CÁI CHẾT
SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG NÀO ĐI NỮA THÌ QUÍ VỊ CŨNG TẬP MỘT ĐIỀU ĐÓ LÀ LÀM QUEN VỚI MỌI THỨ TRONG ĐỜI SỐNG. NÓ ĐẮNG HAY NGỌT THÌ CŨNG PHẢI LÀM QUEN ĐỂ MAI NÀY TRÊN GIƯỜNG CHẾT TRONG TÌNH HUỐNG NÀO CHÚNG TA CŨNG CÓ THỂ RA ĐI.
Hồi đó tới giờ mình cứ tưởng thân này là của mình, nhưng nếu quí vị sống chánh niệm một thời gian đặc biệt là tu đề mục hơi thở thì quí vị sẽ thấy nhiều chuyện lạ lắm.
Quí vị ngồi xếp bằng và tâm quí vị lắng xuống, sẽ nghe đau, ngứa, mỏi, khó chịu toàn thân vì từ xưa tới giờ thân nó luôn là như vậy. Nhưng vì mình thất niệm, mỗi lần mình nghe nó hơi kỳ là mình đổi tư thế khác. Chính vì thay đổi tư thế oai nghi cho nên nó che mất bản chất đau khổ của tâm thân .
Khi quí vị ngồi yên lại tập trung hơi thở hít ra biết ra, vào biết vào, chỉ theo dõi quan sát một cách bình thản nhẹ nhàng không điều khiển, không tham gia tham dự. Thì khi để nó tự vào tự ra, quí vị sẽ thấy nhiều điều thú vị :
1- Thì ra thân này không phải là của mình, vì nếu nó là của mình thì mình có thể điều khiển nó đừng đau nữa, và sẽ làm cho nó dễ chịu hơn. Thân này nó do duyên mà có và mai này nó cũng do duyên mà rã tan và mất đi .
2- Hơi thở nó không phải là của mình, mình có ý điều khiển, nhưng vì nó không phải của mình cho nên nó ra hết mức thì tự nó đi vào. Thậm chí khi ngủ mình không biết gì hết nó cũng tự động vào ra. Điều đó cho thấy thân này do duyên mà nó hoạt động chứ không ai điều khiển nó .
Và sống trong đời sống nào đi nữa thì quí vị cũng tập một điều đó là làm quen với mọi thứ trong đời sống, nó đắng hay ngọt thì cũng phải làm quen để mai này trên giường chết trong tình huống nào chúng ta cũng có thể ra đi. Thí dụ như trên giường chết chúng ta thấy ảo ảnh hoang tưởng, thấy bà con quyến thuộc xa gần, thấy tiên đồng ngọc nữ chung quanh, lòng không khởi tâm tham và vẫn tiếp tục chánh niệm. Hoặc lúc thấy lửa cháy đầu trâu mặt ngựa ma quỷ lông lá tanh hôi máu mủ, thì lòng cũng không sợ hãi cứ chánh niệm ghi nhận : thấy biết là thấy, sợ biết là sợ. Giây phút cận tử rất là quan trọng. Cái ghê gớm nhất là giây phút cận tử chúng ta sợ hãi .
Có ba cái chết :
1- Cái chết của người Liễu Đạo. Là cái chết của bậc thánh ra đi trong sự thanh thản mĩm cười, biết duyên tới rồi thì bỏ đi .
2- Cái chết của người Hiểu Đạo . Không được thanh thản như thánh nhân tức có học đạo, có hành trì, nhưng sẽ ra đi trong sự chán chường. Vì thân này đã già, cũ, đau nhức, xấu xí, bây giờ đã đến lúc phải buông nó đi qua một hành trình mới. Chết không phải là sự kết thúc mà là là sự bắt đầu .
3- Cái chết của người Vô Đạo ( không hiểu đạo ). Ra đi trong sự sợ hãi và tiếc nuối luyến lưu. Đây là cái chết rất đáng ngại .
Sư Giác Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét