Chúng Tôi và Chúng Ta
Tiếng Mỹ nó không hay bằng tiếng Việt Nam. Tiếng Mỹ nó chỉ có chữ "We" thôi, quí vị. Trong khi tiếng Việt Nam mình có hai cái, chữ "chúng tôi" và chữ "chúng ta". Nếu mà nói rốt ráo thì Đạo Phật là thế này, chúng ta phải tu tới một cái mức nào đó, ta chỉ còn dùng cái chữ "chúng ta" và đừng bao giờ xài chữ "chúng tôi". Khi chúng ta nói tới chữ "chúng tôi" thì chúng ta còn phân biệt đây và đó, bỉ và thử, chủ và khách. Chúng ta tu đến một ngày mà chỉ còn chữ "chúng ta" thôi. Chỗ này thằng Mỹ chỉ có cắn răng, nó dịch không nổi, Mỹ không có tài nào mà dịch được chữ này hết. Các vị có phân biệt được "chúng tôi" và "chúng ta" không? Khi tôi nói "chúng tôi" thì có nghĩa là tôi còn phân biệt bỉ thử, tôi là người nói và đối tượng là người nghe; nhưng mà khi nói "chúng ta" có nghĩa là thiên hạ đại đồng, tất cả vũ trụ, giang sơn qui về một mối.
Lúc đó không còn cái sự phân biệt nữa, quí vị. Nó hay dữ lắm luôn, các vị biết không? Nếu mà biết đạo rồi, nó hay dữ lắm, lời Phật hay không có tưởng nổi.
Ngày nào anh còn sống trong phân biệt bỉ thử, đây và đó, trong và ngoài, chủ và khách, thì ngày đó anh vẫn còn đau khổ và ngày đó anh vẫn còn sanh tử. Là vì sao? Không chỉ vì đơn giản so sánh mà còn sanh tử. Mà là chính vì hai điều:
Điều thứ nhất, cái gì đã dẫn đến sự so sánh ấy? Dạ thưa: Tham ái và tà kiến. Đó là một chuyện. Cái nhân của ngã mạn là tham ái và tà kiến.
Tất thảy chúng ta trong đây mà có phản ứng gì đi nữa trước 6 trần cảnh đều là do ngã mạn hết. Đó, nó lớn chuyện như vậy đó, thưa quí vị, lớn chuyện lắm.
Trích bài giảng ngày KTC.6.74 Thiền
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét