Thực Tế Cuộc Sống
Ðời sống theo Phật Giáo là khổ đau, khổ
đau ngự trị suốt đời. Ðó là vấn đề căn bản của đời sống. Thế giới đau khổ và
tai ách, không một chúng sanh nào thoát khỏi cái gông cùm khổ sở và đó là chân
lý phổ quát mà không một người ý thức nào không nhìn thấy sự việc trong bối
cảnh thích nghi của nó, có thể chối cãi được. Tuy nhiên sự công nhận thực tế
phổ quát này không có nghĩa là chối bỏ hoàn toàn lạc thú và hạnh phúc. Ðức
Phật, Người Chiến Thắng Khổ Ðau, không bao giờ chối cãi hạnh phúc trong đời khi
Ngài nói đến tính tổng quát của khổ đau. Trong kinh Aguttara Nikaya có nêu hạnh
phúc mà chúng sanh có khả năng vui hưởng.
Trả lời câu hỏi của Mahali Licchavi, Ngài
nói:
'Này Mahali, nếu những dạng thức có thể nhìn thấy như âm thanh,
mùi và vị vô hình và những vật sờ thấy được (những đối tượng giác quan mà con
người cảm thấy qua khả năng cảm giác), hoàn toàn chịu khổ đau, bị bao vây bởi
khổ đau, bị mất lạc thú và hạnh phúc, thì chúng sanh sẽ không vui thích gì nơi
những đối tượng giác quan ấy; nhưng này Mahakli, vì có lạc thú và hạnh phúc
trong những đối tượng giác quan ấy, nên chúng sanh mới thích chúng và bám níu
vào chúng, do sự bám níu này, đã tự làm mình ô trược'.
Do khả năng cảm giác nên con người bị lôi
cuốn vào những đối tượng giác quan ấy, thích nơi chúng và tìm nguồn vui nơi
chúng (assada). Ðó là thực tế không chối cãi được vì bạn kinh qua điều
đó. Tuy nhiên, vật chất thích thú, hay niềm vui không trường cửu. Chúng phải
chịu sự thay đổi. Vậy thì khi một người có thể duy trì hoặc bị tước đi lạc thú
làm cho mình vuiù, người đó thường trở nên ủ rũ. Người ấy không thích sự buồn
tẻ, thiếu nhiều thứ nên buồn bã, đi tìm nguồn vui nơi bạn bè, giống như trâu bò
tìm đồng cỏ mới, nhưng những thú vui mới này chỉ như màn trình diễn qua đi rất
nhanh. Vì vậy, tất cả các lạc thú, dù bạn thích hay không thích, cũng là khúc
mở đầu cho đau đớn và chán ghét. Tất cả những lạc thú trần thế đều phù du,
giống như viên thuốc độc dược bọc bởi một lớp đường lừa gạt và làm hại mình.
Một dĩa thức ăn không ngon, một ly nước
uống không dễ chịu, một thái độ vô duyên, và hàng trăm những chuyện lặt vặt
khác đem đau đớn và bất toại nguyện đến với chúng ta - người Phật Tử hay không
là Phật Tử, giàu hay nghèo, cao sang hay hèn mọn, biết chữ hay mù chữ.
Shakespeare mô tả lời nói của Ðức Phật khi ông viết trong tác phẩm Hamlet: "Khi
phiền não đến, chúng không đến đơn độc mà từng tiểu đoàn".
Vậy thì khi con người thất bại không thấy
khía cạnh này của cuộc đời, cái bất trắc của lạc thú, họ trở nên thất vọng và
dao dộng, đôi khi cư xử rồ dại không có ý thức hay suy xét phán đoán, và tâm có
thể mất quân bình. Ðiều đó là nguy hiểm, hậu quả tội lỗi (adinava). Nhân
loại thường phải đối đầu với hai bức tranh cuộc sống này. Tuy vậy người cố gắng
quét sạch ham muốn sâu xa mọi sự, vật sống hay vô tri vô giác, nhìn đời với một
cái nhìn khách quan, thấy sự vật đúng theo phối cảnh của chúng, rèn luyện văn
hóa đòi hỏi mình phải trầm tĩnh trước tất cả những thăng trầm của cuộc đời, có
thể mỉm cười trước sự việc bất như ý, giữ tâm trí được quân bình quăng đi tất
cả những cái thích và không thích - Người ấy chẳng bao giờ buồn phiền mà giải
thoát (nissanara). Ba điều này assada (vui), adinava (hậu
quả tội lỗi) và nissarana (giải thoát) hoặc hỉ lạc, những hậu
quả tội lỗi và giải thoát của chúng là thực tế kinh nghiệm- một bức tranh trung
thực về cái mà ta gọi là đời sống.
Trả lời câu hỏi của Mahali, Ðức Phật tiếp
tục:
'Này Mahali, nếu những hình thái có thể nhìn thấy, âm thanh.
hương, vị và các vật sờ thấy được, hoàn toàn mang lại lạc thú, bao trùm với lạc
thú, không bị đau khổ, chúng sanh sẽ không nhàm chán các đối tượng giác quan,
nhưng, này Mahali, có sự đau đớn, và những lạc thú trong đối tượng giác quan ấy
không lâu bền, chúng sanh cảm thấy nhàm chán, thấy chán ghét, họ không còn thấy
thích thú và cũng không bám níu nơi chúng, họ tự thanh tịnh lấy họ'.
Vậy thì có ba khía cạnh khổ đau:
* khổ đau trong dạng thức thông thường hết sức rõ ràng (dukkha-dukhata);
* khổ đau, hay sự bất toại nguyện của tình trạng tùy thuộc;
* khổ đau gây ra bởi sự thay đổi (vipainama dukkhata).
Tất cả những đau khổ về tinh thần hay thể
xác, như sinh, già bệnh, tử, phải quan hệ với người không ưa, bị chia ly với
người ưa, không đạt điều ta muốn là những sự đau khổ thông thường trong đời
sống hàng ngày và được gọi là dukkha-dukkhata. Không cần đến
nhiều khoa học mới hiểu được thực trạng của đời sống.
Sankhara-dukkhata, bất toại nguyện trong những
tình trạng tùy thuộc, có một ý nghĩa triết lý. Mặc dù từ ngữ sankhara gợi ý tất
cả sự vật đều bị chi phối bởi nguyên nhân và hậu quả, nơi đây trong phạm vi khổ
đau, năm nhóm uẩn (pancakkhandha) được nói đến. Chúng là tập hợp vật
chất (trong trường hợp này là xác thân hữu hình), của cảm giác, của nhận thức
của cấu trúc tinh thần và của thức.
Chúng được gọi là nama-rupa (danh-sắc),
môt thực thể tâm-vật-lý. Rupa nằm trong uẩn vật chất và Nama là
bốn uẩn còn lại. Sự phối hợp của năm uẩn cấu tạo thành một chúng sinh.
Một chúng sinh và thế giới kinh nghiệm cả
hai đều luôn luôn thay đổi. Chúng đi vào tồn tại rồi lại mất đi. Tất cả đều
trong cơn gió lốc, không có gì có thể thoát ra khỏi sự thay đổi không lay
chuyển và không ngừng nghỉ này, và vì bản chất tạm thời này, không có gì là
thực vừa ý. Có hạnh phúc, nhưng rất ngắn ngủi, tan đi như bông tuyết, mang lại
bất toại nguyện.
Viparinama dukkha (Khổ vì thay đổi) nằm
trong loại bất toại nguyện do sự vô thường. Tất cả những cảm nghĩ vừa ý và sung
sướng mà con người kinh nghiệm phai mờ và biến đi. Như Ðức Phật nói, cả đến
những cảm nghĩ chứng nghiệm bởi các nhà du già hay thiền định đạt tới bốn tầng
thiền, cũng rơi vào loại viparinama dukkha (khổ vì thay đổi),
vì chúng cũng chóng tàn (vô thường) và chịu sự thay đổi. Nhưng cái khổ ghi nơi
đây không phải là cái đau đớn hay khổ sở mà con người thường phải chịu đựng.
Ðiều mà Ðức Phật vạch rõ là tất cả sự vật vô thường đều bất toại nguyện.
Chúng chịu sự thay đổi trong mỗi khoảnh
khắc và sự thay đổi này mang đến bất toại nguyện, vì bất cứ gì vô thường đều
bất toại nguyện (yadaniccam tam dukkha). Do đó không có hạnh
phúc trường cửu.
Ðức Phật không có nét mặt buồn thảm khi
Ngài giảng cho các tín đồ chân lý của khổ, nét mặt Ngài lúc nào cũng vui tươi,
rạng rỡ và tươi cười cho thấy tâm đắc ý của Ngài:
Ngài khuyến khích các đệ tử của Ngài không
nên yếu đuối, mà nên trau dồi tất cả phẩm hạnh quan trọng, niềm vui, một yếu tố
của sự giác ngộ. Nghiên cứu một cách vô tư về Phật Giáo nói cho chúng ta biết
đó là một thông điệp rạng rỡ vui tươi và hy vọng, không phải là triết lý chủ
bại về tính bi quan.
-ooOoo-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét