𝕋À𝕄 Ú𝕐
- Tàm: là biết thẹn, Úy là biết sợ trước các lầm lỗi.
Nhiều người không làm bậy vì thẹn, nhưng có một số người không làm tội lỗi khi lấy cái sợ làm chính. Thẹn và sợ là một cặp, tùy người và tùy việc nào mà cái nào trội hơn. Như bản thân tôi, tuy là tôi tu hồi bé nhưng trong tiền kiếp vô lượng có lẽ tôi là tay sát cá. Tôi thích coi người ta câu cá lắm, tôi thấy cái chuyện một người đi câu cá đâu có vi phạm gì đâu trong quan điểm xã hội, đạo đức nhân bản, chuyện câu cá không có gì thẹn hết. Nhưng tôi sợ. Hôm nay mình giết một con là mai mốt mình phải chết tới mấy ngàn đời. Bây giờ mình giết nó, nó là con cá. Còn mấy ngàn lần mình trả nợ thì có những kiếp mình là vua mới lên ngôi, hoàng hậu mới tấn phong, hoa hậu mới đoạt giải, ông sư mới xuất gia, mới vừa thuộc lòng Tam tạng, mới vừa đắc quả thánh gì đó là bị đè ra giết chết ngắc chỉ vì cái quả xấu là hồi xưa giết con cá; chưa kể cái tội đi địa ngục.
Cho nên, tùy chuyện và tùy người mà trong hai cái tàm úy, cái nào tội hơn cái nào. Có người tránh tội lỗi vì thấy thẹn, có người tránh tội lỗi vì thấy sợ, và có trường hợp cả hai.
Trong kinh nói tàm úy là “𝓵𝓸𝓴𝓪𝓹ā𝓵𝓪 𝓭𝓱𝓪𝓶𝓶𝓪” nghĩa là hai pháp gìn giữ giềng mối trật tự cho thế giới. Vì chính hai cái này là rào cản để cho con người không vượt khỏi lằn ranh đạo đức. Đồng thời nó cũng chính là dấu hiệu phân biệt giữa con người với con thú. Con thú thích làm gì thì nó làm chứ không suy tư đắn đo như con người. Con người thì cái gì cũng phải coi có nên hay không. Tàm úy là dấu chỉ của một con người văn minh, của một thể loại chúng sanh có phước.
#NhậtKýChépBằngKinh_19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét