10 CÂU CHUYỆN NÊN BÀN LUẬN VỚI NHAU
Đối với người có sở nguyện hành Đạo tối thượng thì chỉ nên bàn luận với nhau trong mười đề tài sau đây:
1. Thiểu Dục (Appicchakathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh sự an phận, thiểu dục, tránh xa sự đa dục.
2. Tri Túc (Santuthīkathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh sự mãn nguyện vừa lòng tránh xa sự bất tri túc.
3. Ẩn Dật (Pavivekakathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh sự an tịnh thân tâm, an tịnh độc cư.
4. Bất Luyến Ái (Asaṅgasaggakathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh sự không ưa tu hội, tránh đàn đúm hay hội nhóm.
5 Tinh Cần (Viriyārambhakathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh việc nhắc nhở sự siêng năng, tránh xa sự giải đãi.
6. Giới Hạnh (Sīlakathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho đặt mình trong điều học.
7. Định Tâm (Samādhikathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho tâm được an tịnh.
8. Trí Tuệ (Paññākathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh trí tuệ.
9. Giải Thoát (Vimuttikathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh sự giải thoát.
10. Giải Thoát Tri Kiến
(Vimuttiñāṇadassanakathā): chỉ nói những chuyện dắt dẫn làm cho phát sanh tri kiến trong tâm thức cho được thoát khỏi phiền não.
Việc bàn luận Pháp hoặc chỉ bàn luận những đề tài thiện hảo làm thành điều kiết tường đó là con đường tăng trưởng tiến hóa của đời sống, vì nhờ vậy mà phát sanh Trí Tuệ, trở thành người thông tuệ, có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong đời sống một cách đúng đắn. Vả lại, còn làm cho phát sanh sự đoàn kết trong hội nhóm.
Chú Giải có trình bày quả phước báu của việc bàn luận Pháp như sau:
1. Được học hỏi tầm cầu kiến thức theo lẽ Đạo.
2. Ôn luyện kiến thức xưa cũ cho được uyên bác.
3. Làm giảm sự nghi ngờ, Tâm lưỡng lự trong việc làm thiện sự.
4. Chặt đứt một cách trực tiếp về Thân Kiến, sự nhận thấy về bản thân.
5. Rèn luyện tu tập Tâm thức làm cho phát khởi sự thanh tịnh.
(Sư Sán Nhiên giảng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét