Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Mục Hỏi & Đáp: Làm Phước

 


HỎI

Làm phước cách nào mới gọi là đại thí?

ĐÁP

Không hẳn bỏ ra nhiều mới là đại thí, mà đại thí ở đây có nghĩa là :

1. Tâm mình lúc bỏ ra hoàn toàn không có sự nuối tiếc.

2. Đối tượng nhận sự cúng dường, sự bố thí đó nếu là đối tượng cá nhân phải là đức độ, hoặc là đối tượng tập thể.

3. Tác dụng của vật thí đó, thí dụ như mình cúng dường một ngàn vị La Hán một bữa ăn, thì công đức đó không bằng làm một cái giếng, đắp một con đường, làm cây cầu để cho một ngàn vị La Hán đó sử dụng, thì công đức đó lớn hơn bởi vì tác dụng giá trị ý nghĩa của cái cầu nó lớn hơn một bữa ăn. Mặc dầu cái phước cúng dường bữa ăn không thể đem so với phước làm cầu. Bởi vì cúng bữa ăn khác, cúng dường phương tiện đi lại khác, mình không lấy cái này trộn với cái kia, tuy nhiên nếu xét theo thời gian lâu bền, trong kinh Tương Ưng mình đã học rồi Đức Phật ngài dạy rằng công đức nào mà nhắm đến đối tượng đức độ, đối tượng tập thể thì công đức đó lớn hơn đối tượng cá nhân hoặc là đối tượng thiếu đức độ, và làm việc gì mà để lại kết quả lâu bền. Cho nên mình học bài kinh bố thí thức ăn thực phẩm ngài nói rõ tuỳ vào cách nghĩ của thí chủ, thí dụ như mình nghèo chỉ cúng một bữa ăn, khi mình cúng mình nghĩ thế này :

* Người khỏe mạnh ăn vào thêm khỏe

* Người đẹp ăn vào thêm đẹp

* Người đang vui ăn vào thêm vui

* Người trí tuệ ăn vào thêm trí tuệ

* Người có giới ăn vào thêm ngày giữ giới

* Người có định ăn vào thêm định.

Cái đó gọi là đại thí. Còn bố thí mà mong cho người khác biết, mong cho được nổi tiếng, mong cho được sanh về trời thì cái đó rất hạn chế, còn bố thí mình chỉ nghĩ đến đức độ đối tượng, bố thí mình nghĩ đến tiền đồ của Phật pháp, bố thí mình nghĩ đến vận mệnh của chánh pháp, bố thí mình nghĩ đến chuyện lợi cho chúng sinh.

Thí dụ tôi gởi cho thiền viện Pa Auk 10 dollars, thiền viện Shwe Oo Min 10 dollars tôi nghĩ 10 dollars này là góp phần cho mấy thiền viện này tiếp tục kéo dài tuổi thọ tồn tại ở đời, mai này trong thiên hạ bất cứ ai muốn tu thiền thì họ cũng có chỗ đi về gởi gấm tâm tư. Mặc dù mỗi thiền viện tôi chỉ cúng có mười dollars, nhưng tôi cúng với tất cả tấm lòng của tôi. Chứ còn nếu nổi hứng mỗi tháng thu nhập chỉ có 100 ngàn đồng, rồi lấy ra 50 ngàn đồng đem bố thí, để tháng đó không có tiền trả điện, nước, bác sĩ, nhổ răng, vợ đẻ con đau, vv... , rồi bị hụt tiền thì chết rồi, lúc cần không có rồi nuối tiếc.

Bố thí rồi nuối tiếc đời sau giàu có mà không được hưởng, vì ngày xưa mình cho mà bằng tâm không trọn vẹn, cho nên bây giờ mình có một cách không trọn vẹn. Cho không trọn vẹn thì có cũng không trọn vẹn nghĩa là chỉ có quyền sở hữu không có điều kiện tiêu thụ. Điều kiện đây là tâm lý, vật lý. Điều kiện tâm lý là tiếc, cứ mỗi lần muốn xài là lòng không vui cứ tiếc không dám xài, điều kiện vật lý là thí dụ nhà đó đắc tiền đất vàng, nguyên đại gia đình đang ở đó, mình đứng tên nhưng phải chờ ba má trăm tuổi, anh chị em trong gia đình dọn đi nơi khác ở,thì mình mới bán được, lúc bán rồi mình mới sướng. Cho nên nhiều người họ giàu ngầm mà hưởng không được, hoặc là đất đai trùng điệp mà muốn có sổ đỏ, sổ hồng không phải dễ. Bán thì không được mà giữ thì không có tiền tiêu xài. Giàu có không hưởng được nó nhiều lý do lắm, nhưng giàu không hưởng được là vì kiếp xưa họ bố thí không trọn vẹn. Bố thí không trọn vẹn thì quả trổ cũng không trọn vẹn.



HỎI

Tại sao có chuyện đầu thai có tâm thiếu trí?

ĐÁP

- Khi chúng ta hành thiện, bố thí, trì giới, tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, bằng cái tâm có trí tuệ đi kèm, chúng ta làm phước với nhận thức đầy đủ tại sao mình làm, thì công đức đó được gọi là công đức hợp trí, có trí đi cùng. Khi mình làm công đức với một nhận thức rõ ràng, không phải tuỳ hứng, không phải vì háo danh, không phải vì cầu danh, cầu lợi, mình làm công đức với nhận thức như vậy, thì khi mình sanh ra, mình sẽ được giàu có đẹp và đồng thời rất thông minh và huệ căn của mình có thể dẫn tới thiền định đạo quả.

- Còn riêng những người làm phước vì cầu danh cầu lợi, cảm hứng nhất thời hoặc bị ai dụ nghe bùi tai xách tiền vô chùa làm phước, lạy Phật..v...v. Hành động công đức ấy, không đi kèm với nhận thức đầy đủ, thì công đức đó gọi là ly trí hay là vô trí. Đời sau sanh ra cũng đẹp trai, đẹp gái, con nhà giàu, có thể học rất giỏi, nhưng riêng thiền định đạo quả thì trớt quớt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét