Kinh Nīvaraṇappahāna
Hôm nay chúng ta học về bài kinh tiếp theo, nói bài kinh thật ra đó là một trích đoạn của kinh Sa Môn quả.
Duyên sự bài kinh này là: Vua A xà thế, tức là vị vua hùng mạnh thứ 2 tại Ấn Độ lúc bấy giờ (Mạnh nhất là vua Pasenadi – Ba Tư Nặc, cậu ruột vua A Xà Thế. Mạnh thứ hai là vua A Xà Thế). Vua Pasenadi ổng có kinh đô ở Savatthi, chỗ chùa Kỳ Viên, còn ông cháu A Xà Thế kinh đô ổng là Rajagaha, chùa Trúc Lâm. Hai cậu cháu đều là Phật tử. Ông cậu sau này thành vị Phật Chánh Đẳng Giác. Ông cháu sau này thành vị Phật Độc Giác, tên là Vicitavi.
Do chơi bạn xấu, do chơi với ông Đề Bà Đạt Đa, ổng xúi dại cho nên ông A Xà Thế giết cha. Chuyện nó vắn tắt vậy đó. Trong chú giải ghi : Kể từ khi giết cha, ổng thường xuyên bị chứng mất ngủ, ngủ không được, một ngày ổng chỉ ngủ chập chờn được một thời gian thôi. Khổ lắm, bệnh đó mà triền miên, mãn tính khổ lắm.
Có đêm trăng đó, ổng thấy trăng đẹp quá, dành đêm trăng để sống tâm linh, ổng hỏi các vị triều thần: Đêm nay vị tôn sư nào chung quanh đây để trẫm đến tham vấn học đạo. Nhiều vị gợi ý, đặc biệt trong đó có một gợi ý nên đến gặp Phật. Ông A Xà Thế đã đến gặp Phật. Ông hỏi về ý nghĩa, cứu cánh đời tu. Đức Phật giảng cho ông bài kinh này (Sa Môn Quả). Bà con tự đọc trong Trường Bộ, bài số 2. Ở đây, tôi chỉ kể vắn tắt thôi.
Ngài nói, ý nghĩa đời tu, bắt đầu từ niềm tin vào cái thiện ở đời. Tiêu biểu cho đối tượng tin tưởng chính là đức Phật.
Hành trình tu học bắt đầu từ Giới, Định, Tuệ. Giới là sự kiểm soát với thân nghiệp, khẩu nghiệp. Định là khả năng tập trung tư tưởng. Tuệ là khả năng quan sát thấu suốt. Bởi vì, một ngọn đèn chao gió, ánh sáng không ổn định. Định nó quan trọng, nó kiềm ngọn đèn tâm cho ổn cố, ổn định, bình ổn rồi ánh sáng trí tuệ mới phát huy được. Đèn dơ, dầu cặn không được nên phải có giới, rồi phải có định, bóng đèn chụp vô cho gió đừng thổi lúc đó ánh sáng của đèn, Tuệ, mới làm việc được. Hành trình Tam học đó, được đức Phật giảng trong bài kinh Sa Môn Quả. Trong Chú giải nói, sau khi nghe bài kinh này vua hoan hỷ, vua mừng lắm.
Đức Phật dạy lẽ ra vua chứng Sơ Quả, chứng Tu Đà Hườn, ngay sau khi nghe bài kinh này nhưng vì vua đã giết cha, trọng nghiệp lớn quá cho nên vua tiếp tục trầm luân sa đọa trong hành trình trầm luân sa đọa đó, vua chuyển nguyện thành Độc Giác, tức là tự mình chứng ngộ, trên không thầy dưới không trò. Sau khi nghe bài giảng này rồi, tuy không chứng gì nhưng sau khi nghe bài giảng vua dứt hẳn, mất hẳn, không còn bị mất ngủ nữa. Đại khái như vậy.
Còn người Phật tử mình hôm nay thì sao? Mình không giết cha, nhưng mỗi lần nghe kinh là mình buồn ngủ. Có cái hay. Vua ổng mất ngủ, nghe kinh xong ổng về ổng được bình tâm, ổn định tâm lý, có được những giấc ngủ sâu. Còn Phật tử mình bây giờ, mình đâu có trọng nghiệp gì ghê gớm đâu, mỗi lần mất ngủ, mở băng giảng là ngủ đã luôn. Rồi.
Giờ đã nói, bài giảng hôm nay là một phần trích đoạn của kinh Sa Môn quả mà tôi vừa giới thiệu.
Thì ở đây tôi điểm sơ một chuyện thế này. Bà con trong room nói riêng và tất cả bà con nào để mắt ghé tai vào bài kinh này nói chung. Sơ sơ, thoạt đầu mình thấy bài kinh nói về 5 triền cái, nói về các tầng thiền, mình thấy 2 đề tài này rất khô khan, khó hiểu, cơ hồ có vẻ như nó không mắc mớ gì mình hết, vì thời này mình sống vật lộn với phiền não, chuyện trừ 5 triền đâu có dễ. 5 triền mới kỳ rồi mới giảng xong nè.
Triền cái = cái ngăn che trí tuệ, thiền định, ngăn che trí giải thoát.
Nó gồm 5 cái. Đúng ra 5 cái nó là Tham, sân, si chứ không có gì hết. Nhưng trong trường hợp nói về tác hại ngăn che thì tham sân si phải được kể rõ là 5 cho sáng, dễ thấy vấn đề.
1/ Dục ái/ Tham dục = đam mê thích thú trong cái này cái kia là một thứ ngăn che.
Các vị phải đồng ý với tôi chuyện đó. Chính cái thích nó làm cho mình ngu đi. Nó làm cho mình mụ người đi. Lẽ ra trắng mình thấy là trắng, đen mình thấy là đen, nhưng có lúc cơn mình thích lên rồi thì mình nhìn vấn đề bị lệch lạc đi. Cứ chạy theo cái thích, thỏa mãn cái thích là chuyện gì mình cũng là hết. Cho nên, bản thân cái thích nó là một thứ bất thiện. Mình khổ là vì mình thích cái này cái kia. Một người hiểu đạo, đặc biệt là Liễu đạo.
Hành trình tu học có 3: Hiểu đạo, hành đạo, liễu đạo.
Ngay trong giai đoạn hành đạo, giai đoạn số 2 mình đã hiểu không có gì để thích và không có gì để ghét. Chính cái thích, ghét đọa đày chúng sinh ở đời. Có thích thì đương nhiên phải có ghét. Mình thích cái gì thì ghét cái ngược lại. Cho nên, cái đầu tiên, Tham dục là thứ phiền não ngăn che trí tuệ của mình.
2/ Bất mãn.
Thích thù ghét, sợ, mấy cái này nói chung là sân, bất mãn. Thì nó cũng là một thứ phiền não mà nó ngăn che trí tuệ của mình.
Tại sao trí tuệ quan trọng? Vì không có trí tuệ mình sống như một con thú.
Sẵn tôi nói luôn. Trong phần kết bài giảng vừa rồi, thời gian không có nên tôi nói vắn tắt hơn nặng lời, làm bà con bị sốc. Tôi nói mình cắm đầu thờ phụng, thần tượng một ông thầy rất là thú. Tôi chỉ nói tới đó thôi. Tôi không giải thích nữa. Bà con thấy Tại sao ông sư ổng giảng mà ổng nói nặng vậy. Không phải.
Thú đây là gì? Con chim hoàn toàn có khả năng bay, con cá hoàn toàn có khả năng lội, con thú hoàn toàn có khả năng nó đi, nó chạy. Con nào cũng có khả năng. Nhưng khi nó quen với chuồng cũi lồng chậu thì nó sống theo lối mòn.
Người ta cho mình coi bức ảnh rất ý nghĩa. Một con voi con bị xiềng chân bằng sợi dây xích nhỏ xíu. Và con voi đó, theo năm tháng lớn dần lên, thì sợi dây xích vẫn là sợi dây xích đó thôi, nhưng trong tâm khảm, trong đáy lòng của con voi là mình đang bị xiềng. Lẽ ra, nó nhấc chân cái là đứt sợi dây xiềng đó rồi. Nhưng mà không. Tại trong đầu nó là “mình đang bị xiếng”. Và thế là, lúc bấy giờ cái xiềng nó không phải là ràng buộc vật lý nữa mà nó là cái ràng buộc tâm lý rồi. Ghê không. Phải đến một lúc nào đó, con voi nó nổi giận hoặc nó sợ hãi thì nó mới vùng thoát được. Lúc bấy giờ, cái mà nó đối phó chỉ là sợi dây vật lý thôi, không phải sợi dây tâm lý nữa. Tại cái tâm lý lúc đó nó chỉ còn sợ, giận thôi. Thì lúc đó nó mới thoát được. Nhớ cái đó. Chớ không sao bà con nói ổng thuyết pháp mà ổng hung dữ, ổng nặng lời. Không phải.
Khi mình cắm đầu thờ một vị thầy = mình đã đổ khuôn.
Trong khi trời đất bao la, Phật giáo mênh mông, mà tại sao mình tự đóng khung mình vào quan điểm, lập trường của ai đó? Thì cái đó đúng là mình đã quen lồng, chậu, chuồng, cũi rồi. Ý tôi nói thú là thú vậy đó. Mà không giải thích đâm ra nó nặng chứ không có gì hết. Chứ quý vị tui mua lòng không hết chứ mắc gì tui chửi bới nặng lời làm mất lòng. Tui được cái gì? Quý vị nuôi cơm tui mà. Ai dại gì đập nồi cơm mình đâu.
Có điều, nhiều khi nói pháp phải nói thật, nói thật thì nhiều khi nó đau. Alcohol xát vô vết thương sao mà không rát? Chứ quý vị tui nịnh không hết.
Thì, vậy đó, xong chuyện vừa rồi ha. Lạc đề tí, giờ quay trở lại.
Mình ôn lại 5 thứ phiền não. Tức là, Thích tùm lum là một thứ ngăn trở trí tuệ. Mình sống không có trí là giống như con thú vậy đó, nó mịt mù, sống theo bản năng. Thứ hai, bất mãn cũng là thứ phiền não.
3/ Hôn thụy = biếng lười, dã dượi muốn yên nghỉ. Thì đó cũng là thứ phiền não.
Mà bữa tôi nói rồi. Hôn thụy nó kinh dị lắm, nó tàn phá cuộc đời của cá nhân, của cuộc đời, của xã hội, của đất nước, và của dân tộc.
Một đất nước, cá nhân, xã hội mà gồm toàn con người ăn rồi cứ lừ đừ, lử đử nó không năng động, nó không tích cực, không xông xáo thì đất nước đó nó không có khá. Còn trong đời sống hành giả, không năng động, không tinh tấn mà lừ đừ nằm lăn qua trở lại thì cái đó không khá. Hôn thụy nó độc vậy đó.
4/ Trạo hối, gồm 2 thứ phiền não: 1- trạo là trạo cử phóng dật, lăng xăng, không tập trung. Còn 2- Hối đây tức là day dứt với chuyện cũ, chuyện mình đã làm hoặc không làm, chuyện mình đã nói hoặc không chịu nói ra, những suy nghĩ không nên có và suy nghĩ cần có. Những suy nghĩ cần có mà mình không suy nghĩ ra, những suy nghĩ không cần có mà mình lại có. Thí dụ như vậy, thì cái đó gọi là Hối.
5/ Hoang mang, nghi hoặc.
Hoang mang cái gì? Hoang mang không biết con đường mình đang đi đúng không, tu vậy đúng không, sư phụ dạy có đúng không ? Hoang mang trong trường hợp này nó chỉ tới đó thôi.
Còn một trường hợp khác, Hoài nghi đó là hoài nghi Phật, Pháp, Tăng, hoài nghi giáo pháp, hoài nghi con đường hành trình,… tùm lum hết.
Trong hoài nghi này nó đơn giản là hoang mang nghi hoặc con đường mình đang đi.
Thì năm thứ này là 5 thứ phiền não nó ngăn che, nó ngăn trở trí tuệ của mình, ngăn trở thiền định luôn. Nó quan trọng như vậy đó, cho nên, bước đầu của người tu là làm việc với 5 cái này trước.
Mình tu giới chỉ cần niềm tin và quyết tâm là được, nhưng định là phải dàn xếp 5 ông này. Rồi lấy định làm nền tảng cho tuệ. Vậy phải dẹp xong ông này mới có định, tuệ. Trong bài giảng tuần trước tôi có nói rồi.
Đức Phật trong kinh Sa Môn Quả có nói rất rõ. Kinh này và kinh Sagarava luôn nha. Kết hợp 2 kinh.
Nội tâm bị thích chi phối, tâm đó giống tô nước bị pha màu, mình không soi mặt được. Nội tâm bị sân si bất mãn, sân hận cộc cằn như nước sôi mình không soi mặt mình được. Nội tâm bị hôn thụy, dã dượi, lười biếng giống như nước bị rong rêu vậy đó, cũng không làm gì được. Nội tâm bị trạo hối phóng dật giống như nước bị gợn sóng lăn tăn không soi mặt được. Nội tâm bị hoài nghi hoang mang chi phối, không giải quyết dứt điểm để tìm câu trả lời, để tiếp tục tu tiếp như nước bị vẩn đục bởi bùn sình.
Đó là một ví dụ trong kinh Sangarava, trong Tăng Chi.
Trong kinh này thì Ngài ví dụ :
Tâm trạng người bị tham chi phối, bị thích này thích kia chi phối, sống nhiều với cái thích = người đó luôn luôn sống tâm trạng người mắc nợ. Mắc nợ là mình tìm cách mình trả. Hễ mình thích = mình luôn tìm cách thỏa mãn cái mình thích. Người giàu, tham nhiều coi chừng là con nợ lớn. Nghèo thì khỏi nói rồi. Nhưng người giàu mà tham nhiều vẫn là con nợ lớn chứ đừng nói nghèo. Nghèo mà thích tùm lum là con nợ đúng rồi, nhưng mình giàu mình sống bằng tâm tham, khao khát. Giống như vị thiền sư, trong lúc ngồi thiền, có một con ngạ quỷ tới, nó nói :
- Con đã lâu con bị đói bị khát, mà sao lạ lắm, mỗi lần con nhìn ngài con quên đói quên khát.
Thì vị thiền sư mới nói thế này :
- Con là ngạ quỷ, một đời đói khát, nhưng tính ra con hơn con người nhiều lắm.
Con ngạ quỷ nghe, nó trợn mắt nó nhìn, nó nói :
- Trời ơi, con tưởng con khổ nhứt rồi tại sao có người còn khổ hơn con, mà nhứt là con người là sao ? Tại sao con người khổ hơn con ?
Vị thiền sư nói :
- Con khổ thiệt nhưng cả đời con chỉ đói ăn khát uống thôi. Con chỉ đói không được ăn, khát không được uống chứ con không màng gì hết. Còn con người thấy vậy chứ nó khao khát tình cảm, khao khát tiền bạc, khao khát quyền lực, khao khát tiếng tăm, khao khát quan hệ xã hội, khao khát về nhan sắc, về sức khỏe, về cơ bắp,… nói chung nó khao khát đủ thứ hết. Từ vua tới thằng ăn mày cả đời nó cứ khao khát hết cái này tới cái kia, còn con thì không, con thấy khổ thiệt nhưng con chỉ có cái đói không được ăn, khát không được uống thôi. Con chỉ bị 2 cái đói, khát, chứ con làm gì bị tương tư, thương nhớ, thương phải xa, ghét phải gần, con đâu màng danh lợi, tiếng tăm, quyền lực, con đâu khao khát địa vị, quyền lực, vị trí gì đâu. Con là tất cả là không. Đối với con đúng là tất cả là cát bụi mù sương, sướng lắm. Con chỉ có một vụ một là đói khát thôi, tính ra con mà hiểu được cái đó là con ngon lành lắm á.
Con ngạ quỷ nghe cái đó, nhằm lúc hết nghiệp, nó vui vì nó hiểu ra được lẽ đời quan trọng đó, và nó chết tại chỗ, thoát kiếp ngạ quỷ.
Rồi, giờ mình trở lại.
Chúng sinh trong đời đủ thứ loại hết, từ những vị Phạm thiên sống mấy chục ngàn đại kiếp cho tới con ruồi, con muỗi, những loài sinh vật yếm khí, yếm quang, tức là những loài sống những nơi không có ánh sáng, không có không khí, li ti li ti, chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi hoặc kính lúp, tất cả chúng sinh, gom gọn lại chỉ là những khối 5 uẩn & danh sắc bị cuốn hút vào vòng xoáy của tham thích, ghét sợ.
Tùy trình độ mỗi tầng lớp chúng sinh mà mình thích, ghét cái gì rồi mình theo đuổi cái đó. Có điều, chúng sanh cõi thấp thì bị nhu cầu thích kém, chúng sanh cao hơn thì nhu cầu nó nhiều hơn, phức tạp hơn, cao cấp hơn.
Tổng chi lại, chúng sinh trong đời có 4 nỗi sợ :
1/ Chúng sinh đầu tiên, Sợ quả khổ = sợ nghèo, sợ bệnh, sợ xấu, … sợ thương tích, sợ máu me, sợ bệnh hoạn,… đó là gọi là sợ quả xấu. Hạng này nhiều lắm. Con chó con mèo cũng thuộc loại 1, sợ quả xấu, sợ bị người ta đánh, sợ bị tạt nước sôi, tùm lum hết, con người mình sợ bệnh hoạn, sợ nghèo, sợ xấu xí, sợ đói lạnh. Đó là sợ quả xấu. Hạng này kém. Hạng này nhiều lắm. Hạng 1 là cực kỳ thấp kém.
2/ Hạng thứ hai, khá hơn, sợ nhân xấu = thấy sống trong tị hiềm, bủn xỉn, keo kiệt, thấy sống trong hưởng thụ vật dục, sống trong lo lắng, ghen tuông, toan tính, tiểu tâm nó mệt, nó ngán lắm. Hạng này khá. Hạng này khổ nó chịu được nhưng bắt sống trong phiền não không chịu. Hạng thứ hai sợ nhân xấu và biết nhân này dẫn tới quả xấu. Có những người cực chịu được nhưng ráng tu tâm cho đừng phiền não.
3/ Hạng thứ ba, hạng này hiếm, hiếm dữ dội, sợ quả lành = như Bồ Tát Tất Đạt, thanh niên Yassa, ngài Anan, Ca Diếp, ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên,… họ sợ quả lành là sao?
Chữ sợ ở số 1, số 2 phải hiểu khác chứ nó không có giống nhau được, không được nha. Sợ đây là họ không thích nó, họ ngán ngẩm cảnh đó. Cảnh mà nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan, cuối tuần bạn bè thân quyến tụ họp, ăn nhậu, ca hát, … mỗi năm phải đưa vợ con vacation chỗ này chỗ kia, về Việt Nam thăm thú bạn bè, dời mả, hốt cốt làm tròn bổn phận, trách nhiệm, trở qua bên đây điều hành 5-7 công ty, nhà máy, hãng xưởng, nhà hàng, tiệm nail, tiệm phở, quán ăn,… họ ngán cái đó lắm. Những người sợ quả lành. Họ thấy sướng thiệt, nhưng mà họ thấy cái đó là cái gì rất nặng nề.
Quả lành nó có vấn đề thế này: Quả lành là những cái hay ho, đúng không? Nói theo thế gian, quả lành là những cái hay ho, những cái người ta ao ước, mà đã nói hay ho thì sao? kiếm nó là một cái khó, có nó rồi giữ nó lại là một cái khó, giữ không được nó khổ cực kỳ. Quả lành đó. Kiếm thì khó, giữ không dễ, mà giữ không được nó khổ trăm bề. Nhưng hàng này ghê chỗ là họ thấy không đi về đâu hết. Sống sung sướng cách mấy cuối đời một là bị lẫn, hai là đi xe lăn, ba là nó đau tầm bậy tầm bạ, trong người cứ rêm rêm, rức rức hoài, khổ lắm. Người có trí họ thấy bây giờ chỉ có chuẩn bị đời sống tâm linh sao chứ giờ cứ cắm đầu gục mặt mà lo cho nhà cửa, vợ chồng, con cái, sự nghiệp, gia sản, bữa nào khùng khùng nó bị Alzheimer, nó bị mất trí là khỏi nói, còn không đi xe lăn, còn không nó bị chứng gì đó, thận, phổi, ho hen, đau nhức, rêm mình, nhất là ba cái bệnh thống phong, bệnh gout, là phổ biến, thấp khớp, bệnh đó là rất phổ biến ở người Việt mình, ăn mặn nhiều thì bị thận, ăn ngọt nhiều thì tiểu đường, ăn ba thứ hải sản, thịt đỏ dễ bị gout lắm. Mình phải chuẩn bị. Họ thấy hết mấy điều đó đâm ra họ ngán quả lành. Họ thấy bây giờ chỉ có tu.
Quả khổ ngán thiệt nhưng có cái vậy, mình chỉ biết sợ nó thôi. Còn quả lành, nó nguy hiểm chỗ này: Muốn có thì khó, giữ cũng khó, mà mất nó cũng khổ, cắm đầu hưởng thụ thì gieo nhân bất thiện. Khổ vậy đó. Quả lành nó ác vậy đó.
Nhân lành nên làm nhưng quả lành không nên hưởng. Nói thẳng luôn.
Quả lành mà liên hệ giải thoát thì ok. Thí dụ, quả lành là điều kiện cho tu học, điều kiện cho tâm linh trí tuệ thì được, nhưng mà đó là hiếm. Được quả lành thì hiểu là nhan sắc, tài sản, quyền lực, chức vụ, tình cảm,… thì quả lành này khổ lắm. Có nó thì lấy mắt nhìn thì sướng thiệt, nhưng theo Phật pháp, đam mê quả lành chỉ có đi xuống thôi.
Nhân lành nên tạo, nhưng không nên đam mê quả lành.
4/ Từ đó mới dẫn đến hạng thứ tư: Chán, sợ nhân lành. Chán, sợ là sao?
Ở đây, chán sợ không giống như người ta thấy chuyện bất thiện mà chán sợ = thấy hễ còn có mặt ở đời còn khổ, họ chỉ mong dứt đừng có nhân quả thiện ác, đừng có nhân lành quả lành, đừng có nhân ác quả ác nữa, không còn tái sinh nữa. Chứ còn hễ còn nhân lành thì còn quả lành, hễ còn có nhân lành quả lành thì còn có nhân ác quả ác. Cứ vậy đó, ngán.
Kinh Tương ưng đức Phật dạy thế này: Giống như miếng phân người dầu tí ti nằm đầu que tăm cũng đáng gớm.
Quý vị có thử không? Lát về thử đi, lấy miếng phân, lấy tăm xỉa răng chấm vô cái. Quý vị tự quý vị coi miếng phân tí ti có đáng gớm, mình có dám cầm trên tay mình không? Tí ti vậy đó, dích miếng vậy thôi. Mình nghe cái mùi là mình đã muốn bỏ cơm rồi, đàng này lấy tăm xỉa răng, dích lên miếng.
Ngài nói « Này các tỳ-kheo, cũng giống như một tí phân trên đầu que gỗ, một tí ti hiện hữu, một tí ti giây phút có mặt trên đời ta không khích lệ, ta không tán thán. Không có lý do gì để có mặt trên đời này dầu có mặt làm Phạm thiên, Đế Thích, Ma Vương, để làm chuyển luân vương, để làm ông thần, ông thánh, ông tiên, ông bụt thì không».
Con đường cần đi thì phải đi, nhưng hễ còn thở, còn nhìn, còn nghe, ngửi, nếm, đụng, còn hiện hữu thì mệt lắm. Đức Phật vì đại bi mà Ngài đi hoằng pháp chứ Ngài không có thiết tha gì hết. Bản thân Ngài, dứt khoảng hưởng thụ vật chất là không rồi, còn chuyện đệ tử nhân thiên, trùng trùng điệp điệp quỳ lạy Ngài, không ý nghĩa gì hết. Mà cả thế giới có quay lưng, ngoảnh mặt có nguyền rủa, chống báng Ngài không nghĩa lý gì hết. Ngài chỉ chờ duyên đến Ngài đi thôi.
Cho nên, tổng chi có 4 hạng: Hạng thứ nhất, sợ quả xấu. Hạng thứ hai sợ nhân xấu, hạng thứ ba ngán quả lành, hạng thứ tư ngán nhân lành, chỉ muốn Niết Bàn chấm dứt hết.
Nãy giờ quý vị tưởng tui lạc đề. Không. Đó là cái nền đó. Giờ mới quay lại.
Khi mình còn sống trong đời sống vật chất, thì thế giới này có vô vàn thứ để mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Đúng không ? Trong vô số cái đó thì có cái vừa ý, có cái bất toại. Đúng không? Mà cái nào vừa ý thì mình kiếm tìm, đầu tư, xây dựng. Cái nào làm mình mệt mỏi, đau đớn, chán sợ thì mình tìm cách lánh mặt, đúng không? Như vậy, cuộc đời mình có rất nhiều cái để mà theo đuổi, đầu tư, xây dựng và rất nhiều cái để mình trốn chạy, lánh mặt.
Và, một cuộc sống mà cứ theo đuổi, và trốn chạy thì nó mệt lắm. Nó vô số thứ để mình theo đuổi và vô số thứ để mình trốn chạy nó mệt lắm. Thế là nó mới nảy ra loại chúng sinh rất đặc biệt, loại chúng sinh này không xài mắt tai mũi lưỡi để hưởng thụ, kiếm tìm, trốn chạy trần cảnh nữa, nó ngán lắm rồi. Giờ nó chỉ chuyên tu thiền định.
Thì ở đây, mở ngoặc, thế nào trong room cũng có người thắc mắc: Có học Phật pháp mà còn tu thiền không nổi vậy những kiếp mình không gặp Phật pháp ai dạy mình thiền? Yên tâm, yên tâm. Đúng mình không có khả năng đó, nhưng có vô số chúng sinh, trong những lần gặp Phật, thánh, hiền nhân, minh sư thiện hữu họ đã trau dồi, vun trồng hạt giống thiền định. Đời sau sanh ra, chỉ cần họ chán Dục, họ nhìn lá màu xanh họ cũng đắc thiền, họ nhìn dòng nước chảy họ cũng đắc thiền, họ nhìn ngọn lửa cháy họ cũng đắc thiền, một tí gió thổi ngang người cũng làm họ đắc thiền.
Vì sao vậy? Vì đề mục để tập trung tư tưởng gồm 40 thứ mà mình gom gọn có 10 thứ: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng, nếu cần kể thêm hơi thở là 11.
Tu đề mục đất có nghĩa là họ dẹp hết. Họ không còn nhớ, ăn uống, nhai nuốt, cái gì cũng dẹp, đói thì họ phải ăn, nhưng cái chánh trong đầu họ là nhìn đất họ niệm « đất, đất, đất,.. » họ niệm riết, tập trung đến lúc nào đó trong đầu họ không còn tham, sân, buồn ngủ, không còn trạo hối, hoài nghi. Họ chỉ biết trong đầu họ chỉ biết vũ trụ này chỉ có miếng đất, đường kính nó là 1 gang rưỡi. Cái đó là trong kinh ra cái mẫu vậy thôi, chứ cái đó không quan trọng. Có người họ phải 5 tấc, có người chỉ cục đất bây lớn, bằng trái cam, là họ nhìn họ tu được rồi, còn có người họ nhìn mặt đất là họ tu rồi khỏi cần 1 tấc, 2 tấc, 1 gang, 2 gang,… dẹp dẹp, mệt lắm. Họ chỉ niệm « đất, đất,… » đến một lúc nào đó, nếu đủ duyên lành, nếu kiếp trước có duyên, còn nếu kiếp trước không có duyên thì nhiều lắm là được tập trung tư tưởng vậy thôi, tâm tư không lăng xăng vậy thôi. Còn người có duyên lành nhiều kiếp khi họ niệm vậy sẽ có lúc đắc thiền.
Đắc thiền = sự vắng mặt 5 triền cái.
Hồi nãy tôi giảng đó.
Người sống nhiều với tham dục = luốn sống tâm trạng người thiếu nợ.
Người sống nhiều với sân hận bất mãn = người bị bệnh, mất khẩu vị, không có khả năng tiêu hóa.
Người sống nhiều với tâm dật dờ, buồn ngủ hôn thụy = người bị nhốt tù.
Người sống nhiều với những ray rứt quá khứ = nộ lệ.
Người sống với tâm hoang mang nghi hoặc = người đi lạc giữa sa mạc, đại mạc, hoang mạc.
Nhớ nha.
Kiếm người đủ duyên. Họ cứ niệm « đất, đất,… » niệm hoài tới lúc tâm họ đủ mạnh. Thì lúc bấy giờ, họ không còn nhớ gì trên đời và họ nhắm mắt lại vẫn thấy đất, tiếp tục niệm « đất, đất,… » niệm hoài đến lúc nó không còn là miếng đất bình thường nữa mà nó rực rỡ, chói chang, lộng lẫy giống như cái đĩa bằng vàng, họ tiếp tục niệm nữa, đến lúc họ có thể thực hiện thần thông bằng nó. Có nghĩa là, họ muốn đi băng qua mặt nước, họ chỉ cần nghĩ « đất » trước mặt thành đất đi là đi trên đất. Tâm họ mạnh đến mức mà lúc bấy giờ nó thành đất cho họ. Nhưng với người khác, nó vẫn là mặt nước bình thường, nhưng với hành giả đắc thiền, lúc bấy giờ mặt nước thành ra đất cho họ.
Vì sao? Vì tâm. Tâm họ mạnh quá, mạnh đến mức nó biến nước trở nên cứng hơn, đẻ cho họ đi trên đó.
Cái này có thể các vị không tin, nhưng tùy duyên thôi. Tôi giảng theo kinh, trong kinh nói: Cái cứng mềm, nặng nhẹ của miếng sắt nó thay đổi theo nhiệt độ. Tâm cũng vậy. Mình có thể tác động lên vật chất khi tâm lực đủ mạnh.
Trong kinh cho mình ví dụ: Một người không có thần thông vẫn có thể lơ lửng trên không nếu mình muốn. Có điều cái muốn của người chưa đắc thần thông, cái muốn đó nó không đủ mạnh để kéo dài thời gian lơ lửng trên hư không lâu như họ muốn, đó là lúc mình tung người, nhảy lên, thời gian mình cách đất nhiều lắm khoảng chừng 1 giây là mình rớt xuống. Nhưng mà đúng, có 1 giây mình đang lơ lửng. Vì tâm mình quá yếu. Còn riêng, một người có thần thông, tâm họ mạnh lắm, nên họ có thể kéo dài thời gian lơ lửng, lâu như họ muốn. Chỉ vậy thôi. Còn người không có thần thông, chỉ được một giây họ rớt bịch xuống đất liền. Nhớ cái đó nha. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Trong tâm khảm của người tu thiền, cả vũ trụ chỉ có mấy thứ thôi : Đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng.
Đất, nước, lửa, gió, mình niệm « đất, đất, đất ». Mình niệm nước « nước, nước, nước » đến lúc nào đó, 5 triền biến mất.
Tôi đang giảng cho lớp học không có biét A Tỳ Đàm cho nên, cho nên, tôi không giảng rõ diễn biến tâm lý từ lúc đắc thiền, từ lúc chưa đắc, và đắc nó ra sao. Giảng là quý vị khùng luôn. Cho nên, tôi chỉ nói vắn tắt thôi.
Có nghĩa là, niệm đề mục nước đến lúc nào đó đủ mạnh để đắc thiền, thì hành giả có thể vượt qua các chướng ngại một cách dễ dàng: đất, đá, cây, gỗ… với vị đó không nghĩa lý gì hết. Thí dụ, vị đó đang đứng trên đất, giờ nói « độn thổ » thì lúc bấy giờ đất dưới chân vị đó giống như nước, vị đó lặn mất trong đó luôn; và đồng thời, vị đó có thể tạo ra nước như mình muốn. Thí dụ, vị đó có thể chỉ cần nghĩ trong bụng : Trong cái bồn khô rang đủ nước cho ta tắm nghĩ như vậy là cái bồn nó đầy ngập, đặc biệt như vậy. Hoặc hồ cạn nước, vị ấy nghĩ « đầy ắp đi nó » đầy liền. Dễ sợ như vậy. Đến lúc tâm mạnh đủ để có thể làm chủ được. Đây là cơ hội để bà con học được bài học mới.
Thế gian này đúng là đồ giả. Có nghĩa là, ở một mức độ nào đó, tâm Tưởng người ta có thể tạo ra vật chất. Nó là giả là chỗ đó. Tất những thứ vật chất mà có nguồn gốc vật chất nó chỉ tồn tại trong một thời gian nào đó và nó phải bị biến tướng trước khi nó biến mất.
Đời này nó là giả là vậy đó.
Đất, nước, lửa, cũng vậy. Mình niệm về lửa, đến một lúc nào đó mình có thể tạo ra lửa như mình muốn, tạo ra lửa, tạo ra ánh sáng, tạo ra hơi nóng như mình muốn.
Gió cũng vậy. Mình niệm gió đến lúc nào đó, có thể tạo ra cuồng phong bão tố như mình muốn.
Hư không ở đây có nghĩa là khoảng trống nha. Khe hở, kẽ hở mình nhìn xuyên mình niệm. Khi đắc đề mục hư không mình có thể xuyên tường, xuyên vách, mình chỉ cần nghĩ trong bụng « trống lổng đi » thì nó trống lổng. Mà trong mắt người khác, đúng là nó có gốc cây, to đùng, đường kính 1 mét, đó là bức tường, đó là tảng đá, nhưng đối với mình thì không. Mình chỉ nghĩ « trống lổng đi » là tự nhiên gốc cây đó, bức tường, tảng đá đó đối với mình là không có. Đó là đắc thiền đó.
Ánh sáng. Mình niệm ánh sáng, mình để ngọn đèn, lấy miếng vải miếng giấy mình che lại. Vì nếu không che thì lúc bấy giờ nó thành đề mục lửa rồi, mình nhìn vô ngọn đèn thành ra lửa. Cho nên lấy miếng vải mỏng, tấm giấy bồi, giấy dó, mình nhìn vầng sáng mình niệm « sáng, sáng » đến lúc nào đó mình đắc thiền mình có thể tạo ra đề mục như mình muốn. Và người muốn chứng thiên nhãn cũng phải tu đề mục ánh sáng.
Nhớ nha. Nhớ cái đó quan trọng lắm.
Muốn diệt trừ hôn thụy, buồn ngủ, dã dượi, hành giả nên tu tập đề mục ánh sáng. Dầu nằm một mình trong phòng vắng, giữa đêm khuya hành giả vẫn có thể tu đề mục ánh sáng. Nếu ban ngày đã tu rồi, ban đêm nhìn ngọn đèn ngủ mình cũng vẫn tu được. mình niệm « sáng sáng, ánh sáng, ánh sáng,… » lúc bấy giờ mình sẽ có cảm giác mình đang ngồi giữa thảo nguyên mênh mông tràn ngập ánh nắng, mình đang là một con bướm lơ lửng giữa vùng ánh sáng không biên giới. Sáng rực. Mà như vậy mình đâu ngủ được, sáng trưng sao ngủ.
Như vậy, mình quay trở lại. Chúng sanh trong đời có nhiều cấp.
Cấp 1: Chỉ biết hưởng dục. Sống chết buồn vui trong dục, cả đời kiếm tìm và trốn chạy trong dục, thương thích ghét sợ trong dục, trong vật chất.
Hạng 2: Hướng đến đời sống tâm linh bằng tập trung tư tưởng trong những đề mục tôi vừa nói (đất nước lửa gió xanh vàng đỏ trắng hư không ánh sáng). Cả vũ trụ này đối với nó chỉ có 10 thứ này thôi, không có gì hết. Khi các vị biết thế giới này có hàng tỷ thứ để nhìn ngắm, để thương thích, ghét sợ, mà giờ gom lại chỉ có 10 thứ thì nó mạnh kinh lắm.
Giờ nghe tiếp.
Tu hành dầu luân hồi hay giải thoát, hễ làm thiện, bản thân cái thiện là một hành trình lìa bỏ.
Nhớ nha. Hành thiện là hành trình lìa bỏ.
Bước 1: Giữ giới = lìa bỏ hành động, ngôn từ, không sát sanh, không trộm cắp,… 5 giới chưa đủ đâu, phải thêm nữa, tránh thập ác, không làm, nói những gì làm người ta đau đớn, rơi lệ, đổ máu, bị tổn thương. Cái đó mới được. Chứ cứ ôm chặt 5 giới, giữ đúng 5 giới là không được. Phải còn nữa, không làm, không nói cái gì mà làm cho người khác tổn thương, hoặc làm họ rơi lệ, làm cho họ phải bị đổ máu, làm cho họ phải mất mạng, làm cho họ phải mất ngủ. Cái đó được gọi là giới. Nhiêu đó đủ chưa? Chưa. Nó có bước 2.
Bước 2: Định = trên nền tảng có kiểm soát của đời sống sinh học, nói năng, hành động có kiểm soát thì đến bước 2 là tập trung tư tưởng.
Bước 3: Soi rọi thấy cái gì đang diễn ra.
Tu hành là hành trình lìa bỏ thôi. Mình giữ giới là mình lìa bỏ những cái bậy. Xong chưa? Nhưng mà, Định = lìa bỏ đam mê, bất mãn trong thế giới vật chất. Nhớ nha. Cái này phải ghi nha.
Giới = Lìa bỏ thân nghiệp, khẩu nghiệp bất thiện, khả dĩ làm tổn thương chúng sinh khác, làm cho họ rơi lệ, đổ máu, làm cho họ bị tổn thương tâm lý. Nhớ nha. Đây là định nghĩa, giới là vậy đó. Giới có nghĩa là : Kiểm soát thân, khẩu, không nói, không làm những gì khiến cho người khác bị tổn thương tâm lý, bị tổn thương sinh lý, để cho họ rơi lệ, đổ máu, là giới. Đó là một hành trình lìa bỏ.
Định là gì? Định là hành trình lìa bỏ tiếp theo. Lìa bỏ cái gì? Lìa bỏ sự đam mê, bất mãn trong vật chất. Có nghĩa là nó cao hơn. Trước đây mình còn thích nhìn cái này ghét nhìn cái kia, thích nghe cái này ghét nghe cái kia, thích ngửi mùi này, ghét ngửi mùi kia. Bây giờ không. Định ở đây là hành trình tiếp theo, lìa bỏ thích và ghét. Tức là năm triền đó. Năm triền gom gọn lại chỉ có thích & ghét thôi.
Tuệ là gì? Tuệ là hành trình tiếp theo cũng lìa bỏ = Lìa bỏ điên đảo mộng tưởng. Trong thế giới vô thường mà đó giờ mình len lén nghĩ cái bền vững, giờ mình bỏ vì biết không gì tồn tại quá 1 sát na. Đó là điên đảo mộng tưởng thứ nhất mình lìa bỏ được. Điên đảo mộng tưởng thứ hai là trên đời thật sự không có gì là hạnh phúc, không có gì là ngọt như mình nghĩ, mà do cái gì ta ? o khuynh hướng tâm lý, tiền nghiệp, môi trường sống mà ta thấy có cái gì ngọt, có cái gì đắng.
Chứ còn nói rốt ráo, tất cả chỉ là đơn vị pháp giới rất đỗi phù du luôn sanh diệt chớp nhoáng tùy theo can thiệp của các duyên. Hết. Đó là định nghĩa rốt ráo nhất. Đó là đơn vị pháp giới luôn luôn sanh diệt tùy theo sự can thiệp của các duyên tức là các điều kiện tương thích. Chỉ vậy thôi.
Còn chuyện mình thấy cái này ngọt, cái kia đắng là do 3 thứ: Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống. Tiền nghiệp có nghĩa là nghiệp thiện ác quá khứ, cộng với khuynh hướng tâm lý và môi trường sống nó khiến mình thích cái này, mình ghét cái này. Từ cái thích ghét mới ra hạnh phúc và đau khổ. Có được cái mình thích thì mình gọi đó là hạnh phúc, chịu đựng cái mình ghét thì mình gọi đó là đau khổ. Như vậy, đau khổ và hạnh phúc đi ra từ thích và ghét, mà thích và ghét nó đi ra từ điều kiện nào? Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
Là sao ta? Tôi ví dụ cái này 300.000 lần rồi.
Do tiền nghiệp, tôi sanh làm người đàn bà Nhật Bổn. Đúng không? Tiền nghiệp.
Rồi tới khuynh hướng tâm lý. Tui rất thích chưng diện.
Cộng với Môi trường sống: Tui đẻ ra ở Nhật, tui lớn lên ở Nhật, tui tiếp xúc những người nặng lòng văn hóa Nhật truyền thống, là 3. Thế là tôi đẻ ra tôi yêu kimono. Mà bộ Kimono chuẩn là 6000$. Kimono cà chớn, kimono hàng chợ thứ may xảo xảo là tôi không nói. Chứ thứ, chuẩn may đúng mức, đúng tông văn hóa trang phục Nhật Bổn là 6000$ nhưng tui vẫn thích.
Do tiền nghiệp tui làm người đàn bà ở Nhật Bổn, chứ không phải đẻ ra làm đàn bà Campuchia, đàn bà Việt Nam, đàn bà Đại Hàn, đàn bà Do Thái, mà do tiền nghiệp tui đi vào xứ Nhật Bổn, không phải làm nam mà làm nữ. Rồi do tiền nghiệp tôi sinh ra ở gia đình có điều kiện hay không có điều kiện. Nghèo quá thì tui không có khả năng may mà tui phải thuê kimono hoặc xài lại của má tui, của bà ngoại để lại,… Ai có đọc về văn hóa Nhật biết cái này. Kimono có nhiều người họ nghèo họ mua không nổi, khi nào có dịp cần họ phải mướn mặc rồi về dry clean, giặt khô, còn không có người họ xài lại cái của má, của bà ngoại để lại. Do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống cho nên tôi thích kimono, rồi tôi thích ăn tempura, tôi ăn sushi, tôi thích sake, tôi thích mang guốc gỗ, tôi thích mang dép rơm, tôi thích xài mấy đồ gỗ thông, thích uống trà matcha của Nhật,… đại khái như vậy. Có được những thứ đó tôi rất là thích. Giờ các vị bắt tui uống trà bát bửu tầm bậy tầm bạ đủ thứ mùi của ba Tàu, bắt tui ăn tàu hũ thúi của Trung Quốc, bắt tui ăn mắm kho Việt Nam, tui ăn không nổi. Khi phải ăn tàu hũ thúi tui đau khổ cực kỳ, ăn mắm kho Việt Nam tui khổ cực kỳ, ăn phô mai xanh của Pháp tui khổ cực kỳ. Mà tui chỉ ăn tempura, ăn sushi, sake của Nhật tui mới ok.
Như vậy, do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống, cho nên, tôi có thích cái này, ghét cái kia. Cái thích, ghét của tui không giống các vị. Từ đó :
Có cái tôi thích = hạnh phúc.
Phải chấp nhận cái tui ghét = đau khổ.
Như vậy, hạnh phúc và đau khổ, thích và ghét nó chỉ có giá trị ước lệ, và mặc định nó không phải là cái gì đó tuyệt đối. Nó chỉ là ước lệ, mặc định thôi. Conventional.
Trong kinh gọi là: ước định, thi thiết, chế định, tục đế, giả danh, giả định, giả hợp. nguyên đống giả.
Tuệ nó giúp cho mình lìa bỏ những điên đảo mộng tưởng.
Như vậy, Tam học là hành trình lìa bỏ. Đúng không?
Bài kinh trưa nay mình học là hành trình lìa bỏ.
Giới = hành trình lìa bỏ thân, khẩu nghiệp gây tổn thương cho mình và cho người.
Định = hành trình lìa bỏ niềm đam mê, bất mãn trong vật chất.
Tuệ = hành trình lìa bỏ điên đảo mộng tưởng.
Giới thì bà con đọc hiểu rồi. Giờ nói cái Định.
Bài kinh này nặng về Định.
Hồi nãy đầu bài giảng tôi có nói. Nếu không đọc kỹ, không được học giáo lý căn bản, bài kinh này đối với mình nó xa lạ và nó có vẻ không mắc mớ mình hết. Tui tu chỉ có lễ Phật, cầu phúc, bố thí, công đức, phục vụ, rửa chén, chùi cầu thì tui hiểu chứ tự nhiên bây giờ vô cái gì năm triền cái, cái gì bốn tầng thiền, thấy nó xa lạ.
Sai. Sai. Sai. Khả năng anh chỉ sống trong ngôi làng, trong ngôi nhà cấp 4, mái tôn nhưng anh phải biết xóm làng này, kiến thức của anh về xóm làng, về chợ búa, đường xá,… anh mới sống được. Chứ không thể nào anh nói “nhà tui có bây nhiêu đâu, tui không cần biết gì ngoài cái nhà” thì thằng đó là thằng ba trợn, thằng quên uống thuốc nó mới nói vậy.
Tui nhắc lại, nhà tui chỉ 20 mét vuông, một vợ hai con, nhiều khi nhà tui nghèo, ba má tui đông, có trường hợp đó nữa, nhưng mà ngoài cái nhà ra tui phải biết cái này cái kia tui mới sống được chứ.
Đời sống của mình là đời sống của người hưởng dục, đúng không, nhưng mình phải biết rằng ngoài thế giới dục lạc, thương thích ghét sợ trong cái dục, sanh tử buồn vui trong dục nó còn có thế giới khác, thế giới của những người chán dục. Mình phải biết, phải biết chứ. Phải biết có vụ đó nữa. Biết để chi? Để có những trang bị, chuẩn bị bởi vì : Nếu thật lòng cầu giải thoát, không muốn sanh tử thì mình phải biết cái này, phải biết ngoài cái thương thích ghét sợ trong vật chất, dục lạc còn có đời sống khác để mình hướng tới, vươn tới.
Tôi nói lại lần nữa. Đừng cực đoan thơ ngây cho rằng đắc thiền là dễ. Nhưng cũng đừng tự ti, mặc cảm, tự dọa, tự buộc mình mang máu tiểu thừa, mặc cảm tự ti cho rằng đời này kiếp này không đắc chứng gì. Cái đó cũng sai. Nhưng mà, tăng thượng mạn cũng sai. Tự cho mình đắc rồi khi mình chưa đắc cũng sai. Hoặc là tự cho chuyện đó dễ cũng không nên. Nhưng tự cho rằng, đời này kiếp này đừng hy vọng cũng không nên. Mà cứ thanh thản từng bước mà đi. Nghe cho kỹ.
Chuyện cần làm thì làm, ráng sức tận lực như có thể. Đây là câu thần chú. Chuyện cần làm thì làm cố sức, tận lực như có thể, còn kết quả tận cùng nó là gì để duyên nghiệp trả lời. Riêng mình, khi biết nó là cần thiết thì phải tận lực. Phải tận lực. Nhớ cái này. Cái này quan trọng lắm.
Hành trình tam học là đầu tiên là giới là lìa bỏ, thân nghiệp, khẩu nghiệp hại mình hại người.
Tiếp theo là Định, cũng là hành trình lìa bỏ. Trong bài kinh này, Định có điểm đặc biệt, Lìa bỏ cái gì? Chuyện đầu tiên: Tập trung tư tưởng lìa bỏ 5 triền cái, bởi vì 5 triền cái nó là rác rưởi, là phế liệu, phải bỏ. Phải đem nó ra khỏi nhà của mình, khỏi cái sân của mình, khỏi miếng đất của mình, đó là lìa bỏ bước 1. Lìa bỏ bước 2 là sao? Khi chưa chứng thiền thì mình lìa bỏ rác rến, phế liệu, gồm có 5 triền cái. Nhưng từ Sơ thiền trở đi, rác không còn nữa thì mình lìa bỏ cái gì? Lìa bỏ công cụ làm việc. Tức là, ngày trước rác mình nhiều mình cần đủ thứ hết trơn chổi lớn, chổi bé, chổi cọ, chổi cùn, đồ hốt rác, máy thổi rác, vòi xịt nước rửa sân, bên đây còn vòi xịt mạnh rửa rong rêu. Nói chung, rác rưởi phế liệu ve chai thì mình bỏ rồi nhưng mình còn quá nhiều dụng cụ làm việc, có nghĩa là cái kho mình chưa được trống lắm. góc sân mà để đồ đạc nhiều quá nó cũng chưa khá. Rác rưởi, phế liệu thì liệng rồi nhưng công cụ làm việc chưa bỏ hết. Tới bước thứ hai là từ Sơ thiền trở lên, không còn rác để bỏ thì bỏ tới cái gì? Bỏ công cụ làm việc. Rác rưởi tức là năm triền còn công cụ ở đây là 5 chi thiền. Có nghĩa là, khi còn sống trong dục lạc, để nhận biết 5 cảnh vật chất: Sắc thinh khí vị xúc mình cần đến rất nhiều thành tố tâm lý. Tâm mình nó thô, nặng, nó cồng kềnh, nhưng cũng những thành tố tâm lý đó, khi mình dùng tu thiền thì tầm tứ hỉ lạc định có ở người không tu thiền, có nhưng nó có ở mức độ nào, có ở kiểu dáng kiểu thức nào là chuyện khác. Nhưng mà có. Thì khi mình tu tập thiền định, mình tập trung tư tưởng đến mức độ nào đó, đắc Sơ thiền mình có đủ Tầm, tứ, hỷ, lạc, định.
Tầm = khả năng hướng tâm tới cảnh.
Tứ = khả năng quan sát .
Hỷ = cảm giác no vui, vui vẻ.
Lạc = trầm lắng, an lạc vi tế. tức là Hỷ và Lạc là một nhưng Lạc nó vi tế hơn.
Định = khả năng tập trung tư tưởng.
Lên tầng nhị thiền, cảnh lúc bấy giờ nó là tài sản của mình rồi, mình không cần đi tìm nó nữa, mình chỉ còn tập trung nhìn nó thôi, cho nên tầng Nhị thiền chỉ còn Tứ, hỉ, lạc, định, không cần Tầm nữa.
Lên tới tầng thứ ba Tam thiền, mất luôn Tầm, Tứ, chỉ còn Hỳ, Lạc, Định.
Lên tới tầng Tứ thiền chỉ còn Lạc, Định.
Lên tới tầng Ngũ thiền, Hỷ, Lạc nó quá thô, nó không còn nữa, nó phải thế bằng Xả.
Như vậy, Sơ thiền là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, định là những thành tố tâm lý làm nên tâm Sơ thiền. Nhưng lên tới Nhị thiền còn: Tứ, hỷ, lạc, định; Tam thiền còn: Hỷ, lạc, định; Tứ thiền còn: Lạc, Định; Ngũ thiền là Xả, Định.
Và ở đây nó có chuyện rất là sâu. Có nghĩa là, khi (1) tâm thô, (2) tâm biết cảnh thô thì cảm xúc, cảm giác mình còn có hỷ, lạc, khổ ưu nhưng khi (1) tâm tinh tế, (2) tâm biết cảnh thanh sạch tinh tế thì lúc bấy giờ cảm xúc đơn giản dần.
Đức Phật Ngài cái gì cũng số 1 hết. Thiền Định, trí tuệ Ngài số 1. Mà vì sao Ngài có cái này? Ngài dùng tâm thô, thí dụ Ngài đi bát, Ngài uống nước, Ngài đi đứng Ngài xài tâm thô vì chuyện đó là chuyện thô Ngài xài tâm thô đó là tâm Tố và xài tâm Ngũ song thức. Nhưng khi nào Ngài nhập thiền Sắc giới, mà nhập Sơ thiền, vì cảnh Sơ thiền nó thô nên lúc bấy giờ Ngài vẫn xài tầm tứ hỷ lạc định đầy đủ. Nhưng lúc Ngài nhập tới Tứ thiền, chỉ còn Lạc định, lúc nào Ngài nhập Ngũ thiền còn Xả, định, và khi nào Ngài nhập thiền Diệt thì không còn tâm. Nên nhớ.
Cho nên, đối với đức Phật Ngài vẫn xài tâm thô nhưng đó là công cụ làm việc, chứ không phải Ngài không có khả năng xài tâm tế. Khi nào cần tê thì tế, cần thô thì thô.
Riêng mình, mình không có khả năng xài tâm vi tế, mà mình phải xài tâm thô, mà tâm thô để biết cảnh phải có tầm, tứ. Còn riêng bậc chứng Nhị thiền họ không cần tầm, chỉ có Tứ thôi vì cảnh đã là của họ rồi. Giống như bây giờ một món đồ nó nằm ngoài cái túi mỗi lần muốn xài mình phải đi kiếm. Còn món đồ nó nằm trong túi hoặc đồng hồ đeo trên cổ tay, mỗi lần coi giờ mình đâu có đi kiếm, chỉ cần kéo cái cổ tay áo, lên là mình đã liếc thấy cái đồng hồ rồi. Cái phone nó nằm trong túi mình, chỉ cần mình muốn thấy cái phone mình thò tay vô túi là có rồi. Đây cũng vậy. Cảnh của nhị thiền nó vi tế và thứ hai nó quá quen thuộc với hành giả, hành giả không cần phải đi tìm.
Đương nhiên, tùy thuộc vào trình độ tâm linh của mình mà mình có những thành tựu tương thích. Thí dụ, người chứng sơ thiền có thể sống trong tâm sơ thiền suốt nhiều giờ đồng hồ hoặc mấy ngày trời. Họ chỉ sống bằng tâm sơ thiền, họ chỉ biết đề mục đất, nước, lửa, gió, …hư không, ánh sáng, hơi thở thôi. Họ không biết gì hết. Đã lắm, cảm giác đó rất là đã.
Như nhiều lần tôi nói.
Mình không tu hành con khỉ gì hết mình chỉ biết hạnh phúc khi nào con mắt mình được thỏa mãn, lỗ tai minh được thỏa mãn, chứ mình không biết nó có những thứ hạnh phúc không lệ thuộc 5 thứ đó. Thứ hạnh phúc, an lạc mà lúc đó tâm mình chỉ biết một cảnh, hơi thở vào ra, không biết gì hết. Thì sự nhẹ nhàng, sung sướng lúc đó không thể hình dung.
Giống nhiều lần tôi nói: Ở đời có 2 thứ hạnh phúc 1- cầm lên được gì đó 2 – liệng được cái gì đó. Người mà cả đời chỉ biết cầm họ khó hình dung cái liệng xuống cũng là hạnh phúc.
Tôi thấy nhà quý vị có món đồ đã quá đi, tôi thích, tôi đi xin. Lúc các vị “ừ” một cái là tôi vác lên vai tôi đi tôi sung sướng lắm, sung sướng : “cái nồi này nè, nấu bánh chưng, cais nồi này nặng thiệt, nồi này chắc trên 10 ký, năm nay khỏe rồi, nấu bánh chưng có cái nồi này là lộng lẫy rồi. Đó giờ xài đồ nhôm, đồ Tàu, đồ Thái, bữa nay xài nồi inox của Thụy Sỹ, cái nồi trên 10 ký, đã”. Nhưng lát sau về đến nhà, mà tôi để cái nồi xuống nó lại đã kiểu khác. Hồi nãy tôi vác trên vai trên 10 ký giờ tôi bỏ xuống, đã lắm.
Hồi đó thương người đó quá chừng thương. Đi, đứng, ăn, ngủ mình cũng nhớ, đi đứng nằm ngồi cũng nhớ. Lấy được trời ơi, sung sướng, hạnh phúc. Tới hồi chán nhau rồi, ngày mà hai đứa chính thức xé hôn thú ở tòa, bước ra trước hành lang tòa án, nhìn nhau chào: Về giữ sức khỏe nha, không biết bao giờ gặp lại. Cái câu đó nó sướng không tả được. Đêm nay mình về mình không gặp người đàn bà đó nữa, mình không gặp thằng đàn ông bét nhè, sâu rượu hôi hám, nay mình không gặp con đàn bà nhiều chuyện, hỗn hào, ích kỷ, nhỏ mọn, trời ơi nó đã. Hồi xưa mình có được mình đã, lấy nhau được, nó chịu nhận thơ mình, nó chịu cho mình số phone, cho mình email, cho mình facebook là mình mừng biết bao nhiêu, mình sung sướng lắm “Niết bàn là đây, thiên đường là đây” .Nhưng tới ngày bỏ được nhau nó đã kinh hoàng lắm, nó đã lắm. Xa được, rời được cái món đó.
Ở đây cũng vậy. Lúc hưởng dục, mình sung sướng hạnh phúc vì có được cái gì đó mình thích. Thiền nó sướng cách khác vì kể từ bây giờ không có gì để bận tâm, chỉ có hơi thở thôi.
Như bữa hổm tôi có nói.
Mình học đạo mình thấy sống chánh niệm là công phu cần thiết để nỗ lực, làm tiêu mòn phiền não. Nhưng đến một lúc nào đó mình thấy chánh niệm trong hơi thở không phải là công nỗ lực mà nó là quyền lợi, sự hưởng thụ. Chuyện ngồi hoặc nằm, canh canh không thấy ai dòm tới mình là mình theo dõi liền. Thở ra trong chánh niệm, thở vào trong chánh niệm, rồi nó tế dần, tế dần, nó tế nghĩa là hơi thở nhỏ dần, nhẹ dần mà tâm vẫn không rời cái nhỏ đó, tâm không rời cái nhẹ đó, cảm giác này nó đã lắm. Lúc bấy giờ không còn chuyện tị hiềm, bực bội, hờn giận, sợ hãi, ghen tuông, toan tính, buông hết, nó chỉ còn hơi thở. Thì hạnh phúc này nó chỉ có người mà đắc thiền mới biết.
Ở đây đức Phật dạy, hạnh phúc của các tầng thiền. A tỳ đàm kể 5 nhưng tạng Kinh kể 4, tùy cách kể, vì dựa vào cảnh giới tái sinh. Đắc Sơ thiền, thì sanh về 3 cõi Sơ thiền, đắc Nhị thiền thì sanh về 3 cõi Nhị thiền. Nhưng trong 3 cõi Nhị thiền có chỗ cho mấy ông Tam thiền yếu, Tam thiền kiểu phó sản, thứ phẩm, có cha Tam thiền mà độn căn, tuy đắc Tam thiền nhưng về ở chung mấy ông Nhị thiền. Cõi Tam thiền cũng vậy, mấy ông Tam thiền, Tứ thiền ở chung. Cõi Tứ thiền chỉ dành cho mấy ông Tứ thiền, Ngũ thiền. Có vụ ở chung cho nên bên A Tỳ Đàm mới kể Thiền có 5 tầng. Tạng Kinh kể có 4 tầng là như vậy.
Cũng cho tui nói câu hơi khó nghe: Tôi chịu trách nhiệm mấy cuốn sách của tôi, tôi dịch, tôi viết, cho nên, trong tình huống này nói thiệt, tui giới thiệu mạnh dạn là: Bà con phải tìm được bộ Giáo lý A tỳ đàm 1,2 mới phát hành. Tôi làm chuyện bán sách hèn hạ, vì nó không bao nhiêu tiền quý vị ơi. Không bao nhiêu tiền hết. Các vị biết một cuốn có hai trăm mấy mà đổi ra tiền trừ vốn nó không còn bao nhiêu hết. Nó không đủ cho tôi tham số tiền nhỏ đó đâu. Nhưng vẫn phải bán cho bà con, như tôi nói. Không bán mà cho không, nó lấy về nó lót nó cũng lấy. Nó lót nó ngồi luôn nữa, nó nhúm lửa, tội lắm. Cho nên không, phải bán. Bởi vì trong xã hội tàn khốc hôm nay, mọi thứ đều bị phá sản thì Đồng tiền cơ hồ là một trong những thước đo về nhân phẩm và tâm lý con người. Mình cho không là nó lấy, nó lấy luôn phần của những người cần. Thế là chỉ có lấy đồng tiền làm thước đo, biết ảnh có lòng ảnh học kêu ảnh đi mua. Không có tiền thì đi chết đi.
Lấy bộ đó về đi, trong đó ba vụ Thất giác chi, 5 chi thiền mấy cõi thiền, trong đó có sạch sẽ trong.
Tâm nguyện lớn nhất đời tui là làm xong bộ Nhật tụng Kalama + mấy cuốn A tỳ đàm + mấy cuốn thiền Quán. Một người sơ cơ không biết gì muốn tìm hiểu ngọn nguồn kinh điển Phật học, đương nhiên nó có tới 1 tỷ tài liệu nữa, nhưng trước mắt, tôi chịu trách nhiệm tài liệu này. Tôi nghĩ bà con đọc chừng đó cũng là căn bản. In ra 5 cuốn Kalama thì mỗi tuần tôi giảng 1 bài. 1 năm 365 tôi lấy 250 ngày thôi, còn nhiêu mình trừ hao, một năm 52 tuần, bỏ 10 tuần tôi lấy 40 tuần thôi thì 1 năm mình học được 40 bài, tối đa 3 năm cũng phải xong. 3 năm tới 5 năm cũng phải xong. Bà con nghe 3 năm, 5 năm bà con thấy nhiều chứ thật ra, bà con tưởng tượng, thời gian nó qua vun vút, bà con không làm gì hết nó cũng qua 3 năm, 5 năm.
Chịu khó học, ít ra trước ngày mình chết, mình nhớ, tuy tui ở nơi vùng xa vùng sâu, tuy tôi ở quốc gia không có tăng ni chùa miểu, đúng nhưng 3, 5 năm qua tui đã học được 5 cuốn Kalama, tôi đã biết Phật học căn bản là gì, cộng với 2 cuốn A Tỳ Đàm là mình có cái chìa khóa. Khó thì đi hỏi, nếu sang nữa thì lập nhóm để học nhóm. Tại sao gọi sang? Học online không phê đâu, phải nhau hẹn chỗ nào đó. Việt Nam là phải đi về Ba Chúc, Bái Đính, ở đâu Ninh Bình, Quảng Ninh, kiếm chỗ nào đẹp, vừa đi chơi vừa học luôn. Cắm trại học ngoài trời. Nha Trang, Cam Ranh hoặc miền Tây về Bến Tre, cồn Phụng gì đó. Nếu dân Mỹ kiếm chỗ nào dễ thương, tập trung kéo về xin ở mấy ngày mình đóng góp điện nước cho chùa thôi, khỏi cúng khỉ gió gì mệt. cúng điện nước rồi bắt đầu chị em anh em giăng lều học giáo lý, đốt lửa trại. Còn nếu Châu Âu, một năm chúng tôi làm mấy lớp, lớp intensive. Tức là thầy trò, trực tiếp gặp nhau để mà học. Cái đó vẫn học được.
Căn bản nhất là tôi mong bà con mất 3 - 5 năm bà con có kiến thức giáo lý căn bản. Bây giờ bà con nghĩ tôi rao giảng, tuyên truyền, nhồi sọ, tẩy não. nhưng bà con nghĩ đi. Thế giới nó là cái gì tùy cách nhìn của mình và Phật pháp cho mình một cách nhìn rất riêng, rất lạ về thế giới này. Đúng không? Khi mình biết Phật pháp là biết thêm cách nhìn nữa về thế giới. Vậy đáng lắm chứ. Đáng lắm quý vị. Đáng lắm.
Thêm cách nhìn nữa về thế giới. Chứ còn cách nhìn cũ mình có mấy chục năm thấy đời vẫn vậy, u ám quá. Thôi giờ thêm cách nhìn mới mình tạm gọi là lăng kính đi, hoặc là từ một góc nhìn, từ vị thế của Phật học của một người học đạo, hành đạo và liễu đạo thì khỏi nói rồi, thì mình có thêm cái nhìn mới. Đáng quá, rất là đáng.
Ngài dạy: Tùy thuộc khả năng buông bỏ của chúng ta. Bỏ được cái gì, có được cái gì? Khi bỏ 5 triền, có 5 chi thiền thì hạnh phúc nó khác. Bỏ 5 triền mà chi thiền nhẹ hơn còn 4, bỏ 5 triền mà chi thiền còn có 3, còn có 2 thì tình hình nó khác. Rác dẹp xong mà dụng cụ vệ sinh cũng bớt đi tự nhiên nó nhẹ, nhìn cái sân trống trải mênh mông, vô nhà kho sung sướng quá, để ghế bố, giăng võng nằm được, rác đã hết, mà dụng cụ làm việc cũng dẹp bớt nhiều lắm. Đại khái vậy.
Cho nên: Hạnh phúc của người đắc Sơ thiền Ngài mô tả giống như cục bột được người ta nhúng nước. Nguyên cục bột nó thấm nước hết luôn.
Cái phần này sâu lắm, phải giải thích. Tại sao Sơ thiền Ngài ví như cục bột? Nó nhỏ so hạnh phúc người đắc Nhị, Tam, Tứ, Ngũ. Cho nên Ngài dùng ví dụ như cục bột, khi người ta nhào nặn với nước, nhào kỹ thì chỗ nào trong cục bột không có nước, nội tâm hành giả lúc bấy giờ như cục bột nhúng nước được nhào nặn thật kỹ, an lạc tràn trề.
Hạnh phúc Nhị thiền, Ngài nói khác. Ngài nói: Lúc bấy giờ hành giả như hồ nước đầy, không bị lỗ mọi coi kỹ bài kinh đó. Nội tâm hành giả giống như hồ nước đầy. Hạnh phúc an lạc như hồ nước đầy. Còn hạnh phúc an lạc của Sơ thiền Ngài nói như cục bột được nhào nặn với nước. Còn hạnh phúc của Nhị thiền giống như hồ nước đầy.
Hạnh phúc Tam thiền: Như cọng sen, cọng súng dưới mặt nước, nguyên con và toàn tập đều nằm trong nước như thế nào thì hành giả đắc Tam thiền lúc đó y chang vậy. Giống như nụ sen nụ súng được ngập, không phải bị ngập.
Cái thứ tư mới ghê. Hạnh phúc an lạc của người đắc Tứ thiền: Như người ngồi trùm tấm vải từ trên xuống.
Các vị nghe kỳ không? Ba cái trước mình nghe mát mát nó đã quá, cái như cục bột nhúng nước, cái như hồ nước đầy, cái giống như cọng sen, cọng súng trong nước, mà mình hình dung được, đúng là thiền vậy mới đã, nó mát lạnh, đã quá. Tại sao hạnh phúc của Tứ thiền như người trùm.
Cái này đặc biệt lắm. Vì mấy cái kia còn nặng, nó nặng nề lắm, còn cái người đắc Ngũ thiền, họ an lạc mà rất là nhẹ, kêu là để nhẹ trên người. Cả cái hồ nước, cái kia bản thân mình là cọng sen, cọng súng trong hồ nước, còn cái này không, cái này nhẹ như tấm vải trắng phủ lên vậy thôi, nó gần như vô can. Giá trị nằm chữ vô can. Hành giả đắc tứ thiền họ buông hết. Hỷ lạc không còn nữa, họ chỉ còn xả thôi. Vô can, khách quan, bàng quan, bên lề. Có ngày bà con thấy hạnh phúc của kẻ bystander- hạnh phúc làm kẻ bên lề, bên đường “chàng Tiêu từ đó khách qua đường”. Hạnh phúc ghê lắm.
Có một ngày mình muốn có mặt trong mâm ăn buổi tối với gia đình, có một ngày mình muốn tay trong tay, trong vòng tay, vòng ôm của ai đó, có một ngày mình muốn có mặt trong một quan hệ xã hội chằng chịt với ai đó, với một hay nhiều hay một nhóm người, nhưng có một ngày mình thấy rằng: Được lửng lơ giữa cuộc đời như một chiếc lá mồ côi, như một gợn mây trên trời, như một tí bọt sóng ngoài khơi nó hạnh phúc lắm, nó không có sự can thiệp, nó không có sự tham gia, tham dự, góp mặt của bất cứ cái gì, nó hạnh phúc ghê lắm. Nó độc lập, nó có quyền tự quyết. Hạnh phúc lắm quý vị. Nó có không có sự dây dưa. Hạnh phúc lắm.
Hạnh phúc của người lên bậc cao, nó tự quyết, độc lập, an lạc, nhẹ nhàng.
Tùy thuộc vào mỗi tầng thiền mà cảm giác an lạc khác nhau.
Như tôi nói.
Đức Phật đã dạy: Một tí hiện hữu dầu chớp mắt ta cũng không tán thán, không khích lệ.
Mình mang thân sanh tử, biết sự có mặt cuộc đời là khổ, quả xấu là khổ, nhân xấu là khổ đã đành, quả lành là khổ vì nó được tạo ra từ nhân lành, mà tại sao nhân lành là khổ, vì nhân lành nó là một điều kiện để mình quẩn quanh trong sanh tử. Chán sợ sanh tử, dốc lòng tu tập các loại công đức để ngay đời này đủ duyên chứng đạo, nếu không gieo duyên lành, chủng tử giác ngộ đời sau kiếp khác. Trong hành trình đó, nếu chỉ giữ giới không mình sẽ được quả lành của người giữ giới. Nếu mình tu tập thiền định, tùy tầng thiền định mình chứng mình cũng nhận được những phần thưởng tương ứng với trình độ thiền định của mình. Nếu mình tu tập tuệ quán tứ niệm xứ, đủ duyên chứng thánh, còn không mình được an lạc của người tạm thời lìa bỏ điên đảo mộng tưởng.
Có nghĩa là: (1) Trong cuộc đời vô thường, mình không có ý đi tìm cái gì bền vững; (2) Trong cuộc đời vốn dĩ bất toàn bất trắc mình không hi vọng kiếm tìm cái gì là hạnh phúc, tin cậy được; (3) Trong cuộc đời, chớp tắt tùy duyên nhi hóa mình không có ý đi tìm đi tìm một cái tôi, một cái sở hữu, một cái tôi, của tôi. (4) Ở trong cuộc đời này không có gì đẹp xấu mà mình lại đi tìm cái đẹp, thì cũng là một điên đảo mộng tưởng.
Như vậy, tu tập Tuệ quán là lìa bỏ 4 điên đảo mộng tưởng, không thấy cái gì là bền vững, không thấy cái gì là hạnh phúc đáng để kiếm tìm, không thấy cái gì là bền vững để tin cậy, không có cái tôi, hay cái của tôi để mình đầu tư xây dựng, và cuối cùng, không có gì đẹp để mình đam mê, và xấu để mình bất mãn. Lìa bỏ hết mấy cái đó gọi là lìa bỏ điên đảo mộng tưởng.
Như vậy, cuộc tu là hành trình lìa bỏ. Chỉ vậy thôi.
Nếu nói rốt ráo, có 2 hạng hành giả: Tu để đắc thánh & tu để không còn phàm.
Tôi vẫn thường nói, tu để không còn phàm an toàn hơn vì mình thấy cái phàm mình rành lắm, mình thấy cái mặt của phàm mình biết: Ờ, cái này còn phàm nè. Còn tu để đắc thánh, thánh đó giờ mình đâu có biết đâu, cho nên mình thấy cái gì lạ tưởng đắc thánh, kẹt lắm.
Cho nên, nó dẫn đến chuyện thứ 2: Tu để buông, không phải tu để được. Tu để bỏ xuống, không phải tu để cầm nắm. Mình tu là để coi mình buông được cái gì, bỏ được cái gì chứ không phải tu để có được cái gì, cầm lên được cái gì, để khiêng cái gì, để vác cái gì, để đội cái gì. Cái quan trọng vậy.
Đừng có lo, đừng có lo tại sao ổng cấm nhắc tới thánh. Cứ yên tâm, Tu để không còn là phàm là ok rồi. Còn chuyện khi nó không là phàm là giống gì thì chuyện đó mai mốt tính. Cái quan trọng nhất là Tu để buông, không phải tu kiếm cái gì cầm trên tay. Không có. Tu không phải đi tìm cái gì, mà tu buông được cái gì. Buông càng nhiều càng tu. Và tu để không còn là phàm nữa là được rồi. Đừng nghĩ chữ Thánh mệt lắm. Nghĩ tới Thánh thấy nó thiêng liêng chứ cũng ghế lắm, bữa nào thấy ngộ ngộ tưởng thánh là kỳ lắm. Đó đúng là “giác ngộ” = giác nhưng cái giác hơi ngộ ngộ.
Cho nên, nhớ: Cứ cắm đầu tu để không còn là phàm, vì phàm là gì mình biết rất rõ, không ngộ nhận. Còn cái thánh thì không.
Tu để coi mình buông được bao nhiêu không phải để mình nắm được bao nhiêu.
Và, nhớ một chuyện: Dầu cho bố thí, trì giới, phục vụ, nghe pháp,… nếu hiểu đúng chỉ để buông không phải để nắm.
Nhiều người tu cầu phúc là tu để nắm.
Còn tu để buông:
Bố thí = Chỉ để mài mòn lòng bủn xỉn, mài mòn ý niệm sở hữu.
Phục vụ = Chỉ đơn giản thương người ta, thấy người ta cần sự giúp đỡ chứ không phải mong mai mốt làm ông hoàng bà chúa, có người hầu hạ.
Nghe pháp = Thấy mình ngu, biết một điều bớt một cái ngu, bớt cái vô minh, biết được một điều thì bớt được cái tà kiến, bớt cái ngộ nhận, bớt được cái điên đảo mộng tưởng.
Như vậy, toàn bộ công đức của mình chỉ là toàn hành trình lìa bỏ thôi. Từ bố thí, trì giới, ngồi thiền, cung kính, phục vụ, nghe pháp, hồi hướng, điều chỉnh tri kiến, tất thảy đều là hành trình lìa bỏ hết. Tu là lìa bỏ. Phải có bỏ mới có giải thoát
Chứ vác một đống thì cửa nào chứa anh nổi, hả? Cửa nào chứa anh?
Tu là buông. Cuối cùng Niết Bàn cũng là sự bỏ lại hết mọi thứ.
Ok. Chúc các vị một ngày vui và hẹn lại tuần sau./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét