mình thấy rằng lúc nào mình cũng sống ở trong tưởng uẩn. Lúc nào mình cũng sống trong những cái hồi ức, kinh nghiệm, kiến thức, ý niệm, những concepts, những ideas, những knowledge, những experiences,... luôn luôn và luôn luôn. Concept, knowledge, rồi idea, rồi thì experience luôn luôn là như vậy. Luôn luôn là kinh nghiệm, kiến thức, hồi ức, ý niệm.

Nó vô thường là vô thường làm sao? Cũng cái hoa đó mà có lúc mình nhìn nó từ một góc độ khác, cũng cái mùi đó mà có lúc mình nhìn nó từ cái góc độ khác, cũng cái vấn đề đó, cũng sự kiện đó, cũng nhân vật ấy, cũng sự kiện ấy, cũng món đồ ấy, cũng phong cảnh ấy, cũng thời tiết, thức ăn, cây cảnh ấy, nhưng mà ở mỗi lúc, chúng ta tùy thuộc vào vô lượng cái điều kiện, vô lượng nhân duyên, chúng ta có một cảm nhận khác nhau trên cùng một sự vật, trên cùng một sự kiện, trên cùng một người hoặc một vật. Đó là cái vô thường của tưởng uẩn.

Và chưa kể trường hợp thứ hai, đó là hồi nãy mình tập trung cái ý thức của mình, tập trung cái kiến thức của mình để mà mình theo đuổi một sự kiện, vấn đề gì đó, bây giờ mình đổi qua một đối tượng khác, thì cái sự vô thường ở trong cái thái độ, nhận thức đối diện trần cảnh, đó là cái vô thường của tưởng uẩn. Và bản thân cái sự dời đổi đối tượng, thứ nhứt là cái thái độ, thứ hai là tập trung, cái sự dời đổi thái độ, dời đổi cái đối tượng của tưởng uẩn lúc vầy lúc khác. Tức là sự dời đổi ấy là một sự vô thường và bản thân cái ý niệm của mình trên từng sự vật nó cũng vô thường.

Hồi nãy sao tôi thấy trời mát mát, gió hiu hiu, tôi thấy hoa nó đẹp. Nhưng mà lát sau nắng nó lên, tôi nực, tự nhiên tôi thấy cái hoa đó rất là phiền vì trồng bông, trồng hoa mệt mỏi quá, mình mẩy mồ hôi, mồ kê, nóng nực, rồi gai góc, trầy xước. Sao tôi thấy cái hoa đó nó là cái gì đó rất là phiền, nhưng mà mới hồi nãy gió mát mát tôi lại thấy hoa nó hay, nó thơm thơm thoang thoảng nó rất là hay. Rồi chưa kể một lát sau tôi lại dời đổi cái ý niệm ý tưởng của tôi sang một cái khác, lúc bấy giờ tôi đặt vấn đề với một món đồ khác, một đối tượng trần cảnh khác, đó là cái vô thường của tưởng uẩn.

4. Quán vô thường trên hành uẩn.

Hành uẩn ở đây là cái tánh thiện ác của tâm mình. Thọ bản thân nó không phải là thiện ác. Thọ là cảm giác, không phải là thiện ác. Tưởng, bản thân nó không phải là thiện ác. Nhưng mà cái ông thứ tư này mới ghê, ông hành uẩn. Tức là khía cạnh thiện ác. Là sao? Tức là mỗi giây phút trôi qua, 6 căn của chúng ta liên tục và thường trực đối diện với 6 trần, và cái thái độ thiện ác trong mỗi giây phút ấy nó chính là hành uẩn. Hành uẩn chính là khía cạnh thiện ác của tâm.

Tưởng uẩn nó chỉ là cái khía cạnh ý niệm, kinh nghiệm, kiến thức và hồi ức thôi. Thọ uẩn nó chỉ là khía cạnh cảm giác, cảm xúc của thân tâm. Nhưng mà riêng cái ông hành uẩn này, tức là có lúc thì mình nhìn cái hình ảnh đó mình khỏi lên tâm lành nhưng có lúc mình nhìn cái hình ảnh đó mình khởi lên tâm bất thiện. Cái đó có.

Có lúc mình nhìn cái sân chùa mình muốn quét. Mình nhìn thấy cái lá rụng đầy tự nhiên mình khởi lên cái tâm lành, mình muốn đi quét tước, dọn dẹp cho nó ngăn nắp, chỉnh chu. Đó là cũng cái sân đó, nhưng mà có một lúc mình nhìn cái sân nó dơ mình bực mình. Hoặc là nó còn xa hơn cái đó nữa, khi mình nhìn cái sân dơ, mình nghĩ tới người. Lúc đầu thay vì mình chỉ bực mình cái sân, mình thấy nó dơ mình thấy khó chịu, nhưng mà có lúc mình đi xa hơn, mình nghĩ tới người. Mình nghĩ đến tại sao chùa đông người vậy mà sao không ai dọn vậy trời? Rồi còn tệ hơn đó nữa bắt đầu là mình nhắm tới những cá nhân là bà Ba, bà Tư, ông Tám, ông Bảy gì đó, "... cái trách nhiệm của họ là dọn cái chùa, họ ở chùa mà tại sao để sanh dơ như thế này? Bởi thiệt, trong chùa sống ăn cơm chùa mà việc chùa mà làm hỏng nổi? Làm biếng!" Thí dụ như vậy. Có nghĩa là từ cái chuyện cái sân chùa nó dơ đó, mà mình thấy nó có lúc thiện lúc ác. Có lúc mình nhìn cái sân dơ, mình nhìn bằng cái tâm lành, nhìn mình mình muốn quét thôi, hết. Tới đó mình hỏng muốn đi xa nữa. Còn có lúc mình nhìn sân chùa mà nó dơ đó, lá với rác, mình bực. Mình bực cái kẻ nào có trách nhiệm mà không chịu quét. Cái kẻ nào mà thiếu ý thức mà đi xả rác ở sân chùa v.v. và v v.... Thì nghĩa là mình thấy, tâm mình lúc thiện lúc ác, đó chính là cái vô thường của hành uẩn.

5. Quán vô thường của thức uẩn.

Thức uẩn là cái biết của 6 căn. Có lúc thì con mắt nó làm việc, có lúc thì lỗ tai nó làm việc, có lúc thì lỗ mũi nó làm việc, v.v. và v.v... Đại khái là 6 căn nó luân phiên nó thay đổi nhau làm việc, đó chính là sự vô thường của thức uẩn. Đó là nói gọn. Còn nói về chi tiết, cái thức uẩn nó gồm 6 thức. Nhãn thức không phải trên trời nó rớt một cái đùng xuống, nhãn thức là cái biết của con mắt, nó dựa trên ít nhứt là những điều kiện sau đây: Thứ nhứt nó phải có cái để nó nhìn, phải có cái để nhìn thì cái tâm nhãn thức mới có mặt. Thứ hai là mình không phải bị đui mù mà mình phải có thần kinh thị giác, tức là cái nhãn căn. Phải có thần kinh thị giác chớ một người mà không có thị giác, người bị khiếm thị thì làm sao họ thấy đây, dầu trước mặt họ bao nhiêu cái họ đâu có thấy được. Cho nên muốn có được thần khinh thị giác tức là nhãn căn, chuyện đầu tiên là anh phải có thần kinh thị giác trước. Thứ hai là anh phải có sự chú ý. Thứ ba là có cái để nhìn. Thứ tư là điều kiện ánh sáng cho phép. Nhãn căn, rồi sắc trần, sự chú ý, điều kiện ánh sáng, đó là tối thiểu là 4 cái, tối thiểu, nó mới hình thành nên cái gọi là nhãn thức, là cái biết của con mắt, gớm chưa? Và chỉ cần một trong 4 cái điều kiện này nó bị thiếu, cái thấy đó nó không được hoàn tất.

Để hoàn tất được cái mà gọi là thấy đó, nó phải hội đủ tối thiểu 4 điều kiện là:

  1. thần kinh thị giác,
  2. đối tượng để nhìn,
  3. sự chú ý
  4. điều kiện ánh sáng nó có đủ để mình thấy hay không.
Điều kiện ánh sáng nó rất là quan trọng chớ còn tăm tăm mù mù thì nó không đủ, gọi là brightness hay là cái lightness, cái độ sáng nó đủ để cho mình thấy.

Cho nên tổng cộng lại mình thấy, chỉ riêng cái nhãn thức là nó vô thường là bởi vì hồi nãy nó có bây giờ nó lại không, bây giờ nó thiếu điều kiện nó không thấy nữa.

Nhiều khi mình ngồi vậy đó, mình ngồi trên cái ghế mà người mình muốn tìm đi ngang mà mình không thấy. Tại lúc đó mình đang để ý tới một cái khác, cũng cặp mắt mình ngó mong ra ngoài trước mặt vậy đó, nhưng mà lúc đó chỉ cần mình đang nghĩ tới một chuyện gì khác là người đó đi ngang mình không thấy. Chuyện đó bình thường, rất là bình thường. Đó gọi là vô thường của thức uẩn. Có nghĩa là bản thân của thức uẩn nó vô thường là bởi vì những điều kiện mà tạo nên nó lúc có, lúc không. Thứ hai không phải lúc nào mắt, tai, mũi, lưỡi nó cũng ở đó nó chờ mình hết, mà lúc thì con mắt nó có mặt, nó làm việc xong thì thần kinh thị giác muôn đời nó nằm ở đây, đúng. Nhưng mà cái tâm nhãn thức có lúc có, có lúc không. Có lúc tâm nhãn thức nó bị thay thế cho cái tâm nhĩ thức, tức là lúc đó nó phải nhường chỗ cho cái thần kinh thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác làm việc. Nhớ cái này.

Thì đó chính là quán vô thường trong 5 uẩn, cũng là quán vô thường trong thân tâm.

Chính nhờ quán vô thường như vậy vị ấy lìa bỏ được thường kiến, không còn tiếp tục suy nghĩ rằng còn có một cái tôi, có một cái ta, ông A, bà B tồn tại từ cái phút giây này sang phút giây khác.

Một thằng Tèo mà hồi đó nó còn nằm ngửa bú bình, rồi từ từ nó lên 5 tuổi, 8 tuổi, biết đi, biết chạy, biết nói, biết cười, biết thưa, biết gởi, từ từ tới lớn nó biết dậy thì, rồi nó biết yêu đương, hôn nhân, có con, có cháu, có sự nghiệp, nó cũng vẫn là thằng Tèo. Hồi xưa là thằng Tèo, rồi anh Tèo, cậu Tèo, chú Tèo, bác Tèo, rồi lên tới cụ Tèo, năm nay 98 tuổi cũng là cụ Lê Văn Tèo.

Đó là nói theo nhận thức của thế gian thôi chớ còn theo ở trong tinh thần của Phật Pháp nói chung, và của A tỳ đàm nói riêng, thì tôi nói không biết bao nhiêu lần, đời sống của một thằng Tèo không phải là một dòng chảy liên tục, nó không phải là một sợi dây bất tuyệt, không phải vậy. Nó không phải là một cái "line" mà nó từ cái "spot", là từng đốm, đốm, đốm, đốm, mỗi một phút giây là một đốm, một giây là một đốm, lúc thì thiện, lúc thì ác, lúc thì buồn, lúc thì vui, đó là trên lý thuyết.

Nhưng mà trong thực tế tu chứng, trong kinh nghiệm thực tế hành trì thật sự của một hành giả tứ niệm xứ, thì mình không phải là một cái "line", không phải là một cái vòng liên tục, mà cũng không phải là "spot", mà nó còn ghê hơn spot nữa, nó là "dot", nó là chấm, chấm, chấm, chấm. Line, spot, dot. Mình tu để mình thấy 3 cái đó.

Buổi đầu là mình thấy mình là một cái dòng chảy liên tục, một sợi dây liên tục, một cái tôi hiện hữu liên tục, có mặt liên tục không có đứt khúc. Nhưng mà dần dần mình thấy mình là những đốm, những vệt thiện ác buồn vui, nhưng mà đã đốm hay là vệt thì cũng còn to quá, nó to quá. Chữ Việt Nam mình đốm hay vệt là lớn lắm, có thể là bằng một cái móng tay là cũng là đốm, nhưng mà tới chấm là nhỏ nhứt, chỉ còn là những cái chấm thôi, dots, nhớ vậy.

Quán chiếu như vậy hành giả mới lìa bỏ được cái gọi là thường kiến, không có một cái tôi nào nó tồn tại quá một giây đồng hồ chớ đừng có nói là một phút, một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, một năm, một thập kỷ, một quảng đời, một cuộc đời và một dòng sanh tử, chuyện ấy không hề có.

Do các nhân duyên mà chúng ta có mặt trong từng phút, từng giây, từng một phần tỷ của giây, có mặt liên tục, liên tục, chớp tắt, chớp tắt. Mà khi chúng ta còn là phàm, chúng ta học bao nhiêu giáo lý đi nữa, thì học cho biết vậy thôi, chứ chúng ta không có thể đưa nó từ cái nhận thức mà chuyển nó qua bên cái đời sống tâm thức. Khó lắm. Nhưng mà đối với một hành giả Tứ Niệm Xứ thì họ đưa được ba mớ. Có, có đưa được ba mớ. Thành công nhưng mà chỉ là ba mớ thôi.

Chỉ có thánh nhân họ mới sống trọn vẹn với nhận thức đó. Họ nhận thức rằng họ đang chớp tắt, chớp tắt, chớp tắt, chớp tắt, sự hiện hữu này đang chớp tắt, chớp tắt, tình trạng này sang tình trạng khác, liên tục tiếp diễn trong mỗi phần tỷ của giây. Đạt tới mức như vậy. Và khoa học hôm nay cũng nhìn nhận, mỗi một phút trôi qua có hằng triệu cái chemical reactions sanh khởi, tức là phản ứng hóa học diễn ra trong cái thân xác chúng ta, trong mỗi một phút đồng hồ có hàng triệu cái phản ứng hóa học diễn ra trong thân xác, ở các cơ phận lớn bé, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, gớm như vậy. Mà chúng ta không có biết cái đó và có biết thì biết cho vui vậy thôi, chớ chúng ta không có sống hết mình với nó.

Trích bài giảng ngày 24.06.2019 KTC.6.112 Tà Kiến
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép


Quay Lưng *****

 Quay Lưng

Trên đời này, bằng cái trí thông minh, bằng cái trí tuệ sắc sảo, có những người có lòng vị tha yêu thương chúng sinh. Nhưng nhiều khi trí tuệ lại khiến nhiều người ta quay lưng với chúng sinh. Các vị phải biết cái đó chứ đừng có bắt chước mà chửi người ta đứa này tiểu thừa đứa kia đại thừa, hổng giống ai. Trí tuệ cũng phải tùy cách hiểu vấn đề, tùy khía cạnh.

Cũng với cái trí tuệ khiến chúng ta suy nghĩ sao đó mà mình thấy thương vạn loại chúng sinh. Mình sẵn sàng xắn quần xăn áo nhảy vào biển lửa để mà làm bồ tát tế độ chúng sinh muôn loài. Họ nghĩ rằng: người như mình, hiểu được vấn đề mà mình không chịu khó, không chịu cực, không chịu ra tay, thì cái đám nó u mê này nó dựa vào ai để mà giải thoát đây? Tội nghiệp quá, mình phải giúp thôi. Cái suy nghĩ đó là suy nghĩ của trí tuệ.

Nhưng cũng bằng trí tuệ mà người ta thấy rằng mọi thứ là đồ giả, đồ dỏm. Khổ cho lắm cũng chỉ là vô thường sanh diệt. Lạc cho lắm cũng là vô thường sanh diệt. Đó là nói rốt ráo. Còn nếu nói ở mức độ tương đối thì mỗi cá nhân đều đi theo cái nghiệp của nó. Bây giờ mình có thò tay can thiệp cũng không được. Họ chỉ nghĩ hai chuyện đó thôi. Tất cả chỉ là chớp tắt chớp tắt sanh diệt. Bây giờ mình có độ 1000 đứa nó đắc thì thế giới nó cũng vậy, không thay đổi. Mình có để cho 1000 đứa nó sa đọa thì thế giới vẫn như vậy. Chính cái trí tuệ nó dạy cho mình thấy được như vậy. Mà đó cũng là trí tuệ đó.

Khổ chỗ đó. Cho nên, trong cái đám người lành, trong cái đám trí tuệ hiền nhân đó, các bậc đại sĩ đó, thì cũng có hai hướng suy tư: Có hướng suy tư quay lưng với cuộc đời, lên núi, vô hang sâu ở một mình. Đó cũng là cách nghĩ của trí tuệ. Chính trí tuệ đẩy các vị đi vào núi. Nhưng lại trong một hướng khác, cũng chính trí tuệ đẩy các vị lăn về phố để mà đòi độ chúng sinh. Ở đây tôi đang nói thiện chớ bất thiện là mình miễn bàn. Ngay trong cái thiện nó cũng có ba bảy đường thiện trong đó vì cái căn cơ mỗi người không giống nhau.

Trích bài giảng Đọc Cái Gì và Tại Sao
Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép


Phật Pháp Tăng

 Phật Pháp Tăng

Đúng ra tôn kính Phật, tôn kính Pháp và tôn kính Tăng là một; nhưng vì căn cơ của phàm phu thì đành phải chia ba mà nói chứ trong kinh Đức Phật Ngài chỉ nói có một. Thế nào trong quý vị cũng có người nhảy dựng lên "Kinh nào, kinh nào, kinh nào?". Kinh này mình học rồi. Khi mà Ngài mới thành Phật, Ngài mới suy nghĩ như sau "Ta có cần đến sống bên cạnh một người thầy, một người bạn nào đó hay không? Ai trên đời này cũng có cha, có mẹ, có thầy, có bạn; riêng ta, ta có cần đến một người thầy, một người bạn trên ta hoặc bằng ta hay không?" Ngài vừa suy nghĩ vậy xong, Ngài lập tức biết ngay rằng bằng Ngài còn không có nói gì có ai hơn Ngài. Thì Ngài mới suy nghĩ tiếp theo: "Chư Phật ba đời đã sống ra sao? Có thần tượng, có tôn kính cái gì hay không hay là chỉ biết một mình mình?" Thì Ngài biết rằng Chư Phật ba đời luôn thờ kính chánh pháp bởi vì chính chánh pháp đã kiến lập nên cái Phật quả, Phật trí. Chính Phật quả, Phật trí, chính cái sở chứng, sở đắc, cái đạo nghiệp của một vị Phật chính là chánh pháp. Chính chánh pháp được biểu hiện qua Chư Phật. Thế là Đức Như Lai mới suy nghĩ "Chư Phật ba đời sống tôn kính Pháp. Nay ta cũng vậy, không phải bây giờ mà đời sau sau nữa, ai muốn thành đại nhân phải biết tôn kính Pháp."

Đấy! Tôn kính Pháp ở đây là vậy.

Cho nên ở đây Pháp với Phật với Tăng là một. Phật là người hiểu được Pháp, hiểu được Pháp sống thể hiện toàn vẹn chánh Pháp, rồi đem chánh pháp ấy dạy cho người khác. Tôi nói thiệt là chậm: Phật là người chứng ngộ chánh pháp, sống thể hiện trọn vẹn tinh thần chánh pháp và đem ra dạy dỗ chánh pháp ấy cho người khác. Còn chánh pháp là những gì Phật chứng ngộ và Phật đem ra giảng dạy.

Còn tăng bảo là những người mà hành trì theo lời dạy ấy, thành tựu được cái lý tưởng chánh pháp nhưng, không có thể hiện trọn vẹn chánh pháp như là một vị Phật. Thí dụ trí tuệ thinh văn làm sao bì; từ tâm, trí tuệ, thiền định của bậc thinh văn không thể bì với vị chánh đẳng chánh giác. Cho nên vị thinh văn nếu mà nói về mặt thể hiện thì vị thinh văn có hiểu 4 đế, 12 duyên khởi, đúng vậy. Nhưng mà gọi là sống thể hiện tinh thần chánh pháp thì chỉ có vị Phật chánh đẳng chánh giác mới có thể chứng đắc trọn vẹn, sống thể hiện trọn vẹn. Xin nhớ tôi xài chữ "thể hiện" chỗ này.

KTC 6. 5. 69. Vị Thiên Nhân
- Này các Tỷ-kheo, đêm nay có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta, rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch với Ta: "Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế nào là sáu? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn Tỷ-kheo đi đến không thối đọa". Này các Tỷ-kheo, vị Thiên nhân ấy nói như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

AN 6. 5. 69. Devatāsuttaṃ
– ‘‘imaṃ, bhikkhave, rattiṃ aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yenāhaṃ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā maṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho, bhikkhave, sā devatā maṃ etadavoca – ‘chayime, bhante, dhammā bhikkhuno aparihānāya saṃvattanti. Katame cha? Satthugāravatā, dhammagāravatā, saṅghagāravatā, sikkhāgāravatā, sovacassatā, kalyāṇamittatā – ime kho, bhante, cha dhammā bhikkhuno aparihānāya saṃvattantī’ti. Idamavoca, bhikkhave, sā devatā. Idaṃ vatvā maṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyī’’
Còn như vậy thì Tăng là gì? Tăng là cái vùng nước phản chiếu ánh trăng. Đấy! Một vùng nước có nghĩa là nhìn lên (tôi kêu là cái "vùng" chớ tôi không kêu là "vũng", vì "vũng" là bất kính). Một cái vùng nước phản chiếu ánh trăng, ánh trăng đây là chánh pháp. Đó! Tức là muốn biết chánh pháp ra sao thì một là nhìn vào Phật, mà Phật không còn nữa thì mình vào tăng mà tăng ở đây là Thánh Tăng.

Cho nên tôn kính Phật, tôn kính pháp, tôn kính tăng là sao? Là hiểu được Phật đã đắc cái gì, Phật dạy cái gì. Học được chưa đủ, học phải hiểu và hiểu để hành. Khi anh có hành trì thì anh mới thấy Phật là đáng kính dường nào, và chánh pháp là thiêng liêng dường nào, và chúng tăng là phước điền như thế nào. Đó là tôn kính Tăng.

Chúng ta phải nhớ chữ Tăng ở đây có hai trường hợp, một là "tăng hành chánh", hai là "tăng bản thể". Tăng hành chánh tức là tăng hiện tượng, tức là tăng ở trong tạng luật, là gồm các vị gọi là không tóc, đắp y, mang bát gọi là tăng tạng luật, tăng tạng kinh. Nhưng mà tăng bản thể là tăng A tỳ đàm, tăng rốt ráo, tăng nội dung, chính là những vị từ sơ quả trở lên.

Trong quý vị sẽ có nhiều người nổi điên lên nói "Trong kinh ghi là tăng gồm phàm tăng và thánh tăng". Dạ thưa, tôi mới vừa nói đó: tăng có hai nhưng mà tăng rốt ráo chỉ kể bậc thánh. Các vị không tin? Cũng trong cái quyển Kinh nhật tụng đó có một đoạn có thấy không ta? Suppatipanno? Trong đó có ghi "Tăng nếu đếm đôi thì có 4, tăng nếu đếm chiếc thì có 8". Các vị có thấy cái đó không? Mà cái người viết bài chửi tôi thì nó xui một chỗ là họ không có thấy cái đó. Cho nên tăng bản thể nó khác mà tăng hành chánh, tăng hiện tượng nó khác. Khổ vậy đó!

Cũng giống như mình nói cái chữ "trí thức" nó có nhiều trường hợp. Có nhiều trường hợp cái chữ trí thức ở đây là cái người gọi là cỡ tú tài trở lên hoặc là được vài năm đại học thì mình kể là trí thức. Nhưng mà có trường hợp trí thức ở đây mình phải hiểu ngầm là cái trình độ thực tế của đương sự. Thí dụ như nói ổng là thành phần trí thức trong xã hội thì phải hiểu ngầm ổng là bác sĩ, ổng là giáo sư trở lên. Nhưng mà chữ trí thức có một trường hợp nào đó nó không có qui định vấn đề bằng cấp. Có trường hợp bắt buộc phải có bằng cấp, có trường hợp người ta không nói tới bằng cấp.

Không chỉ riêng chữ trí thức, ở Việt Nam mình chữ "tiền" nó có hai nghĩa: một là "money", mà cũng có trường hợp tiền là "rich", là giàu. Các vị có đồng ý cái này không? Thí dụ như các vị và tôi đi chung với nhau tới một cây xăng, đổ xăng xong các vị muốn mua một chai nước. Các vị mò vô bóp không có, thì tôi đứng kế bên tôi nói "Không có sao đâu anh. Tôi có tiền nè, anh muốn mua cái gì anh mua đi tôi trả". Thì anh phật tử ảnh mới thò tay ảnh lấy hai chai nước. Các vị nhớ nha, anh phật tử chở tôi vô cây xăng, ảnh mua nước mà ảnh quên cái bóp, tôi nói "Anh lấy gì anh lấy tôi có tiền nè". Mười lăm phút sau, đi ngang một cái miếng đất quá là lý tưởng, quá đẹp, có một căn nhà cất sẵn trên đó thì anh phật tử nói với tôi "Sư, sư mua cái này sư làm Kalama đi sư". Tôi mới nói là "Người ta có tiền chứ tôi làm gì có tiền mà tôi mua anh ơi?" Các vị hiểu không? Bây giờ hiểu chưa? Hồi nãy cách đó mười lăm phút, trong cây xăng tôi nói anh muốn lấy gì anh lấy đi tôi có tiền mà, chữ tiền lúc bấy giờ có nghĩa là money; nhưng mà một lát sau khi mà ảnh kêu mua miếng đất làm thiền viện, tôi nói anh ơi người ta có tiền người ta mua chớ tôi làm gì có tiền mà tôi mua. Thì ở đây cũng vậy, chữ tiền mình hiểu tùy chỗ, trong trường hợp nào, chữ tiền tới đó được gọi là tiền, nhưng có trường hợp mức nào mới gọi là tiền.

Như vậy thì tôn kính Phật, tôn kính Pháp và tôn kính Tăng cũng theo cách đó mà hiểu. Thí dụ như mình nói là "Nghe pháp!" Trời ơi. Chỉ vô nghe ổng giảng ba cái vụ vu lan mà cũng gọi là pháp, nghe đã hông? Nghe pháp, mà thật ra ổng vô ổng nói ba cái đạo hiếu. Thật ra chữ "hiếu" không phải là tôi chê, nhưng mà nếu mình đem chữ hiếu mình nâng nó lên thành "Hạnh hiếu là hạnh Phật" gì tùm lum hết; rồi mỗi năm mình làm một cái ngày lễ riêng để vinh danh, thổi phồng tinh thần hiếu, mình lãng quên chuyện khác.

Thật ra hiếu nó chỉ là một phần nhỏ trong cái gọi là giáo lý nhà Phật thôi; bởi vì hiếu nó là lòng tri ơn. Thật vậy, hiếu là lòng tri ơn, tri ơn đối với những gì? Với những người, những vật nào mà đã có đem lại lợi lạc cho mình thì mình đều có lòng tri ơn: trong đó có cha mẹ, người đã đem mình vào đời. Đúng, cha mẹ là hai người ơn lớn trong đời của mình, nhưng mà tại sao mình quên chuyện khác, đó là trong đời mình còn nhiều người ơn khác, cái người mà giúp mình thay đổi quan điểm sống, thay đổi quan điểm suy nghĩ, giúp mình đến được với chánh pháp, giúp mình hiểu được đạo giác ngộ đó cũng là người ơn. Cái người tạo điều kiện cho mình tu học cũng là người ơn. Cái người dạy cho mình cái điều mình không biết cũng là người ơn. Nhiều người ơn lắm. Nhưng mà vì chúng ta cái bản chất bạc bẻo, rất là bạc bẽo, chúng ta chỉ biết có tiền không hà.

Thì như vậy các vị tưởng tượng chữ pháp đây cái nghĩa nó rộng lắm mà mình xài nghĩa rất là nghèo. Thí dụ mình ngồi mình nghe một ông sư giảng mình kêu: "Đừng có om sòm để tôi nghe pháp". Đấy! Rồi bây giờ đó là mình đi ngồi thiền mình nghe nó mát lạnh mình đi khoe với người ta là tôi đang có pháp. Rồi mình nói về Đức Phật, mình nói Đức Phật là người đã chứng được pháp và đem dạy pháp cho người khác. Như vậy thì chữ "Pháp" tùy chỗ mà có nghĩa khác nhau.

Và ở đây tôi nói tùy vào cái trình độ của mỗi người mà chúng ta hiểu Phật tới đâu, ta hiểu chữ Pháp tới đâu. Và khi mà chúng ta hiểu Pháp tới đâu thì chúng ta mới hiểu Phật tới đâu và Tăng tới đâu. Còn nếu mà học giáo lý, không hành trì Phật Pháp thì mình hiểu Phật rất là hời hợt, rất là sơ sài, rất là nông cạn, rất là thiển cận, rất là phiếm diện, rất là một chiều. Mà nếu đối với Phật mình hiểu lơ mơ, sơ sài kiểu đó thì đối với Tăng cũng vậy thôi.

Tôi nhắc lại một lần nữa, các vị có bất mãn chư tăng thời nay bằng trời các vị hãy nhớ thế này "Chúng ta không thể lấy một mảnh ruộng bị hư, bị sâu rầy làm biểu tượng, làm đại diện cho toàn bộ nền nông nghiệp trên thế giới." Người đó là người bị bệnh, bệnh tâm thần cực nặng, bất trị. Mình bất mãn một cá nhân, một đoàn thể nào đó, hãy nhớ họ chỉ là một mảnh ruộng hư, một mảnh ruộng bị sâu rầy; bị chuột bọ, cua, còng, cắn phá. Chớ còn bao nhiêu mảnh ruộng khác trên đời nó vẫn tiếp tục tại chỗ để mình gieo trồng.

Bậy bạ nhất là hồi tin thì chó mèo gì mình cũng tin, cắm đầu mà tin. Tới hồi bất mãn thì là báu châu, ngọc ngà gì mình cũng đem liệng. Thái độ rất là bệnh hoạn, mà khổ thay tôi gặp cái kiểu này hơi bị nhiều. Hồi tin thì tin tầm bậy tầm bạ, cỡ nào cũng tin, cái đầu với cái mông hỏng có phân biệt. Tới hồi mà bất mãn thì chửi bới không còn nước non nào hết.

Cho nên cái lòng tôn kính Phật, tôn kính Pháp không chỉ đơn giản rẻ tiền đến như vậy đâu quí vị.

Đó là tôn kính Phật, Pháp, Tăng.

Trích bài giảng ngày 05.06.2019 KTC.6.65 Vị Bất Lai
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

Phạm Thiên ******

 


Phạm Thiên

Tôi định nghĩa đi định nghĩa lại đến khi quý vị chán thì thôi: Thiện là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành. Ác là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu. Buồn là sáu căn biết sáu trần bất toại. Vui là sáu căn biết sáu trần như ý. Tứ Niệm Xứ là biết rõ sáu căn biết sáu trần bằng tâm gì, bất kể trần đó là bất toại hay như ý. Chỉ ghi năm cái định nghĩa này về là xong rồi. Tại sao phải học thuộc năm cái này? Vì năm cái này là cách nói gọn nhất. Và bây giờ các vị có nghe cái gì đi nữa nó cũng không ra ngoài năm cái định nghĩa này.

Chẳng hạn tôi có nhắc đến cái hạng thứ tư trong bốn hạng người. Hạng thứ Tư là thấu suốt và buông bỏ. Tại sao ở trên đời có cái hạng thứ tư? Vì cái hạng thứ tư là hạng mà họ giải quyết vấn đề sanh tử bằng cách là họ hiểu thấu để họ buông.

Nhắc lại hạng chúng sanh thứ một là chìm sâu trong số 3 tức là tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.

Hạng thứ hai là cũng trong số 3 mà có chọn lọc. Thiện có chọn lọc, ác có chọn lọc, buồn có chọn lọc, vui có chọn lọc.

Hạng thứ ba thì thấy là còn quẩn quanh thì chưa khá nhưng mà họ không tìm được con đường nào để thoát, nên họ chỉ còn con đường duy nhất là không dòm đến nó nữa. Bao nhiêu thứ trong đời họ gom hết vô chỉ còn có mười thứ thôi đó là: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng. Nhờ họ gom cái tâm họ vô mười thứ này họ về cõi Phạm Thiên.

Và khi họ về cõi Phạm Thiên là họ không có sáu căn như mình, họ chỉ có ba căn thôi, tức là họ chỉ có mắt để nhìn, tai để nghe và ý để suy nghĩ nhưng mặt mũi vấn đẹp trai, chứ không phải nó bằng như tấm ván. Trong Kinh nói mặt mũi của Phạm thiên là nét đẹp chuẩn của tam giới. Chư Phật đẹp như Phạm Thiên. Cái dáng đi của Đức Phật đẹp như Phạm Thiên. Giọng nói Đức Phật hay như Phạm Thiên. Chứ mình đừng có nghe nói người ta có ba cái đó là mình tưởng người ta bằng chang, không phải. Người ta không có cái thần kinh khứu giác, vị giác và xúc giác nhưng cái hình thức bên ngoài vẫn y chang. Như lúc quý vị bị nghẹt mũi thì không ngửi được mùi nhưng mũi vẫn còn; đúng không? Lúc mình bị bệnh cái lưỡi mình bị lạt nhưng cái lưỡi mình vẫn còn; đúng không? Phạm Thiên khá hơn là họ không có bị nghẹt mũi nhưng họ không có thần kinh khứu giác. Họ không có cần biết đến khía cạnh mùi của thế giới. Thế giới này nó có sáu cái khía cạnh để mà nhận biết, đó là: sắc, thinh, khí, vị, xúc, ý. Mà cái người ở cảnh giới thấp họ mới cần biết thế giới này qua đủ sáu thứ đó.

Trong A Tỳ Đàm nói rất rõ: Có hai trường hợp ta không đủ sáu căn. Một là do thiếu phước, hai là do ta không cần. Ở cõi dục mà không đủ sáu căn bị xem là khuyết tật. Nhưng mà ở cõi trên đó họ không có là do họ không cần.

Bây giờ tôi hỏi ngược lại. Ở trong cái cõi người của mình có trường hợp nào thiếu do không cần và thiếu do không có không? Thí dụ quần áo rách trong nhà người nhà giàu không có. Thậm chí tôi biết mấy movie stars của Mỹ họ có nhiều bộ đồ bạc ngàn mà họ chỉ mặc một lần, vì họ sợ mặc lại lần hai lắm tại vì bị phóng viên cứ rượt họ chụp hình hoài. Họ nói Britney Spears mặc cái áo này chín tháng trước rồi trong cái event nào đó. Đối với bả đó là một sự sỉ nhục. Cho nên trong nhà của Britney Spears kiếm một cái quần xà lỏn rách là không có, kiếm một bộ đồ cũ là không có. Cho nên có nhiều cái người ta không có là do người ta không cần. Có nhiều cái món đồ bếp ở nhà tỷ phú không có bởi vì họ không cần. Nhưng ở nhiều gia đình nghèo có nhiều món mình không có là do mình bị thiếu. Nhiều cái người ta không có là do người ta không cần, nhiều trường hợp người ta không có là do người ta bị thiếu. Ở đây cũng vậy, ở cõi dục giới mà anh không có đủ sáu căn thì đó là khuyết tật. Nhưng mà trên cõi Phạm Thiên anh không có đủ là do anh không có cần.

Sẵn ở đây tôi nói luôn một chuyện nữa hơi khó nghe và khó chấp nhận nhưng mà đã học thì phải học cho tới. Có hai trường hợp chúng ta xài tâm thiện. Đó là lúc làm việc lành và lúc làm việc khó. Việc khó mà cần khéo thì phải xài tâm lành. Thí dụ như thêu thùa, máy móc, cơ khí, những cái chuyện mà tinh vi thì lúc đó mình phải xài tâm thiện. Nhưng mà đừng nghe vậy rồi về không chịu tu hành mà đi mua mấy cái đồng hồ cũ về sửa hoài là sai. Vì cái tâm thiện mà Đức Phật khích lệ, khuyến khích là cái tâm có tín, tấn, niệm, định, tuệ, có từ bi, hỷ xả, chánh niệm, thiền định. Cái tâm đó Ngài mới khen. Cái tâm hướng đến cảnh giới tu hành, giải thoát, hướng tới lợi ích của chúng sanh thì mới được. Còn cái tâm thiện của mấy người thợ sửa đồng hồ, của mấy người làm việc cần sự khéo léo, họ vẫn xài tâm thiện nhưng cái mục đích, cái chủ ý, 'intention' trong lúc đó không phải là lợi ích cho chúng sanh, không phải là tu hành giải thoát. Cho nên có nhiều khi các vị nói cái bà đó bả không biết Đạo mà sao Sư nói khi bả làm việc khó bả phải xài tâm thiện? Tôi nói đúng. Thí dụ như có những việc mà khi mình làm tâm mình phải lắng các vị biết không? Lúc đó không được giận dỗi, không được buông lung. Lúc đó cái mặt họ rất là hiền, mặc dù họ làm xong họ đi chém người ta nhưng mà lúc đó họ lại rất là hiền. Cho nên tôi gặp mấy người mặt hiền tôi cũng ớn lắm! Lúc nó đang làm việc khó thì nó xài tâm thiện. Nó làm việc xong nó xếp vô, nó đi rửa tay rồi nó đi kiếm mình.

Khi mà chúng ta sống vật lộn và chìm sâu với sáu trần, chúng ta chắc chắn sẽ mắc vào hai cái vấn đề, hai cái hệ lụy sau đây. Một là hễ có vật lộn và chìm sâu trong sáu trần thì phải có thích và có ghét. Được cái nhắc hoài mà quên hoài à. Hễ sống vật lộn và chìm sâu trong sáu trần là phải có thích và ghét. Và cả hai cái đó nó đều độc như nhau. Chính cái thích mà nó cộng thêm cái phước thì nó sẽ tạo ra cái này cái kia trong kiếp sau, tạo ra cái điều kiện sống và môi trường sống khác. Còn cái thích mà nó cộng thêm cái tội thì nó tạo ra điều kiện sống và môi trường sống xấu. Cái ghét cũng vậy. Do cái ghét mà nó cộng với phước báu thì nó tạo ra điều kiện sống và môi trường sống khác. Còn cái ghét nó cộng với tâm bất thiện thì nó tạo ra điều kiện sống và môi trường sống xấu.

Cái thích nó giống như đường mà cái ghét nó như muối vậy. Đường mà mình bỏ vô thức ăn quý vị có chắc sẽ ngon hơn không? Vấn đề là bỏ vô cái gì, liều lượng bao nhiêu. Muối cũng vậy. Mình thấy muối mặn chát nhưng mà chưa chắc nó dở. Mình thấy có trường hợp muối bỏ vô thì thích hợp. Vấn đề là muối cộng với cái gì và đường cộng với cái gì. Cái thích cái ghét cũng vậy. Cái thích nó giống như đường vậy. Thích mà cộng với phước báu nó khác. Cái thích đó nó cộng với tội lỗi thì nó ra cái khác. Tôi thích ăn ngon mà tôi không tu hành gì hết thì tôi làm loài ăn tạp. Tôi nhắc cho quý vị run, quý vị có biết loài ăn tạp không? Không có biết sạch dơ gì hết, nó quất hết. Còn mình, mình lấy trong tủ lạnh ra món đồ mà nó hơi chua chua, hơi lạ lạ là mình đã ớn rồi. Còn có nhiều con nó ăn những cái đồ trộn chung hầm bà lằng, múc lên nó nhớt kéo sợi mà nó vẫn ăn. Qúy vị có muốn làm cái loài đó không?

Trích bài giảng Thế Giới Đời Sống Muôn Loài
Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép


Phòng Thử Đồ *****

 


Phòng Thử Đồ

Tất cả công phu tu tập của chúng ta hoàn toàn chỉ là có sự có mặt của chánh niệm và trí tuệ. Ở đây không có thằng nào tu hết. Luôn luôn phải nhớ rằng ở đây chỉ có chánh niệm và trí tuệ đang làm việc. Làm việc với cái gì? Làm việc với sáu trần. Hết. Đang đau biết rằng 'cơn đau đang có mặt' chứ không phải là 'tôi đang đau'. Đang bực mình thì biết rõ rằng 'tâm sân đang có mặt' chứ không có nên ghi nhận là 'tôi đang bực mình'. Là sai. Mặc dù nhiều cuốn sách ghi khác. Họ ghi thì kệ họ nhưng trong nguyên tắc của Tứ Niệm Xứ kị 'cái tôi', kị khái niệm 'tôi', 'tôi là', 'của tôi'. Khái niệm 'Đây là tôi', 'Đây là của tôi', 'Tôi là cái này', 'Cái kia là tôi' là không được. Cái tỉnh thức vô ngã rất là khó. Phải là người có căn lành có ba la mật mới làm được cái đó. Chứ còn mình làm được cái gì hay hay là mình thấy mình hay, mình làm được cái gì đẹp là mình thấy mình hay. Cái đó là sai. Muốn thoát khổ chuyện đầu tiên là gì? Anh phải thấy mọi thứ là khổ kể cả ý niệm 'tôi là'. Tất cả mọi cái khổ đều đi ra từ cái ý niệm 'tôi là'. Khi mình thấy 'mình là cái gì đó' và 'cái gì đó là của mình' thì bắt đầu mình thấy mình quan trọng.

Một cọng rơm, một tờ giấy nó rơi từ trên lầu xuống nó không bị tổn thương. Nhưng mà một cái tô, một cái chén hoặc là một con người rơi từ trên lầu xuống là mình sẽ bị bể, sẽ bị vỡ. Tại sao vậy? Tại nó nặng nề, dễ vỡ. Vậy khi mình coi mình là một cọng rơm, một tờ giấy mình sẽ không bị tổn thương, không bị làm đau. 'Cái tôi' nó càng nhỏ thì khả năng bị tấn công nó ít đi. Tôi đưa một sợi chỉ lên thì khả năng bị ném đá rất là thấp. Còn tôi đưa nguyên cái mặt tôi ra thì khả năng trúng đá rất là cao. Đúng không? Hiểu không? Biết vậy mà đứa nào cũng thích cái tôi nó bự chần dần hết. Tôi là bác sĩ, tôi là pháp sư, tôi đi đâu ai cũng phải biết tôi. Nhưng mà tôi quên rằng cái mặt tôi càng nhỏ thì khi bị ném đá nó khó trúng lắm.

Có một ông quan đó đến thăm một vị thiền sư. Ổng viết một danh thiếp thế này "Trần Công Triển, Án Sát, Ngự Sử kiêm Tổng Trấn Tô Châu". Ổng đưa cho thị giả trình cho thiền sư. Thiền sư nói là "Ra nói với cái ông này cái am thầy chật lắm không chứa nhiều người được." Thì ông thị giả ra đưa cho ông quan "Sư phụ nói cái am chật lắm không có chứa nhiều người". Ổng nói "Không. Có một mình tui à!" - "Để tôi chạy vô tôi hỏi" - "Sư phụ..." - "Không, đã nói rồi. Ở đây chật lắm không có chứa nhiều người, sao mà lì quá vậy?" Thì ông quan ổng nghe ổng hiểu, ổng kêu thị giả đưa danh thiếp lại. Ổng gạch cái rẹc, rồi ghi "Thiện nam Lê Văn Tèo". Ổng đem vô đưa thì thiền sư nói "Ờ, vậy thì được." Có nghĩa là nào là tổng trấn, ngự sử, án sát, nhiều quá đi, cái am có bao nhiêu mà nó đem cùng một lúc ba bốn thằng vô, nó nhiều quá. Hay ở chỗ đó.

"Khi con đến với Đạo con phải buông con người cũ của con, con phải trụi lũi, trống trơn, trần trụi thì thầy mới có cái thầy cho con được". Muốn cho con cái áo mà con mặc mười tám lớp thì con mặc chỗ nào? Tại sao có 'fitting room' (phòng thử quần áo)? Tại vì vô trong đó anh phải lột trụi lũi anh mới thay đồ được đúng không? Chứ nếu không có 'fitting room' anh có dám đứng trụi lũi ở ngoài đường không? Khi không dám thì anh thử đồ không chính xác. Đúng không? Muốn chính xác là phải trụi lũi mà muốn trụi lũi thì phải có 'fitting room'. Thiền viện chính là 'fitting room'.


Trích bài giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3)
Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép


Palibodha

 Palibodha

Tức là Quái Niệm. Trong lúc tu tập Chỉ Quán nói chung hành giả cần phải đối diện mười sự bận tâm, nặng lòng sau:

  1. Sự bận tâm về trú xứ
    (avasa-palibodha)

  2. Sự bận tâm về các mối quan hệ
    (kula-palibodha)

  3. Sự bận tâm về vật chất
    (labha-palibodha)

  4. Sự bận tâm về thầy bạn chung quanh
    (gana-palibodha)

  5. Sự bận tâm về công việc
    (kamma-palibodha)

  6. Sự bận tâm về chuyện đi đứng
    (addhana-palibodha)

  7. Sự bận tâm về người thân thuộc
    (nati-palibodha)

  8. Sự bận tâm về tình trạng sức khỏe
    (abadha-palibodha)

  9. Sự bận tâm quá đáng về chuyện học hành, nghiên cứu
    (gantha-palibodha)

  10. Sự bận tâm về kết quả tu chứng
    (iddhi-palibodha).

Trích Kinh Nghiệm Tuệ Quán (Tập II)

Nặng Nhẹ

 Nặng Nhẹ

Con chim khác con người ở chỗ khi đậu lên nhánh cây, con chim tin vào đôi cánh, còn con người tin vào nhánh cây. Đây là pháp tu. Cái nào an toàn hơn? Đôi cánh. Nghĩa là mình tin vào chính mình thì chắc ăn hơn. Trong khi phật tử ngày nay tu kiểu con chim hoặc không có hoặc rất ít. Nghĩa là mình cứ trông đợi ở ông Thầy, trông đợi cái gì đó bên ngoài. Điều này rất là quan trọng. Đối với con chim, có những nhánh cây đã mục, đã giòn, con chim vẫn đậu được, khi nó vỗ cánh bay đi thì cành cây gãy nhưng con chim vẫn vô sự. Còn mình thì sao? Trăm sự đổ hết cho nhánh cây. Nó OK mình sống, nó không OK, mình đứt bóng. Tu hành là phải đặt vấn đề cội rễ ở ngay bản thân mình chứ không đổ cho người khác được. Ví dụ chúng ta trông đợi là chết thế nào sư phụ cũng tới hộ niệm. Vậy lỡ sư phụ chết trước thì ai hộ niệm cho? Chưa kể phần sư phụ, không biết ai hộ cho sư phụ kìa. Cái bậy nhất là trông đợi vào người khác.

Tôi nói không biết bao nhiêu lần. Khi ta sống bằng một tâm hồn nhẹ nhàng thanh tịnh thì ta như nước ở thể khí (air); luôn luôn tìm dịp để bốc hơi. Nước ở thể lỏng luôn tìm chỗ thấp để về. Ngay trong lúc còn sống, chúng ta biến tâm mình thành thể air (khí) hay liquid (thể lỏng) là do bản thân chúng ta. Khi tắt thở mà là thể air thì tự động bốc hơi, nếu là liquid thì tìm chỗ thấp chui xuống. Vấn đề rất là khoa học; khỏi có thầy bà nào tụng. Ngay người tụng cũng không chắc vị đó là liquid hay air. Nếu liquid mà tụng cho liquid thì kéo nhau xuống còn sâu nữa. Cho nên quan trọng là lúc bình sinh sống cho nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng là như thế nào? Là "no attachment" - không dính mắc. Attachment là sự đính kèm, dính mắc, nặng nề. Có quá nhiều cái để bất mãn, thương thích. Lúc đó sẽ trở nên nặng nề. Có những loài chim bay được nhưng cũng có những loài lông vũ suốt đời lạch bạch. Do tỷ trọng cơ thể khác nhau. Có loài mỡ thịt nhiều hơn lông, ví dụ như con vịt. Có những loài vịt bay được và có những loài vịt không bay được. Và vịt dù bay được, cũng không thể bay như chim, vì sao? Vì mỡ và thịt của nó nhiều hơn lông. Còn chim cánh cụt thì cả đời không bay được. Trong khi có loài chim nặng chỉ khoảng hai trăm gram; có thể bay liền một lúc cả ngàn cây số không dừng lại, không nghỉ. Một lần ăn nó tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương với cơ thể của nó.

Có những người như loài chim cả đời không biết bay vì attachment của họ nhiều quá, có quá nhiều cái để họ thích và đồng thời đương nhiên sẽ có rất nhiều cái để ghét. Thích ấm thì sợ lạnh, thích mát thì sợ nực. Và những người có quá nhiều dính mắc thì sẽ rất nặng nề, khi tắt thở dễ đọa, khó siêu thoát.

Người nào sống quên mình, nghĩ đến người khác thì tâm hồn bớt nặng.

Trong Kinh có một câu:

Ta chỉ nên nghĩ về mình để Chánh Niệm và buông bỏ. Và chỉ nên nghĩ về người khác để yêu thương và tha thứ. Nếu làm ngược lại thì thua. Đối với mình phải nghiêm khắc, đối với người phải rộng lượng dễ dàng. Ai sống được như vậy thì tâm hồn sẽ nhẹ nhàng.

Ta có thương, có từ bi một tỉ người thì lòng ta không vì vậy mà nặng hơn. Nhưng ta chỉ cần nghĩ về mình một tí thôi thì sẽ làm cho lòng ta nặng hơn, vì khi ta thương một tỉ người với lòng bi ta thương bằng trái tim mở nên nhẹ nhàng, còn khi ta thương bản thân, ta thương bằng một trái tim khép nên nặng nề. Đa phần chúng ta coi trọng người tình hơn tình người.

Một anh đệ tử học võ xong, sư phụ tiễn xuống núi. Sư phụ nắm tay lại và nói:

"Mình là con nhà võ, mình chinh phục thiên hạ bằng nắm tay. Đúng không con?" Học trò đáp: "Dạ đúng sư phụ."

Sư phụ: "Nhưng con nhớ như thế này, cái nằm trong nắm tay luôn luôn ít hơn cái trong vòng tay. Và cái trong vòng tay nhỏ hơn cái trong tầm mắt. Cái mà sư phụ muốn là con dùng tầm mắt, cái view, tầm nhìn."

Tóm lại, khi ta sống bằng tâm thái như thế nào, thì tâm hồn của chúng ta sẽ trở nên nặng hay nhẹ tương ứng. Ta có đem một tỉ người vào tim, thì đó là trái tim mở nên vẫn nhẹ, không có trọng lượng. Và số người ta thương càng nhiều, từ bi càng nhiều thì tâm hồn ta càng nhẹ đi.

Có một câu chuyện. Ngày kia Quan Âm Bồ Tát nhìn xuống thế gian thấy một đám người bị nấu trong cái chảo dầu sôi sục. Bồ tát mới thòng một sợi dây nhện xuống cho ai bám được thì bám. Thế là người ta xúm lại bám vào sợi tơ nhện ấy. Một lát sau, Bồ tát mới bảo đã đủ rồi và Ngài kéo lên. Người cuối cùng bám được vào sợi tơ nhện ấy, có người bám vào chân anh ta để cùng được kéo lên thì anh ta đạp người ấy xuống. Vừa đạp xong thì anh ta rớt xuống luôn. Từ trên trời giọng Bồ tát vẳng xuống: "Lẽ ra sợi tơ nhện này kéo lên được cả 2 nếu con cho người ấy nắm chân của con. Vì ta là Quan Âm. Nhưng lòng ích kỷ của con đã làm cho con trở nên nặng hơn nên sợi tơ nhện chịu con không nổi."

Đây là câu chuyện ngụ ngôn nhưng ý nghĩa rất sâu. Hàm ý trọng lượng tâm hồn ta sẽ nặng nề hơn khi ta nghĩ về mình. Theo Kinh Phật thì bằng một trái tim mở, một bàn tay mở, ta có cả thế giới. Bằng một trái tim khép, một bàn tay đóng, ta chỉ có chút xíu.

Đạo Phật có nhiều cái lạ: Bỏ tất cả, bạn sẽ được tất cả. Ôm tất cả, bạn sẽ không có gì. Vì nắm tay của mình rất nhỏ, vòng ôm của mình rất nhỏ so với trời đất. Quay lại câu chuyện sư phụ dạy võ tiễn học trò xuống núi, mười năm sau anh ta mở được năm võ đường, nhờ cái tầm nhìn xa (view) chứ không phải nhờ nắm đấm.

Khi chúng ta nắm giữ cái gì đó với attachment thì chúng ta đã nhốt tù vật ấy. Ví dụ hoa nở ngoài vườn cứ để tự nhiên thì sẽ đẹp lâu bền hơn . Còn nếu cắt đem về chưng trong bình thì sẽ vô duyên hơn và mau héo hơn. Cụ Nguyễn Hiến Lê có nói thế này: "Tất thảy mọi công trình nghệ thuật có bàn tay con người thì chỉ là trò hề so với thiên nhiên." Ví dụ như bonsai hay giả sơn, dù khéo cách mấy cũng không đẹp bằng thiên nhiên.

Trích bài giảng Khái Niệm Về Vô Thường Vô Ngã Hành Giả Tứ Niệm Xứ
Kalama xin tri ân bạn dieulienhoa67 ghi chép

Năm Triền Cái ******

 


Năm Triền Cái

Năm triền cái là gì?

  1. Dục triền cái là niềm đam mê ở trong 5 trần.
  2. Sân triền cái là sự bất mãn trong 5 trần.
  3. Hôn thụy là trạng thái tâm dã dượi, lười biếng và buồn ngủ.
  4. Trạo hối cái có 2 là trạo cử tức là không định, và hối hận về cái chuyện mà mình không có làm.
  5. Hoài nghi cái có nghĩa là sự hoang mang, nghi hoặc về bản thân mình, về con đường hành trì, về Tam bảo, về thầy bạn liên hệ đến chuyện tu tập.
Tổng cộng lại thì gọi là 5 triền cái.

Để đối phó với 5 triền cái đây, theo Chánh Kinh, thì đối phó với dục triền cái thì mình có bất nhã, sân triền cái thì có từ tâm, hôn thụy thì có sự tinh tấn, trạo hối thì có tâm tịnh chỉ, còn nghi hoặc thì có như lý tác ý. Đó là phần Chánh Tạng. Ở đây mình học thêm ở phần Chú giải.

Chú giải là phần triển khai rộng rãi hơn nữa, các vị Alahán xét thấy rằng nói gọn quá thì có nhiều người mơ hồ, nên các vị mới giải thích thêm, nhưng nội dung vẫn xoay quanh Chánh Tạng.

Trong Chánh Tạng nói rằng để đối phó với dục triền cái thì không nên tác ý đến cái đẹp, hay ho của sự vật, mà thấy cái gì cũng là vô ngã vô thường. Bởi vì có chữ như lý tác ý yonisomanasikara rất là hay, tức là tác ý đến tánh sanh diệt, vô ngã vô thường của trần cảnh, đó gọi là khéo tác ý.

Đó là nói theo Chánh Kinh.

Còn các vị Alahán triển khai thêm. Các vị nói rằng có 6 điều kiện đối trừ dục triền cái:

  1. Asubhanimittassa uggaho là học kỹ các đề mục bất mỹ. Học kỹ các đề mục bất mỹ gồm có 32 thể trược và 10 loại tử thi. 32 thể trược là tính từ trên đầu mái tóc xuống tới gót chân : tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tức là từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ tế đến thô.
  2. Asubhabhavananuyogo là thực hành quán chiếu các đề mục bất mỹ.
  3. Indriyesu guttadvarata Thu thúc lục căn.
  4. Bhojane mattannuta Ăn uống chừng mực, có nghĩa là không có 2 cái quá : không ăn quá no như mình thích và không tìm cái quá ngon - quá thơm - quá vừa miệng như là mình muốn.
  5. Kalyanamittata Gần gũi minh sư thiện hữu, minh sư là thầy giỏi, còn thiện hữu là bạn lành.
  6. Sappayakatha có nghĩa là chỉ nói năng, trao đổi những cái đề tài hỗ trợ cho mình chán dục, chứ gặp nhau toàn nói cái này cái kia để mà kích thích lòng dục thì không được.

Sáu điều kiện tiêu trừ sân triền cái:

  1. Học kỹ về đề mục từ tâm, thí dụ như có 7 đối tượng rải cho 10 hướng, rồi cộng với 4 lời nguyện. Như nguyện tất cả người nam trong hướng đông không oan trái lẫn nhau, được an vui, biết tự bảo trọng. Rồi tất cả người nam trong hướng bắc, xong lấy 10 hướng nhân cho 4 câu nguyện. Làm đúng như vậy thì tâm mình dính chặt vô đó không phóng được nữa, thì cái đó gọi là học kỹ đề mục từ tâm.
  2. Thực tập đề mục từ tâm, tức là mình học kỹ rồi mình bỏ túi là không được mà phải thực tập, thực hành đề mục từ tâm.
  3. Kammassakatapaccavekkhana là biết suy tư về nghiệp lý để biết mọi người có nghiệp riêng, nghĩ rằng ai đó hãy để cho nghiệp ác của họ xử họ là đủ rồi, thương ai mình giúp thì giúp nhưng mà mình cứ nghĩ trong bụng rằng mình giúp không bằng cái thiện nghiệp của họ giúp cho họ, mỗi người có nghiệp riêng.
  4. Thường có thói quen sống thâm trầm gọi là Patisankhanabahulata: gặp cái gì cũng sống suy nghĩ - suy tư về Phật Pháp.
  5. Gần gũi minh sư thiện hữu.
  6. Đề tài nói năng thích hợp với Pháp môn mình đang tu tập, mình đang trau dồi cái gì thì mình chỉ nói năng trao đổi về cái đề tài đó thôi, thì mình mới mạnh được. Trong khi mình đang tu tâm từ, mà người nhiều chuyện, họ cứ thọc đầu này, chọt đầu kia, mình ráng sức dóng cái tai lên nghe thì như vậy là chết rồi! Tôi không dám nói tôi là hành giả, mà tôi đã gặp trường hợp đó rồi. Có lúc mình cũng tự nhủ tu tâm từ kiếm chút phước, nhưng mà cầm phone lên là nghe họ tố khổ, họ tả oán người khác là mình chịu không nỗi, nổi điên theo. Cho nên Sappayakatha rất là quan trọng, tu cái gì không cần biết, chỉ biết là cái đề tài nói năng, trao đổi là rất quan trọng. Đầu bình thường nghĩ nhiều về cái gì, người bình thường gặp gỡ là ai, đề tài nói chuyện là gì, rất quan trọng.

Sáu điều kiện đối trừ hôn thụy:

  1. Atibhojane nimittaggaho: ăn uống chừng mực, biết rõ các tác hại của chuyện đầy bụng, không phải chỉ nghe thoáng qua mà phải biết rõ. Bản thân chúng tôi cứ bữa nào mà hơi lỡ đũa thì người rất là mệt, nó buồn ngủ, dật dờ, óc ách, nhiều khi cần uống nước cũng không có chỗ chứa nữa, cái đó khổ dữ lắm, mà nó buồn ngủ dữ lắm.
  2. Thường xuyên thay đổi oai nghi thích hợp, oai nghi tức là tư thế sinh hoạt. Ngồi, nằm lâu quá rồi không có tốt, đừng thấy nằm sướng quá cái nằm luôn, thấy ghế bố êm quá cái ngồi luôn, đó là không có được, đối với hành giả không có cái vụ mà quá quá, đã quá hoặc là khó chịu quá là hành giả phải có cách xử lý , chứ không thể nào để cho cơ thể mình, thân tâm mình trong tình trạng mà quá quá đó là không tốt.
  3. Tu tập đề mục ánh sáng, hoặc là đang nghĩ rằng mình ở chỗ sáng. Chánh Tạng kể khi Ngài Mục Kiền Liên đắc Tu đà hườn rồi Ngài đi xuất gia thọ Đại giới, Ngài cũng vào chỗ vắng vẽ để thiền định, mà Ngài bị buồn ngủ chịu không nỗi. Lúc đó Đức Phật xuất hiện chỉ Ngài Mục Kiền Liên cái cách như tự xoa bốp tay chân, lấy nước lạnh rửa mặt, mở to mắt nhìn lên bầu trời đêm, nháy mắt, nghĩ tới ánh sáng, nghĩ tưởng mình đang ở chỗ sáng sủa, chói rực, đó gọi là tác ý ánh sáng.
  4. Abbhokasavaso là phải sống chỗ thông thoáng, trống trải, không có che khuất.
  5. Sống gần người lành.
  6. Đề tài nói chuyện thích hợp.

Sáu điều kiện đối trừ trạo hối:

  1. Bahussuta: phải chịu khó siêng năng học hỏi Giáo lý.
  2. Paripucchakata: thường xuyên vấn đạo để phá nghi, không nên để thắc mắc hoài là không tốt.
  3. Vinaye pakatannuta: phải học kỹ và giữ kỹ Tạng Luật.
  4. Vuddhasevita : gần gũi thân cận Hiền Thánh.
  5. Sống gần bạn lành.
  6. Đề tài nói chuyện thích hợp.

Sáu điều kiện đoạn trừ hoài nghi cũng y như 6 điều kiện để đối trừ trạo hối, chỉ có điều 4. là tìm mọi cơ hội để trau dồi niềm tin.

Trích bài giảng Kinh Tăng Chi số 003
Kalama xin tri ân bạn sumanaduong ghi chép


Noãn Thai Thấp Hóa

 


Noãn Thai Thấp Hóa

Hữu nó gồm có 2: Nghiệp thiện ác và tâm đầu thai. Nghiệp thiện ác được gọi là nghiệp hữu, còn cái sanh hữu chính là tâm đầu thai.

Từ cái chỗ 4 thủ nó mới khiến cho chúng ta làm các nghiệp thiện ác. Và khi làm các nghiệp thiện ác thì nó dẫn đến cái chuyện là chúng ta có tâm đầu thai. Mà vì có cái tâm đầu thai cho nên nó mới dẫn đến cái chuyện chúng ta đầu thai vào trong 4 loài: noãn, thai, thấp, hóa.

"Noãn" là những loài được sanh ra bằng trứng.

"Thai" là những loài mà sanh ra nguyên con.

"Thấp" là những loài mà sanh ra trong môi trường thiên nhiên.

Còn "Hóa" hơi khó tin. Hóa là những loài chúng sanh tự nhiên xuất hiện không cần một điều kiện sinh học nào, biological condition không có. Hóa sanh là không cần một điều kiện sinh học nào hết, nó không cần oxygen, nó không cần khí quyển, không cần nhiệt độ, không cần cái gì hết, mà nó tự nó xuất hiện, thì đó gọi là hóa sanh. Trong kinh nói thế này, nó có những loại chúng sanh mà được tạo ra trong một điều kiện như vậy. Tự nhiên “bùm” xuất hiện. Đó là chư thiên, phạm thiên họ xuất hiện như vậy. Cái biết của chúng ta thì hoàn toàn lệ thuộc vào kiến thức khoa học mà mình đã học. Khoa học cho mình tin cái gì thì mình tin cái đó, còn cái nào mà các nhà khoa học họ chưa cho thì mình chưa tin.

Nhưng mà sẵn đây tôi tặng các vị một câu: "Những gì ta biết so với những gì ta không biết nó còn ít hơn là hạt cát so với sa mạc nữa." Bởi vì hạt cát nó là limit (có giới hạn), sa mạc nó là unlimit (vô giới hạn), đúng không? Tức là cái mẫu số là unlimit, tử số là limit. Cái mình biết là limit nhưng cái mình không biết là unlimit. Các vị học toán, các vị còn nhớ phân số, thì khi mẫu số nó là vô tận thì cái tử số chẳng đáng là chi. Cái sa mạc mà lớn nhất thế giới là cái sa mạc Gobi nó chỉ có 9 triệu km vuông, mà 9 triệu có nghĩa là mình còn nói con số được, nhưng mà cái mình không biết thì vô số. Cho nên, tôi nhắc lại một chuyện mà qúi vị đã biết rồi: Khoa học, đúng, chúng ta nên tôn trọng tinh thần khoa học. Nhưng mà chỉ "tinh thần" khoa học, chứ còn đừng có chấp chặt vào những "thành quả" khoa học. Bởi vì hôm nay chúng ta thấy cái đó là chân lý nhưng có thể mai này nó không còn như vậy nữa. Tôi kể hoài một câu chuyện, một chuyện nhỏ thôi, có nhiều trường hợp chúng ta phải biết thay đổi cái đầu của mình. Trong toán học có nói: Hai đường thẳng song song không thể gặp nhau. Nhưng mà trong hội hoạ thì gặp. Tại sao gặp? Nghĩa là đôi khi mình phải "flexible" (uyển chuyển). Hai đường thẳng song song không thể gặp nhau, nhưng mà trong hội họa thì gặp. Không gặp là không được, tới đường chân trời là phải gặp chứ.

Cho nên từ cái chỗ tứ thủ nó mới dẫn tới 2 hữu, từ 2 hữu nó dẫn đến 4 sanh, 4 sanh là 4 chủng loại. Noãn là sanh ra bằng trứng như con chim, con cò. Thai là sanh ra nguyên con như con trâu, con bò, con người. Thấp là những cái loài mà nó sanh ra trong môi trường thiên nhiên như là côn trùng do môi trường ẩm thấp không cha không mẹ. Hóa sanh là những loài chúng sinh mà tự nhiên đột hiện, xuất hiện thình lình thì cái này nằm ngoài cái sự hiểu biết của chúng ta. Thôi thì các vị bắt chước tôi đi: Cái gì tôi không kiểm chứng được thì tôi để nó qua một bên.

Trích bài giảng Duyên Khởi
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

Bốn loại Tái sanh (Patisandhi)
Vì tâm thức, các tâm sở và sắc uẩn (citta, cetasikas, rupa) khởi lên vào lúc tái sanh (patisandhi), đều là hậu quả của nghiệp lực (kamma), cho nên tùy theo các loại nghiệp tốt xấu mà phân biệt ra thành bốn loại tái sanh. Bốn loại tái sanh là:
  1. hoá sanh (Opapatika patisandhi);
  2. thấp sanh (Sansedaja patisandhi);
  3. noãn sanh (Andaja patisandhi);
  4. thai sanh (Jalabuja patisandhi).

Niềm Tin

 


Niềm Tin

Niềm tin nó có hai: Niềm tin dựa trên cơ sở hợp lý, trí tuệ thì tiếng Pali gọi là Yoniso, là hợp lý, khéo léo. Còn trường hợp thứ hai là niềm tin thuần túy cảm tính. Tôi từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Có hai cách tìm đến chân lý: cách một là mình hiểu vấn đề như nó là, :"as it is". Còn cách thứ hai là mình tìm đến chân lý theo cách mà mình muốn. Thí dụ: Nhà mình bị mất đồ. Theo cách một thì mình quan sát coi cái này người lạ hay người quen lấy. Nếu mà là người lạ đó thì thôi miễn bàn. Nếu người quen thì ai? Ai là người có khả năng nhất? Mình truy tìm dấu vết như vậy thì đó gọi là mình truy tìm sự thật như nó là. Còn theo cách thứ hai là mình tìm sự thật như mình muốn. Có nghĩa là sao ? Có nghĩa là khi mình bị mất đồ thì chuyện đầu tiên là mình nghĩ đến người mình ghét trước cái đã. Trong khi trên nguyên tắc là mình phải kể cả người lạ nữa. Nhưng mà không, mất đồ thì cái đầu tiên là nghĩ tới là cái người mình ghét cái đã. Đó. Đầu tiên là mình nghĩ tới người đó trước. Các vị thử tưởng tượng, ở trong đời sống thường nhật hay là trong chuyên ngành hình sự mà các vị đi đánh giá, các vị nhận xét nghi phạm bằng cái tình cảm thương ghét là chết rồi. Chết là cái chắc. Tại vì mình mất đồ là thì trước hết mình phải xác định cái này là người quen hay người lạ lấy. Rồi bước thứ hai: nếu là người quen thì là ai? Trên nguyên tắc là mình phải nghi cả những người mình thương nữa kìa. Ví dụ, mình có thằng em ruột nó đánh bài, nó chích hút, thì mình không thể loại trừ nó ra được. Còn đàng này vì mình ghét cô người ở nên hễ mất tiền thì chuyện đầu tiên là mình cứ đi xăm xăm cứ nghĩ cô người ở lấy. Cái chuyện mình nghi ngờ ai, nó không có chắc chắn gì, nhưng mà nó bậy ở chỗ là cái kẻ thực sự là hung thủ thì nó tiêu diêu pháp ngoại, còn cái kẻ vô tội thì mình cứ nghi ngờ, theo dõi mất thời gian mà không được gì hết. Bởi vì cô người ở không có lấy, người lấy là chính thằng em ruột mình. Cho nên, có 2 cách tìm tới chân lý : Cách một là mình quan sát vấn đề như nó là. Cách hai, là mình tìm tới vấn đề như mình muốn.

Và nếu mình đến với Phật pháp từ cái cách thứ hai thì nó nguy hiểm lắm. Nghe tôi nói chữ «nguy hiểm» thế nào các vị cũng có người không đồng ý. Các vị nói: Miễn sao đến được với Phật pháp thôi, chứ tại sao mà đến thiếu trí tuệ lại nguy hiểm ? Dạ, có nguy hiểm.

Trong Trung bộ kinh, cái bài Kinh ví dụ con rắn, Alagaddùpama sutta, Đức Phật có dạy: Tìm đến với giáo pháp mà không có trí thì giống như một người bắt rắn mà sai cách, cầm được con rắn nhưng mà sẽ chết vì con rắn. Giáo pháp nó giống như thuốc chữa bệnh vậy đó, dầu thuốc có quý cách mấy, nhưng mà mình không biết liều lượng là chết như chơi. Đừng hiểu mình thuộc kinh sách là mình ngon. Chưa chắc. Vấn đề là mình hiểu thì hiểu như thế nào và hành trì như thế nào. Chứ còn đừng có nói là thuộc kinh. Thuộc chỉ là nhớ thôi. Còn hiểu là chuyện khác. Mình thuộc 30 cuốn kinh thì đó chỉ là nhớ, nhưng mà hiểu thì là chuyện khác. Ở đây tôi nói là chuyện thuộc lòng Tam Tạng. Chứ còn cái kiểu đọc năm ba cuốn kinh, rồi ghi chép lại sổ tay những điều tâm đắc; cái đó đối với tui là miễn bàn. Tôi nói thuộc lòng Tam Tạng vẫn chưa đủ. Bởi vì, có thể khi mình thuộc lòng là mình chỉ là bản copy lại, mình chỉ scan, mình chỉ ghi âm lại, mình chỉ sao chép lại thôi. Nhưng mà mình có hiểu đúng cái mà mình đã nhớ hay không đó là chuyện khác. Đấy. Mà cái nguy ở đây là gì? Là tuy mình học thuộc bài kinh nhưng mà mình lại hiểu sai bài kinh đó. Chết là chết chỗ đó đó. Khi mà hiểu sai thì cái nhớ của mình lúc này nó thành cái họa cho mình chứ không phải là cái phúc. Tôi nhắc lại. Có những trường hợp cho các vị học đúng nhưng mà các vị hiểu sai. Ví dụ như cách thức nấu một nồi canh chua. Trong đó quý vị nói phải mua đậu bắp, tàu hũ, nấm rơm, bột nêm, ... Các vị tưởng tượng các vị ghi "bột nêm" mà tôi không hiểu bột nêm là gì tôi mới lấy cái keo baking soda, tôi tưởng cái đó là bột nêm. Tôi đâu có biết đâu, tôi thấy đề "bột nêm" tôi tưởng là baking soda. Rồi còn đậu bắp thì tôi lấy trái ổi trái chanh gì đó, tại tôi tưởng đậu bắp là trái ổi. Thì tôi lấy trái ổi liệng vô, còn baking soda tôi tưởng là bột nêm, tôi bỏ vô. Rồi còn cà chua thì tôi tưởng cà chua là trái mãng cầu, tôi lấy mãng cầu tôi bỏ vô vì tôi đâu có hiểu cà chua là gì. Thế là các vị tưởng tượng đi, baking soda mà nấu với ổi, với mãng cầu thì các vị nghĩ coi nó ra cái gì? Mặc dù tôi học đúng, tôi học rất là đúng nha. Tôi học công thức nấu canh chua là cái gì tôi học rất là rõ là nấu nước sôi rồi bỏ cái gì vô trước bỏ cái gì vô sau, trong đó có đậu bắp nè, nấm rơm, cà chua, rồi me, bột nêm, ... Nói chung là tôi nói ào ào nhưng mà vấn đề là tôi không hiểu đậu bắp là gì, tôi tưởng trái ổi, tôi bỏ trái ổi vô, cà chua tôi không biết nó là gì, tôi tưởng mãng cầu, tôi liệng mãng cầu vô. Rồi baking soda tôi tưởng là bột nêm, tôi bỏ vô. Thì các vị coi cái nồi cuối cùng nó ra cái gì? Cho nên đừng nói rằng, tôi thuộc công thức là tôi ngon. Sai. Đó bây giờ đó. Trước mặt quý vị đang có cái nồi mà trong đó là baking soda, rồi ổi, rồi mãng cầu, rồi lá mơ bỏ vô trong đó; "rau ôm" mà tưởng rau mơ nên lấy lá mơ bỏ vô trong đó. Thì coi nó ra cái gì? Cho nên, cái niềm tin ở đây là phải dựa trên cơ sở trí tuệ. Và tôi nhắc lại, đừng có tưởng là thuộc nhiều kinh điển, quen biết nhiều cao tăng, nhà có nhiều kinh sách là đủ. Sai. Cái vấn đề là mình gặm nhấm, mình tiêu hóa được cái gì mình có được trong tủ, trong đầu mình, cái đó là một chuyện.

Có một lần bà Gotami, bà là dì ruột của thái tử Tất Đạt, khi bà xuất gia rồi, bà đắc A-la-hán rồi nhưng mà vì cái lòng đại bi, bà nghĩ đến lợi ích của đàn hậu tấn về sau, trong đó có chúng ta bây giờ, cho nên bà đã đến gặp Đức Phật. Bà mới thưa với Đức Phật là «Mai này Thế Tôn không còn nữa Thánh chúng không còn nữa thì người đời sau họ sẽ dựa vào đâu để mà biết cái nào là lời Phật, cái nào không phải là lời Phật ?» Đối với bà thì xong rồi, nhưng mà bà hỏi cho đám hậu tấn chúng mình thôi. Thì Đức Phật Ngài dạy rằng : «Pháp môn nào mà mình theo nó mình trở nên thiểu dục, không có thích thú cái này cái kia nữa, pháp môn nào mà mình càng đi theo mình càng thích sống một mình, cái pháp môn nào mà mình càng theo mình càng được an lạc, cái pháp môn nào mình càng theo mình càng chán đám đông, cái pháp môn nào mình càng theo mình càng trở nên dễ nuôi, sao sống cũng được, thì cái pháp môn đó là đúng. Còn pháp môn nào mà đi theo càng lâu, nó thích tùm lum hết, nó thích đủ thứ, pháp môn nào đi theo thời gian lâu mà nó vẫn không chán sợ đám đông, cứ thích đàn đúm tụ tập, thì cái pháp môn đó là không đúng." Thì đó là những tiêu chí.

Trong pháp Thiền cũng vậy. Ở đây tôi đang nói những vị Thiền sư đúng đắn, những vị thứ thiệt. Thì mỗi vị đó trên căn bản là đều y cứ kinh điển nhưng mà về chi tiết râu ria thì nó đều có những dấu ấn cá nhân trong đó. Phảo nhớ cẩn thận cái chỗ đó. Cái bậy nhất của mình là mình thần tượng quý mến đặc biệt một cái vị nào đó, và mình coi tất cả những gì vị ấy nói ra đều là khuôn vàng thước ngọc, đều là chuẩn mực tuyệt đối. Cái chuyện đó nó có nhiều cái bậy lắm. Cái bậy thứ nhứt, nếu mà vị đó nói đúng, thì cái người mình thờ phải là Đức Phật chứ không phải cái ông đó. Không biết tôi nói trong room có hiểu không? Khổ quá, giảng mà không thấy mặt người nghe nó khổ lắm, giống như mình đang hát cải lương trong nghĩa trang vậy đó. Không biết có ai nghe hay không ? Tôi nhắc lại lần nữa, nếu mà ông thiền sư ổng nói đúng lời Phật thì cái người mà mình thần tượng, cái người mà mình mang ơn phải là Đức Phật chứ. Thì dĩ nhiên vị đó mình cũng mang ơn là vì nhờ vị đó nhắc lại lời Phật, nhưng mà vị đó chưa phải là tất cả. Rất nhiều người hôm nay, cứ thờ thầy mà quên thờ Phật. Nhắc lại: Nếu cái ông đó mà ổng nói đúng lời Phật thì mình phải cảm kích Đức Phật chứ, mình phải thờ phụng, mình phải thần tượng Đức Phật chứ. Còn đằng này mình xoay qua thờ ổng. Còn nếu mà ổng nói sai lời Phật thì không còn gì để nói.

Trong Tăng chi bộ Đức Phật có dạy: thần tượng một cá nhân rất là nguy hiểm. Thí dụ như khi cá nhân đó có vấn đề, chẳng hạn như cá nhân đó chết, hay là hoàn tục, hay là phạm giới, hay là cá nhân đó vì một lý do nào đó mà bị tăng chúng xử phạt, thì lúc bấy giờ là mình bị sốc. Mà trong khi niềm tin của mình đối với Tam Bảo thì nó chắc ăn hơn. Mình tin vào ngọn núi nó chắc hơn là mình đặt niềm tin vào ông tỳ khưu.

Tôi nhớ Tây nó có câu rất là hay: "Con chim đậu trên nhánh cây nó tin vào đôi cánh của nó". Còn con người đứng trên cành cây thì tin vào độ chắc chắn của nhánh cây. Các vị thấy niềm tin nào nó ngon hơn? Mình đặt niềm tin vào cái nhánh cây nó rất nguy hiểm, lỡ mà nó không chắc chắn như mình nghĩ thì sao? Trong khi con chim thì lại khác, nó bay mỏi rồi, nó đậu. Nhưng khi nó đậu, nếu mà người nào để ý nó đậu nhẹ lắm, và nó sẵn sàng nó rời khỏi nhánh cây đó khi mà nó nhận ra điều gì bất trắc, nó nhận ra có điều gì nguy hiểm, là lập tức nó đi ngay. Còn con người mình thì không như vậy. Con người mình là cứ loay hoay, lỡ nghe cái "rắc" là cứ loay hoay, lỡ mà "rắc" một cái nữa lại cũng cứ loay hoay, là chết. Mà nếu mình chuyền qua được cái nhánh khác cũng rất là mệt mỏi. Mình đặt cái niềm tin vào cái bên ngoài hơn là cái bên trong.

“A bird sitting on a tree is never afraid of the branch breaking, because her trust is not on the branch but on her own wings. Always believe in yourself”
– Unknown

Vậy cái Chánh tín là gì? Chánh tín là chuyện đầu tiên là phải dùng cái trí tuệ của bản thân, chứ không phải là vì cái tình cảm của mình đối với người khác. Phải cẩn thận cái đó. Và hồi nãy tôi cũng nói rồi. Mình chọn cái giải pháp đó là vì nó hợp lý hay là vì mình thích. Hai cái đó khác nhau, khác nhau rất là xa, xa lắm quý vị.

Trích bài giảng Chánh Tín và Mê Tín
Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép