Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Bản ngã

 


Sống, tạo ra bản ngã

Tất cả chúng ta đều sống trong avidya bởi vì chúng ta không làm gì ngoại trừ việc tạo ra bản ngã. Nếu chúng ta  kiếm  tiền,  chúng  ta  chỉ  kiếm  tiền  để  hỗ  trợ  cho  bản ngã; nếu chúng ta tích luỹ tri thức, chúng ta làm điều đó chỉ để đáp ứng cho bản ngã. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục cuộc hành trình hướng tới danh vọng và địa vị, trèo từng bước  lên  để  đạt  tới  thủ  đô  và  đạt  tới  ngai  vàng,  thế  thì chúng ta sẽ làm gì ở đó? Không phải là bạn trở nên nổi tiếng  trên  ngai  vàng,  đấy  chỉ  là  bản  ngã  trở  nên  nổi tiếng;  không  phải  là  cái  đầu  của  bạn  được  đeo  vương miện,  đấy  là  cái  đầu  của  bản  ngã  bạn  được  đeo  vương miện.

Chúng  ta  không  kiếm  gì  hơn  bản  ngã.  Chính  quá trình  của  toàn  bộ  cuộc  sống  của  chúng  ta  là  cách  trở thành cái gì đó. Cách đầy lùi bản ngã của người khác và tiến lên trước. Cuộc đua vô nghĩa! Nhưng nó cứ diễn ra trong cả cuộc sống của bạn; từ chiếc nôi cho tới nấm mồ cùng một cuộc đua đó tiếp diễn, cùng cuộc đua của ghen tị, kình địch và cạnh tranh.

Ghen  tị  là  gì?  Cạnh  tranh  là  gì?  Kình  địch  là  gì? Tranh  đấu  này  là  gì?  -  và  sao  tất  cả  chúng  lại  tồn  tại? Động  cơ  cơ  sở  là  không  bị  bỏ  lại  đằng  sau,  không  vẫn còn là kẻ kém cỏi, không vẫn còn là kẻ hèn kém, mà là được đeo vương miện, được đeo vòng nguyệt quế, vì bản ngã này được nạm bằng đá quí, chói sáng; không phải là không là gì mà trở thành cái gì đó.

Từ cái nhỏ nhất tới cái lớn nhất, tất cả đều được làm trong cuộc đua này. Và cuộc đua này kì lạ tới mức cho dù đôi khi nó có chuyển sang cái đối lập thì động cơ cơ sở  vẫn  còn  như  cũ.  Người  này  tích  luỹ  của  cải  để  cho người  đó  có  thể  đạt  tới  đỉnh  núi...  tới  tột  đỉnh  của  của cải, tới đỉnh Everest của của cải. Và người khác thì lại từ bỏ giàu có của mình, đi vào rừng rậm và trở thành người khổ hạnh, và vậy mà người đó có thể vẫn cứ rỗng tuếch và bây giờ bắt đầu thu thập từng đồng tiền, phần thưởng cho  khổ  hạnh  cuả  mình,  thay  vì  những  đồng  tiền  bình thường.  Vẫn  còn  có  bản  ngã,  rằng  bây  giờ  không  ai  có thể thuần khiết như người đó; rằng không có so sánh nào giữa người đó và thế giới còn lại.

Bản  ngã  thậm  chí  có  thể  tự  nuôi  dưỡng  mình  bằng việc tìm kiếm điều thiêng liêng. Bản ngã thậm chí có thể nói về điều thiêng liêng để chỉ ra rằng bây giờ nó không bị  dính  líu  gì  vào  vật  chất  thông  thường,  rằng  bây  giờ thậm chí nó đã hiểu thấu về Thượng đế!

Nếu  quá  trình  kiếm  bản  ngã  là  avidya,  thì  tất  cả chúng ta đều sống trong avidya. Và điều chúng ta gọi là vidya,  việc  biết,  điều  chúng  ta  gọi  là  trường  học,  cao đẳng  và  đại  học,  nơi  học,  nếu  chúng  ta  hiểu  hiền  nhân này một cách đúng đắn thì tất  cả những chỗ này đều  là việc biết giả. Chúng đều là phản - đại học, bởi vì chẳng cái  gì  được  dạy  ngoại  trừ  nghệ  thuật  làm  đầy  bản  ngã. Mọi  giáo  dục  đều  là  quá  trình  tạo  ra  bản  ngã;  nó  là  nỗ lực  khuấy  động  bản  ngã.  Bố  bảo  con  phải  nhất  lớp  và không  được  tụt  lại  sau.  Và  nếu  con  tụt  lại  sau  bố  cảm thấy khổ. Nếu con nhất lớp dường như bản thân bố nhất lớp.

Mọi người đều phải tham gia trong cuộc đua này, đó là trò chơi duy nhất. Nếu đây là avidya, việc biết giả, thế thì cả đời bạn đều là avidya. Thế thì chúng ta chẳng biết gì về vidya, việc biết thật, bởi vì hiền nhân này nói rằng việc biết thật là quá trình, phương pháp làm tan chảy bản ngã, làm tàn lụi bản ngã... và một khoảnh khắc sẽ tới khi bản  ngã  không  còn  nữa  và  chỉ  sự hiện hữu còn lại.

Bạn có thể gọi cái đó là vidya, tôn giáo, yoga, thiền, cầu nguyện, tôn thờ, bất kì tên nào bạn muốn đặt cho nó

Hàng nghìn tên đã được trao cho nó - nhưng điều tinh tuý  của  vidya  chỉ  là  một:  nó  phải  tạo  ra  một  trạng  thái bên  trong  nơi  chỉ  bạn  còn  lại  nhưng  không  có  bản  ngã, nơi  tâm  thức  còn  lại,  nhưng  không  có  trung  tâm  bên trong tuyên bố 'tôi'. Bạn nên có khả năng làm mất đi cái tôi này qua bất kì phương pháp hay quá trình nào. Và việc làm mất này không  có  nghĩa  là  rơi  vào  giấc  ngủ  hay  quên  mất  bản thân  mình,  nó  nghĩa  là  bạn  nên  được  bỏ  lại  hoàn  toàn tỉnh thức, tràn đầy ý thức, với việc tự nhớ, và vậy mà cái tôi  phải  không  còn  lại;  chỉ  cái  đó  mới  nên  còn  lại  mà không có nối ghép nào với cái tôi.

Một  sáng  ai  đó  tới  và  cúi  mình  xuống  dưới  chân Phật.  Một  người  hay  hoài  nghi  cũng  có  đấy,  ngồi  gần Phật.  Và  người  hoài  nghi  hỏi  Phật,  "Sao  thầy  không ngăn  người  này  đừng  để  chạm  chân  thầy?  -  bởi  vì  đích thân  thầy  đã  dạy  chúng  tôi  không  trú  ẩn  vào  bất  kì  ai, thay  vì  thế  đi  tìm  lấy  cái  ta  riêng  của  mình.  Con  người này  đã  tới  với  thầy  để  trú  ẩn  mà  thầy  lại  không  cản người đó."

Phật nói, "Nếu như ta có đó, thì ta đã ngăn cản người đó."  Và  Phật  tiếp  tục,  "Và  nếu  như  ta  có  đó,  thì  việc ngăn  cản  người  đó  đừng  chạm  chân  ta  hay  xui  khiến người đó tới chân ta sẽ là một và cùng một điều. Nhưng người  mà  có  thể  đã  ngăn  cản  người  đó  hay  xui  khiến người đó lại không còn tồn tại thêm chút nào. Ông thấy người đó cúi đầu, ta cũng thấy. Nhưng có hơi khác biệt giữa chúng  ta.  Ông  thấy  người  đó  cúi  đầu  với  ta,  trong khi  ta  lại  tự  hỏi  người  đó  cúi  đầu  với  ai  vậy.  Ta  không thấy ai cả! Người đó đã cúi đầu với ai vậy?"

Hiền  nhân  này  gọi  phương  pháp  luận  đem  người  ta tới khoảnh khắc như vậy trong cuộc sống là vidya, việc biết thật.

Điều  tôi  gọi  là  thiền  đơn  giản  là  khoa  học  này  của tôn giáo. Bất kì khi nào tôi nói thiền, tôi cũng đều nói tới vidya này.

Tất cả chúng ta đều sống trong vô nhận biết. Chúng ta đang sống cứ như đang ngủ.

Bạn  có  thể  đã  thấy  một  người  bước  đi  trong  thôi miên, hay một kẻ mộng du vừa đi vừa ngủ, nhiều người vừa đi và ngủ... có thể có nhiều người trong số các bạn ở đây, bởi vì ít nhất bẩy trong số một trăm người bước đi trong  giấc  ngủ  của  mình.  Ít  nhất  bẩy  người!  Nhưng người này chẳng bao giờ biết về điều đó, bởi vì người đó bước  vòng  quanh  và  rồi  cứ  ngủ  nữa.  Người  đó  bước  đi với  mắt mở.  Mọi  người  thậm  chí  còn  giết  người  trong giấc ngủ và đến sáng họ hoàn toàn không nhận biết gì về điều  đó, họ  chỉ  có  thể nói  rằng  họ  đã  có  mơ trong  đêm mà trong đó họ đã giết ai đó. Mọi người đã ăn cắp, và họ không chịu trách nhiệm chút nào bởi vì điều đó tất cả đã xảy ra trong khi họ ngủ. Nhưng điều này chỉ nói về vài người vừa đi vừa ngủ.

Và nếu chúng ta nhìn kĩ hơn vào bản thân mình, thì tất cả chúng ta đều sống trong một loại giấc ngủ nào đó. Bất  kì  cái  gì  bạn  làm  bạn  đều  không  nhận  biết  về  nó, nhận  biết  của  bạn  ở  đâu  đó  khác.  Khi  bạn  bước  đi  trên phố, bạn có nhận biết về việc bước đi của mình không? Nhận biết của bạn có thể ở bất kì đâu khác ngoại trừ việc bước.  Khi  bạn  ăn,  bạn  có  nhận  biết  về  việc  ăn  không? Nhận  biết  của  bạn  có  thể  ở  đâu  đó  khác  ngoại  trừ  việc ăn. Vâng tất nhiên nhận biết của bạn đi tới thức ăn nữa, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn không ăn.

Nhận  biết  của  bạn  không  có  đó  nơi  bạn  đang  hiện hữu.  Thế  thì  cái  gì  còn  lại  khi  không  có  nhận  biết?  Có giấc ngủ, và tất cả mọi rối loạn xảy ra trong giấc ngủ đó. Khi  bạn  giận  dữ  với  ai  đó,  bạn  có  nhớ...  nhận  biết  của bạn  ở  đâu?  Nếu  như  đã  có  nhận  biết,  thì  giận  dữ  đã là không thể có được. Nhận biết và giận dữ không thể cùng tồn  tại  được.  Giận  dữ  không  thể  ở  cùng  với  nhận  biết được. Để giận dữ, giấc ngủ là cần thiết, ngây ngất là cần thiết.

 Đó là lí do tại sao người ta trở nên hối tiếc sau khi đã giận dữ, người đó ngạc nhiên là mình đã có thể làm việc như vậy - và để làm gì? Cái gì là ý nghĩa trong nó? Cho dù đấy chính là bản thân người đó đã trở nên giận dữ... và  không  phải  đấy  là  lần  đầu  tiên  người  đó  hối  tiếc  về điều đó. Người đó đã hối tiếc nhiều lần rồi, bởi vì người đó  đã  giận  dữ  nhiều  lần  rồi,  và  mỗi  lần  người  đó  lại  tự hỏi sao mình đã làm điều đó, vấn đề là gì? Và sao người đó lại làm việc ấy khi chẳng có vấn đề gì cả? Người này đã không nhận biết, đã không hiện diện; người đó chỉ về nhà sau khi cơn giận đã qua đi. Người đó vắng mặt khi cơn  giận  xảy  ra,  và  khi  người  đó  quay  lại  thì  người  đó hối  tiếc.  Nhưng  vào  giai  đoạn  này  cảm  thấy  tiếc  chẳng còn ích lợi gì nữa, cảm thấy hối tiếc chỉ vô ích.

Có vài điều không thể nào xảy ra được nếu có nhận biết.

Điều  mà  người  trí  huệ  gọi  là  tội  lỗi  thì  không  thể được làm với nhận biết. Đây là định nghĩa về tội lỗi: cái gì đó mà bạn không thể làm được với nhận biết. Và cái mà bạn chỉ có thể làm được trong nhận biết thì được gọi là đức độ. Bạn không thể ăn cắp với nhận biết được, bạn không thể giết người với nhận biết được; nhưng bạn có thể từ bi với nhận biết, bạn có thể yêu trong nhận biết.

Bất  kì  cái  gì  có  thể  làm  được  với  nhận  biết,  tất  cả những  cái  đó  là  tôn  giáo,  là  đức  độ.  Cái  mà  không  thể làm được với nhận biết, cái mà cần phải có giấc ngủ, cái chỉ có thể xảy ra trong vô nhận biết, mới là tội lỗi.

Cho  nên  chúng  ta  không  sống  trong  nhận  biết.  Đôi khi thậm chí lúc chúng ta ngồi thiền chúng ta cũng cảm thấy buồn ngủ - ngay cả thế! Trong thực tế giấc ngủ của chúng ta còn sâu hơn. Lí do cho điều đó là ở chỗ chúng ta  không  có  kinh  nghiệm  về  nhận  biết.  Cách  chúng  ta bước  đi,  ngồi  và  đứng  -  mọi  thứ  đều  xảy  ra  trong  giấc ngủ, chúng ta đã quen với nó.

Tôi  đã  nói  rằng  chúng  ta  làm  mọi  thứ  mà  không nhận biết thì cũng là trong một loại giấc ngủ.

Tôi đã đọc tiểu sử của một người có tật nói lắp. Các nhà tâm lí đã phân tích điều đó trong nhiều năm, và cho dù sau những nỗ lực tốt nhất và hàng nghìn đô la tiêu ra để chữa bệnh thì cái tật nói lắp vẫn không hết. Anh ta là con  nhà  giầu,  nhưng  chẳng  thể  tìm  được  phương  thuốc nào.  Anh  ta  đã  được  cho  thuốc,  mọi  thứ  đều  được  thử, nhưng chứng nói lắp chẳng hết. Thế rồi một sự việc thú vị xuất hiện. Một vở kịch được diễn trong thị trấn và họ cần  một  diễn  viên  có  thể  nói  lắp;  diễn  viên  có  kinh nghiệm  trong  việc  nói  lắp  lại  bị  ốm,  anh  ta  không  thể biểu  diễn  được,  cho  nên  ai đó  đã  bảo  họ  về  cậu  bé  này trong thị trấn, một chuyên gia nói lắp như diễn viên này. Cậu bé được gọi  tới. Vai này thì nhỏ, và cậu bé lại  sẵn đấy - huấn luyện ai đó sẽ là việc khó khăn. Cậu bé được đưa lên sân khấu, và phép mầu của mọi phép mầu đã xảy ra vào ngày đó: cậu bé không thể nào nói lắp được trên sân  khấu.

Nó  đã  cố  gắng  hết  mức,  nhưng  nó  không  thể nào nói lắp được. Cho nên điều gì đã xảy ra?

Tôi đã ở một thị trấn và một sinh viên từ trường đại học tới tôi. Anh ta đã phát triển một thói quen kì lạ là đi như  đàn  bà.  Anh  ta  đã  cố  gắng  nhiều  thứ  nhưng  anh  ta không  cải  thiện  lên  được;  thường  trên  phố  anh  ta  thấy mình bước đi như đàn bà. Chẳng có hại gì trong việc đi như  đàn  bà  -  bởi  vì  đàn  bà  cũng  phải  bước  đi  -  nhưng anh ta lại gặp rắc rối và cảm thấy khổ sở.

Trong  sự  kiện  thực  tế,  phân  phối  thịt  trên  thân  thể đàn ông và đàn bà là khác nhau. Đàn bà có nhiều thịt ở một số bộ phận nơi đàn ông không có, cho nên khác biệt trong dáng đi của họ là tự nhiên; đấy là khác biệt về thịt.

Nhưng anh ta lại không tích luỹ thịt để làm cho mình bước đi như đàn bà - bởi vì đôi khi anh ta cũng bước đi như đàn ông. Chỉ đôi khi anh ta mới bắt đầu bước đi như đàn bà. Anh ta gặp rắc rối lớn.

Tôi bảo anh ta, "Bây giờ làm điều này: cố gắng có ý thức bước đi như đàn bà."

Anh  ta  nói,  "Thầy  nói  gì  vậy?  Tôi  đã  bị  rắc  rối  khi làm điều đó một cách không chủ ý, mà bây giờ thầy lại muốn  tôi  làm  điều  đó  một  cách  có  chủ  ý  sao?  Tôi  cố gắng ngăn cản nó mọi lúc, nhưng bất kì khi nào tôi quên mất thì tôi lại bước như đàn bà."

Tôi nói, "Bạn đã cố gắng ngăn cản nó một cách có ý thức nhưng nó không chấm dứt; bây giờ tôi yêu cầu bạn thử bước đi một cách có ý thức giống như đàn bà. Đứng dậy và bước đi trước tôi xem nào."

Anh ta cố gắng hết sức nhưng anh ta không thể nào xoay  xở  làm  được  điều  đó.  Anh  ta  nói,  "Hôm  nay chuyện  gì  xảy  ra  thế  nhỉ?  Thầy  phải  đã  làm  phép  màu rồi."

Tôi hỏi anh ta, "Đừng kể với ai đấy, bởi vì tôi chẳng liên quan gì tới điều đó cả. Bạn  đã thực hiện phép màu này, nhưng bạn không nhận biết về nó."

Vài điều không thể được làm một cách có chủ ý, có ý thức. Và vài điều sẽ bị tự chúng bỏ đi trong nhận biết.

Thiền  là  phương  pháp  của  vidya.  Không  thể  nào khẳng định được bản ngã với nhận biết. Thử khẳng định bản ngã một cách có ý thức và bạn sẽ hiểu điều tôi đang nói.

Gurdjieff hay bầy mưu mẹo với đệ tử của mình. Ông ấy sẽ đẩy họ vào một tình huống mà họ không nhận biết được rằng mình bị chọc giận một cách có chủ ý. Ông ấy sẽ tạo ra một tình huống, hay làm điều gì đó để cho đệ tử này  trở nên  bị chọc giận,  bực tức đến  mức người  đó  sẽ bắt đầu la hét và xỉ vả và trở nên bừng bừng tức giận - và điều đó tất cả đều đã được lập kế hoạch sẵn, và mọi người  cứ  tiếp  tục  trò  chơi  này.  Chỉ  mỗi  người  này  là không  nhận  biết  rằng  mưu  mẹo  đã được bầy  đặt  ra  cho mình.

Khi  người  này đã  bị tan  nát  trong  cơn  bão  giận  dữ, sẵn sàng bỏ đi với mọi hành lí của mình, sự sỉ nhục, thì Gurdjieff  sẽ  nói,  “Tỉnh  táo,  nhận  biết  về  điều  bạn  đang làm.” Và đệ tử này bỗng nhiên được đem trở lại và mọi thứ trong người đó sẽ dừng lại. Người đó sẽ cười và nói, “Điều này quá đáng! Vậy ra tất cả đều chỉ là trò chơi.”

Gurdjieff sẽ cố gắng khuấy động bản ngã, và khi nó có  đó  thì  ông  ấy  sẽ  hét  lên  vào  đúng  lúc,  “Bây  giờ  tìm bản ngã ở bên trong!” Đệ tử này, người đang bừng bừng giận dữ với bản ngã vậy sẽ nhắm mắt mình lại, nhìn vào bên  trong,  và  ngồi  yên  tĩnh…  cho  tới  khi  người  đó  mở mắt ra và nói, “Không, nó không có đó - mình đang tìm kiếm bản ngã, nhưng nó chẳng có đâu mà tìm cả.”

Thế  thì  ai  đã  tạo  ra  cơn  bão  như  vậy?  Những  cơn bão  lớn  có  thể  phát  sinh  trong  chén  trà  nhỏ!  Cơn  bão mạnh có thể nảy sinh ra từ những cái không bản chất.

Vidya  là  kinh  nghiệm  vứt  bỏ  những  dạng  sai  và  vô nghĩa,  cái  chúng  ta  đã  tạo  ra  bên  trong  mình.  Có  nhiều phương pháp của vidya.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét