LOẠI CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG
NHẤT
Có
hai loại cúng dường:
Chúng
ta hãy nhìn lại những ước nguyện của đức Phật dành cho hàng đệ tử (sāvaka)
của Ngài vì nó liên quan dến sự cúng dường trong giáo pháp này. Ứớc nguyện của
quý vị và ước nguyện của đức Phật giống nhau hay khác - điều này chúng ta sẽ
tìm hiểu trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhināvibhanga Sutta).
Ngang
đây, chúng ta thử bàn luận ý nghĩa đức Phật muốn nói.
Nếu
một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua sự hướng dẫn của một bậc đạo sư thì
minh sát trí về Tứ Thánh Đế của vị ấy có lợi nhiều hơn so với những hành động
tôn kính, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư. Nếu người ấy tuệ tri Tứ Thánh
Đế qua Nhập Lưu Thánh đạo tuệ và Nhập Lưu Thánh quả tuệ (Sotāpatti magga
phalañāṇa) thì minh sát trí này sẽ giúp họ thoát khỏi bốn ác đạo (apāya:
địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la). Kết quả này thực là kỳ diệu. Những người
dễ duôi trong việc thực hiện những thiện nghiệp thường phải lang thang trong
bốn cõi ác. Bốn đọa xứ ấy giống như căn nhà của họ (pamattassa ca nāma
cattāro apāyā sakagehasadisā)[3].
Chỉ thỉnh thoảng họ mới viếng thăm các cõi lành. Như vậy, thoát khỏi bốn đọa xứ
quả thực là cơ hội quý giá, không thể nào đem so sánh với những việc tôn kính,
cúng dường tứ vật dụng cho bậc đạo sư của người đệ tử.
Lại
nữa, nếu một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua Nhất Lai Thánh đạo tuệ và Nhất
Lai Thánh quả tuệ (Sakadāgāmi magga phalañāṇa), người ấy sẽ trở lại cõi
người này chỉ một lần nữa. Còn nếu vị ấy tuệ tri Tứ Thánh Đế qua Bất Lai Thánh
đạo tuệ và Bất Lai Thánh quả tuệ (Anāgāmi magga phalañāṇa), minh sát trí
này sẽ giúp vị ấy thoát khỏi mười một cõi dục. Vị ấy nhất định sẽ tái sanh vào
một Phạm Thiên giới nào đó và không bao giờ trở lại cõi dục này. Lạc của Phạm
Thiên giới thù thắng hơn dục lạc rất nhiều. Trong cõi Phạm Thiên không có đàn
ông, không có đàn bà, không có gia đình, v.v... Ở đó không có đánh nhau, cãi
nhau, chẳng cần phải ăn uống. Thọ mạng của họ rất dài. Không ai có thể phá hoại
hạnh phúc của họ. Họ thoát khỏi mọi hiểm nguy, nhưng vẫn phải chịu tiêu hoại,
phải chịu tái sanh trở lại, nếu họ không đắc A-la-hán.
Hơn
nữa, nếu một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua A-la-hán Thánh đạo và A-la-hán
Thánh quả (Arahatta magga-phalañāṇa), minh sát trí này sẽ dẫn đến sự
giải thoát khỏi vòng luân hồi của vị ấy. Sau khi Bát Niết-bàn nhất định vị ấy
sẽ không còn khổ, không còn sinh, hoại, bệnh, tử, v.v... nữa. Vì thế, những lợi
ích này có giá trị hơn những hành động cung kính và dâng cúng tứ vật dụng đến
bậc đạo sư của người đệ tử. Dù cho họ có cúng dường tứ vật dụng cao như núi Tu
Di, sự cúng dường ấy cũng không đủ để trả món nợ của họ, bởi vì thoát khỏi luân
hồi, hay thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử giá trị hơn rất nhiều.
Thù
Thắng Nhất Trong Các Cúng Dường Thế Gian
Đó
là loại cúng dường thứ hai đã được đề cập ở đầu bài giảng này - loại cúng dường
không cho quả. Quý vị có thích loại cúng dường này không? Nếu thích, xin quý vị
hãy lắng nghe bài kệ sau đây trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhināvibhanga
Sutta).
(Này
chư tỳ khưu, ta nói rằng, một vị A-la-hán với tâm trong sạch, không cấu nhiễm,
tin vào quả của nghiệp, cúng dường đến một vị A-la-hán vật (mà họ) có được một
cách chân chánh thì sự cúng dường ấy thực sự là tối thắng nhất trong các loại
cúng dường thế gian.)
Trong
trường hợp này, chúng ta thấy có bốn pháp hiện diện nơi người thí chủ:
Nhưng
ở đây, pháp thứ năm cần thiết đó là:
-
Người thọ nhận cũng là một bậc A-la-hán.
Đức
Phật dạy loại cúng dường này, tức một vị A-la-hán cúng dường đến môt vị
A-la-hán, là loại cúng dường thế gian cao thượng nhất. Vì sao? Vì sự cúng dường
này không có quả. Nghĩa là sao? Thí chủ là người đã đoạn tận si mê và mọi tham
ái đối với cuộc sống. Vô minh (avijjā) và tham ái (taṇhā) là
những nhân chính tạo nghiệp (kamma), tức các hành (saṅkhāra).
Trong trường hợp này, các hành nghĩa là những hành động thiện như làm phước
cúng dường. Tuy nhiên, nghiệp này không cho quả vì không có những nhân hỗ trợ,
tức là không có vô minh và tham ái. Chúng ta biết, nếu rễ của một cái cây bị
cắt đứt hoàn toàn thì cây ấy không thể trổ quả được nữa. Cũng vậy, sự cúng
dường của một vị A-la-hán không thể tạo quả vì các nhân vô minh và tham ái đã
bị diệt hoàn toàn. Vị ấy không mong chờ một kiếp sống tương lai. Trong Kinh
Châu Báu (Ratana Sutta), đức Phật dạy:
Nghĩa
là các bậc A-la-hán đã cạn hết mọi thiện nghiệp và bất thiện nghiệp cũ. Các
thiện nghiệp và bất thiện mới cũng không khởi lên nơi họ. Các Ngài đã đoạn diệt
hết những hạt giống tái sanh, không mong chờ một kiếp sống tương lai. Danh-sắc
của các Ngài sẽ chấm dứt, tựa như ngọn đèn khi dầu cạn và tim lụn vậy.
Do
lời chân thật này, cầu mong tất cả chúng sinh được an vui và thoát khỏi mọi
hiểm nguy.
Đây
là một lời xác nhận sự thật. Do lời xác nhận sự thật này mà tất cả người dân
ở Vesāli (Tỳ-xá-ly) được thoát khỏi mọi hiểm nguy[8].
Cúng
dường của một vị A-la-hán là cúng dường cao thượng nhất vì nó không có kết quả
trong tương lai. Nếu không có đời sống tương lai, sẽ không còn sanh, lão, bệnh
và tử. Đây là loại cúng dường cao thượng nhất - cúng dường không cho quả hay
không có kết quả.
Trong
trường hợp của loại cúng dường thứ nhất - cúng dường có kết quả, như hạnh phúc
trong nhân giới, trong Thiên giới hoặc trong Phạm Thiên giới, vẫn còn khổ. Ít
nhất thì người bố thí vẫn phải chịu sự chi phối của sanh, già, bệnh, chết. Nếu
thí chủ vẫn còn tham đắm các dục trần, dù hữu tình hay vô tình thì khi các đối
tượng ấy hoại diệt hay mất đi, vị ấy cũng còn cảm giác sầu, bi, khổ, ưu và não
như thường.
Quý
vị thử suy xét về vấn đề này xem, chúng ta có thể nói rằng, một sự cúng dường
là cao thượng khi nó tạo ra sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não hay
không? Và cũng suy xét thêm, chúng ta có thể nói rằng, một sự cúng dường là cao
thượng khi nó không cho quả - không còn sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu,
não không? Đây là lý do vì sao đức Phật tán dương loại cúng dường thứ hai là
cao thượng nhất. Đến đây chắc quý vị đã hiểu ý nghĩa của bài Pháp này. Lúc bắt
đầu bài Pháp, chúng ta đã đề cập có hai loại cúng dường. Đó là, cúng dường cho
quả sung mãn và cúng dường không cho quả. Quý vị thích loại cúng dường nào? Bây
giờ chắc quý vị đã có được câu trả lời.
Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui và hạnh phúc.
-ooOoo-
[1] Một bài pháp được thuyết
sau khi thí chủ cúng dường, như trong trường hợp này, gọi theo Pāḷi là Anumodana pháp.
"Anu" có nghĩa nhắc đi nhắc lại nhiều lần, "modana"
nghĩa là hoan hỷ. Như vậy một bài giảng Anumodana là một Tùy
Hỷ Pháp nhằm nâng cao tâm của những thí chủ, làm tăng thêm thiện nghiệp và
phước báu cho việc làm của họ và khắc ghi điều đó trong tâm trí họ.
[2] MIII.iv.12
[3] Dh.A.I.i.I "Cakkhupalatthera"
(Câu chuyện Trưởng lão Cakkhupala).
[4] Với tâm không mong đợi,
tham đắm, sân hận,...
[5] MA.III.iv.12 "Dakkhiṇāvibhanga
Sutta".
[6] Yi-tung là ngôi chùa ở Đài
Loan, nơi thiền sư Pa-Auk Sadadaw được mời đến dạy thiền cho Tăng ni và Phật tử
ở đây.
[7] Hạt giống tái sanh (chủng
tử) ở đây là vô minh, tham ái và nghiệp lực.
[8] Vesāli là một
thành phố lúc này đang bị nạn đói, hạn hán, dạ xoa ác và những bệnh dịch nguy
hiểm. Người dân ở đây đã thỉnh cầu đức Phật giúp họ và Ngài đã dạy cho họ bài
Kinh Ratana này.
[9] Paṭṭhāna (Duyên
Hệ) - Bộ thứ năm của Tạng Diệu Pháp, phần Kusalattika (các
nhóm Ba Thiện Pháp).
[10] Hạt giống tái sanh (chủng
tử) ở đây là vô minh, tham ái và nghiệp lực.
-ooOoo-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét