Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Các pha của tâm thức con người

 

Bốn pha của tâm thức con người:

Ở phương Đông chúng ta đã phân chia tâm thức con người thành bốn pha. 

Pha thứ nhất chúng ta gọi là "thức," jagrat. Thức nghĩa là "ý thức cộng suy nghĩ"; bạn có ý thức, nhưng tâm trí bạn bị chen chúc bởi các ý nghĩ.

Pha thứ hai chúng ta đã gọi là "mơ," swapna. Trạng thái thứ hai nghĩa là "vô thức cộng suy nghĩ"; bạn rơi vào giấc ngủ, nhưng suy nghĩ tiếp tục cho nên có mơ. Mơ là cách suy nghĩ trong ngủ, và suy nghĩ là cách mơ trong khi thức. Suy nghĩ và mơ không phải là hai thứ tách bạch. Mơ chỉ là suy nghĩ theo ngôn ngữ rất nguyên thuỷ - ngôn ngữ hình ảnh. 

Pha thứ ba ngủ say không mơ. Trạng thái thứ ba này là "vô thức trừ suy nghĩ "; bạn vô ý thức - bạn không biết bạn ở đâu, bạn là ai, mọi tâm thức đã biến mất, bạn nghỉ ngơi - và với tâm thức này suy nghĩ cũng đã biến mất, mơ cũng đã biến mất nữa.

Ba trạng thái bình thường này: thức, mơ, ngủ. Tất cả chúng ta đều biết ba trạng thái nay. 

Pha thứ tư là trạng thái của thiền. Trạng thái thứ tư được gọi là samadhi, turiya. Nó có nghĩa là "ý thức trừ suy nghĩ".

Cho nên có bốn giai đoạn: ý thức cộng suy nghĩ là thức, ý thức trừ suy nghĩ là samadhi, vô thức cộng suy nghĩ là mơ, vô thức trừ suy nghĩ là ngủ.

Cho nên samadhi có cái gì đó tương tự với thức và cái gì đó tương tự với ngủ; do đó Patanjali đã định nghĩa samadhi là "ngủ thức" - ngủ vậy mà không ngủ. Ngủ theo nghĩa rằng không có ý nghĩ bây giờ, không mơ. Và không ngủ theo nghĩa rằng bạn nhận biết hoàn hảo, rằng ánh sáng của nhận biết của bạn có đó, rằng bạn có ý thức, rằng bạn biết rằng không có tri thức bây giờ, rằng bạn đang nhận biết rằng mọi suy nghĩ đã biến mất, rằng bạn nhận biết rằng bây giờ không có mơ ẩn nấp trong trường ý thức của bạn, rằng bạn tuyệt đối là số không, shunyam.

Đây là trạng thái mà phương Đông đã từng cố đạt tới. Phương Tây đã từng quá tham gia vào khoa học; do đó nó đã bỏ lỡ tôn giáo. Tham gia của phương Đông là với samadhi: do đó nó đã bỏ lỡ khoa học.

Bốn trạng thái này có thể được nghĩ theo cách khác nào đó nữa. Ý thức cộng suy nghĩ nghĩa là thức. Khoa học là hoạt động thức, triết học cũng vậy, thượng đế học cũng vậy. Thứ hai, mơ: vô thức cộng suy nghĩ. Đó là nghệ thuật là gì, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc. Nó là hoạt động mơ, cho nên không phải là ngẫu nhiên mà chúng ta gọi nhà thơ là tay mơ, mà chúng ta gọi các nghệ sĩ là tay mơ, mà chúng ta không tin cậy vào họ mấy - họ không đáng tin cậy, họ không thể là người hướng dẫn thực tại. Chúng ta thích họ, nó là vui đùa, nhưng chúng ta không thể chấp nhận họ làm người hướng dẫn cho thực tại - họ không là vậy. Họ sống trong tưởng tượng. Họ mơ trong khi thức. Mắt họ đầy mơ. Cho nên việc thức là khoa học, triết học, thượng đế học, logic; và nghệ thuật, mọi loại nghệ thuật, là hoạt động mơ.

Vô thức trừ suy nghĩ nghĩa là ngủ. Tất nhiên mọi hoạt động dừng lại trong ngủ, cho nên chẳng cái gì được sinh ra từ ngủ - không khoa học, không nghệ thuật.

Ý thức trừ suy nghĩ là samadhi. Samadhi cho sinh ra tôn giáo. Khi Phật đạt tới samadhi Phật giáo được sinh ra. Tôn giáo được sinh ra từ samadhi, trạng thái thứ tư. Samadhi là gì? Nếu bạn có thể dừng việc suy nghĩ của bạn và vậy mà vẫn còn tỉnh táo và không rơi vào giấc ngủ. Khó khăn, gian nan, một trong những điều khó nhất, gần như không thể được. Dễ thức và nghĩ, dễ không nghĩ và rơi vào giấc ngủ, nhưng vẫn còn thức và không nghĩ là điều khó nhất, vì nó không phải là một phần của tiến hoá. Nó là cách mạng. Nó không được tự nhiên trao cho một cách tự động. Bạn phải đạt tới nó.



Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Vấn đề ham muốn

 


Ham muốn ly tham - Quan điểm rất thú vị

Phật nói, "Nếu ông vô ham muốn, mọi ham muốn sẽ được hoàn thành." Bây giờ, một sư một hôm hỏi, "Vì thầy đã nói rằng mọi ham muốn sẽ được hoàn thành nếu người ta trở thành vô ham muốn, tôi đã có chỉ một ham muốn: được là vô ham muốn. Bây giờ phải làm gì về nó?" Nhưng ham muốn được là vô ham muốn vẫn là một ham muốn; nó ở trên cùng một bình diện. Dù bạn ham muốn tiền hay bạn ham muốn quyền, danh, hay bạn ham muốn vô ham muốn, điều đó không tạo ra khác biệt chút nào: chỉ đối thể của ham muốn thay đổi; ham muốn vẫn còn như cũ. Và ham muốn là vấn đề, không phải là đối thể.

Nếu bạn ham muốn tiền, mọi người sẽ gọi bạn là rất trần tục, vật chất. 

Nếu bạn ham muốn Thượng đế, mọi người sẽ gọi bạn là tâm linh, thế giới khác, tôn giáo. Nhưng những người biết, với họ, không có khác biệt chút nào: bạn vẫn là trần tục. Không phải là vài ham muốn là trần tục và vài ham muốn là về thế giới khác! Ham muốn, như vậy, là trần tục.

Không thể có ham muốn của thế giới khác.

Cho nên Thượng đế không thể được ham muốn. Nếu bạn ham muốn, bạn bỏ lỡ. Nếu bạn tìm, bạn sẽ không thấy. Bạn càng tìm, bạn sẽ càng trở nên khổ hơn. Không tìm, và thấy ra. Chỉ hiện hữu - trong thái độ của việc không tìm. Chẳng phải là sâu bên dưới bạn vẫn liên tục nghĩ "Bây giờ ngài phải đang tới vì mình không tìm"; thế thì bạn ở trong cùng cái bẫy lần nữa.

Vấn đề là cái gì phải được làm: "Làm sao tôi có thể bỏ được tham...?" Nhưng tại sao bạn muốn bỏ tham? Tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn muốn vứt bỏ tham của bạn? Phải có tham nào đó đằng sau nó - để đạt tới Thượng đế, tới niết bàn, tới chứng ngộ, tới cái này cái nọ, mọi loại đồ rác rưởi, mọi thứ vô nghĩa.

Chứng ngộ xảy ra. Bạn không thể ham muốn được nó. Khi một hôm đột nhiên bạn thấy mọi ham muốn đã biến mất, chứng ngộ có đó. Nó bao giờ cũng có đó; chỉ bởi vì ham muốn mà bạn đã không thể thấy được nó. Ham muốn trở thành tấm màn che mắt bạn. Bạn mất đi sự sáng tỏ, bạn không thể thấy được cái gì đang hiện hữu. Làm sao bạn có thể thấy được cái gì đang đấy khi bạn muốn cái gì đó khác? Khi bạn mong đợi cái gì đó, mong đợi này không cho phép bạn thấy cái đang có. Với mong đợi bạn đã đi vào trong tương lai.

Bạn muốn người đàn bà đẹp, và bạn có tưởng tượng. Bởi vì tưởng tượng đó, bạn sẽ bỏ lỡ người đàn bà của bạn, người ở ngay trước bạn, nhưng bởi vì tưởng tượng mà bạn không thể thấy được cô ấy. Tưởng tượng liên tục dẫn bạn đi xa.

Bạn hỏi, "Làm sao tôi có thể bỏ được tham?" Tôi muốn hỏi tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn muốn bỏ tham. Và đột nhiên bạn sẽ thấy tham nào đó ẩn đằng sau. Tham sau tham sau tham. Điều này sẽ không giúp đỡ.

Cho nên tôi sẽ không nói cho bạn cách bỏ nó. Tôi sẽ nói cho bạn cách hiểu nó. Trong hiểu biết, nó rơi rụng đi theo cách riêng của nó. Không phải là bạn bỏ nó. Bạn không thể bỏ được. Bạn là việc tham; làm sao bạn có thể bỏ tham được? Bạn là ham muốn; làm sao bạn có thể bỏ ham muốn được? Bạn là việc tìm; làm sao bạn có thể bỏ việc tìm và kiếm?

Cái bạn này là trung tâm của mọi điên khùng của bạn. Bạn hỏi cách bỏ tham. Ai đang hỏi? Cái "tôi". Bây giờ cái "tôi" muốn thậm chí cả Thượng đế cũng bị sở hữu. Cái "tôi" muốn chứng ngộ được sở hữu. Cái "tôi" không chỉ muốn thế giới, nó muốn thế giới khác nữa. Cái "tôi" ngày càng mất trí hơn.

Chỉ hiểu. Không có nhu cầu bỏ bất kì cái gì. Con người không thể bỏ được bất kì cái gì. Cứ cố hiểu. Cố hiểu cách thức của tham. Cố hiểu cách tham vận hành. Cố hiểu cách tham đem tới ngày càng nhiều khổ hơn, ngày càng nhiều thất vọng hơn, cách tham liên tục tạo ra những địa ngục mới cho bạn, đi trước bạn, liên tục tạo ra địa ngục mới để cho khi bạn ở đó, chúng đã sẵn sàng. Cứ nhìn vào trong chính hiện tượng tham này - không có ý tưởng về bỏ nó, bởi vì nếu bạn muốn bỏ nó, một phần của tham sẽ vẫn còn không được quan sát. Phần muốn bỏ tham sẽ vẫn còn không được quan sát, sẽ vẫn còn trong bóng tối.

Không cần nghĩ theo những thuật ngữ này. Đơn giản cố hiểu. Đó là điều Socrates ngụ ý khi ông ấy nói, "Biết bản thân ông." Điều đó không có nghĩa là bạn ngồi im lặng và lặp lại "Mình là linh hồn," "Mình là Thượng đế"; nó không ngụ ý điều đó. "Biết bản thân ông" nghĩa là bất kì cái gì là hoàn cảnh, đi vào trong nó thật sâu, hết tầng nọ tới tầng kia.

Phơi bầy nó cho việc hiểu của bạn. Đi tới chính đáy của nó, tới chính gốc rễ của nó. Nhìn thấu suốt. Và ngày bạn đã nhìn thấu suốt mọi tầng.... Các tầng cũng giống như củ hành. Bạn liên tục bóc củ hành. Cũng vậy bản thể bạn giống như củ hành, liên tục bóc. Bạn sẽ thấy những tầng tươi hơn; liên tục bóc, liên tục bóc.... Một ngày nào đó đột nhiên bạn đã bóc hết và không cái gì ngoài trống rỗng còn lại trong tay bạn. Trong cái trống rỗng đó tham đã biến mất, và trong cái trống rỗng đó chứng ngộ đã xảy ra. Trong trống rỗng đó Thượng đế hiện hữu. Trống rỗng đó là Thượng đế.



Cho nên thay vì hỏi cách bỏ tham, hỏi cách hiểu tham đi. Toàn thể sự việc treo trên một điều: hiểu biết. Khi hiểu biết về bất kì cái gì là hoàn hảo, nó giải thoát. Đó là điều ngụ ý khi ông ấy nói, "Chân lí giải thoát." Khi bạn biết chân lí của tham bạn được giải thoát. Khi bạn biết chân lí của tính dục bạn được giải thoát. Khi bạn biết chân lí của bất kì cái gì dù đó là cái gì, bạn được giải thoát khỏi nó. Biết là tự do; không biết là ở trong tù túng.

Cho nên đừng hỏi cách bỏ. Không có vội vàng. Thực ra, đi sâu vào trong nó, quan sát nó sâu sắc trước khi nó mất đi; bằng không bạn bao giờ cũng bỏ lỡ việc hiểu đó. Nếu nó mất đi trước khi hiểu biết, cái gì đó sẽ còn bị thiếu. Đó là lí do tại sao nó không bao giờ mất đi, nó bám lấy bạn. Nó bám cho tới khoảnh khắc cuối cùng, khi bạn hiểu nó, khi bạn đã nhìn vào trong nó sâu sắc tới mức không cái gì là không được lộ ra, bạn đã thấy cách thức của tham, cách thức tinh vi của tham.

Cảnh giác với mọi loại hư hỏng đi. Yêu là tốt; mơ về nó là xấu. Tại sao? Khi cái thực đang sẵn có, sao đi theo cái không thực? Ngay cả cái thực cũng không bao giờ thoả mãn! Cho nên làm sao cái không thực có thể thoả mãn được? Ngay cả cái thực, trong phân tích cuối cùng, cũng chứng tỏ là ảo tưởng, vậy nói gì về ảo tưởng?

Để tôi nhắc lại: Ngay cả cái thực, một ngày nào đó, cũng chứng tỏ chỉ là không thực, cho nên nói gì về cái không thực?

Đi vào trong yêu thực đi, và một ngày nào đó bạn sẽ trở nên nhận biết rằng ngay cả yêu thực, cái gọi là yêu thực, sẽ biến mất. Và khi một người hoàn toàn ở bên ngoài tính dục.... Không phải tôi đang nói "cố đi ra ngoài" đâu, không, không chút nào, Thượng đế cấm đấy. Điều tôi ngụ ý khi tôi nói khi một người "đi ra ngoài" là ở chỗ khi một người đã đi sâu hơn vào trong dục, trong yêu, và đã biết và đã thấy rằng không có gì ả, chính việc thấy đó đưa người đó lên trên. Người đó bắt đầu nổi trên đất, người đó phát triển cánh. Siêu việt đó là brahmacharya, siêu việt đó là vô dục. Nó không liên quan tới nỗ lực của bạn; nó không liên quan tới kìm nén.

Người kìm nén không bao giờ có thể đạt tới brahmacharya; người đó sẽ trở thành có tính khiêu dâm. Và có cả nghìn lẻ một cách để có tính khiêu dâm. Trong kinh sách cổ Ấn Độ có những mô tả về các rishis lớn ngồi thiền và đàn bà đẹp cố cám dỗ họ, nhảy múa quanh họ, trần truồng. Và câu chuyện nói những đàn bà này được Thượng đế của cõi trời phái tới để làm hư hỏng họ vì Thượng đế trên trời sợ nếu họ đạt tới samadhi, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh. Thượng đế trên trời sợ cạnh tranh của họ, cho nên khi họ sắp đạt tới ngày càng gần hơn, tới gần samadhi hơn, ngài phái đàn bà đẹp tới cám dỗ họ.

Bây giờ, chả có Thượng đế, và chả có đàn bà đẹp nào tới từ cõi trời cả; đây là khiêu dâm tâm trí. Những rishis này, cái gọi là những người thấy, đã kìm nén dục nhiều tới mức ở khoảnh khắc cuối cùng, khi họ thực sự đang tới gần hơn trung tâm bên trong nhất của họ, dục bị kìm nén đó bùng phát ra, bùng nổ ra. Và trong bùng nổ đó là những hình ảnh riêng của họ, ảnh tâm trí.... Nó là toàn cảnh tâm trí, nó rất mầu sắc, và nó đầy mầu sắc, và có vẻ thực tới mức ngay cả họ cũng bị lừa; họ nghĩ đàn bà thực có đó.

Cứ đi vào hang trong ba tháng mà xem vô dục và ép buộc vô dục. Sau ba tháng bạn sẽ là người thấy vĩ đại - và bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy mọi thứ. Đó là điều người thấy vĩ đại là gì. Bạn sẽ bắt đầu thấy các trinh nữ và các apsara đẹp từ trên trời tới và nhảy múa quanh bạn cám dỗ bạn. Họ chỉ là hình ảnh tâm trí của bạn thôi. Khi bạn bị tước đi thực tại, mơ của bạn bắt đầu gần như có vẻ giống thực tại. Đó là điều chúng ta gọi là ảo giác.

Vào những ngày xưa đó còn chưa có tạp chí Playboy, cho nên Rishimunis phải tuỳ thuộc vào cái riêng của họ. Bây giờ bạn có thể có hỗ trợ nào đó từ bên ngoài.

Nhưng cảnh giác vào: ngay cả cái thực, chung cuộc, được chứng minh là không thực. Cho nên đừng chuyển vào trong các cõi của cái không thực. Đi vào trong cái thực đi, để cho nó là kinh nghiệm lớn lao. Tôi không chống lại nó, tôi ủng hộ tất cả cho nó, đi vào trong nó đi, vì chỉ bằng việc đi vào trong nó, một ngày nào đó, brahmacharya, một ngày nào đó, bạn đơn giản ra khỏi nó.

Không phải là yêu sẽ biến mất đâu. Thực ra, lần đầu tiên yêu sẽ xuất hiện, nhưng một loại yêu khác toàn bộ. Phật gọi nó là từ bi - yêu dịu mát, không có nồng nhiệt của dục trong nó. Hiện hữu của bạn sẽ trở thành phúc lành. Chính sự hiện diện của bạn sẽ làm cho mọi người cảm thấy yêu của bạn. Yêu của bạn sẽ trút xuống và mưa rào lên họ. Trong chính sự hiện diện của bạn mọi người sẽ bắt đầu đi vào trong cái không biết.

Vâng, từ bi lớn sẽ nảy sinh trong bạn. Nó là cùng năng lượng dục, được xả ra từ các đối thể dục. Không bị kìm nén. Được xả ra. Không bị kìm nén một cách ép buộc, nhưng được xả ra có hiểu biết. Cùng năng lượng dục trở thành yêu, từ bi.

Và khi yêu, từ bi nảy sinh, bạn được hoàn thành. Phật đã nói hai điều là mục đích: nhận biết và từ bi. Và cả hai tới từ năng lượng dục; cả hai được sinh ra từ nó. Hai điều đó là hoa, hoa tối thượng, của năng lượng dục.

Hoa sen đó đang đợi trong bạn để nở hoa. Đừng phí hoài năng lượng của bạn. Dùng năng lượng của bạn để hiểu chúng, đi vào trong chúng sâu sắc, có tính thiền, để cho một ngày nào đó hoa sen đó nở ra.

Bất kì khi nào bạn bắt gặp mâu thuẫn, theo dõi rất cẩn thận vào. Nhất định có cái gì đó có ý nghĩa lớn lao. Đừng bao giờ né tránh mâu thuẫn, vì cuộc sống là mâu thuẫn. Cuộc sống tồn tại qua giằng co của mâu thuẫn. Cho nên bất kì khi nào bạn bắt gặp mâu thuẫn bạn ở rất gần với cội nguồn của cuộc sống. Để điều đó bao giờ cũng được nhớ tới.















Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Bản ngã

 


Sống, tạo ra bản ngã

Tất cả chúng ta đều sống trong avidya bởi vì chúng ta không làm gì ngoại trừ việc tạo ra bản ngã. Nếu chúng ta  kiếm  tiền,  chúng  ta  chỉ  kiếm  tiền  để  hỗ  trợ  cho  bản ngã; nếu chúng ta tích luỹ tri thức, chúng ta làm điều đó chỉ để đáp ứng cho bản ngã. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục cuộc hành trình hướng tới danh vọng và địa vị, trèo từng bước  lên  để  đạt  tới  thủ  đô  và  đạt  tới  ngai  vàng,  thế  thì chúng ta sẽ làm gì ở đó? Không phải là bạn trở nên nổi tiếng  trên  ngai  vàng,  đấy  chỉ  là  bản  ngã  trở  nên  nổi tiếng;  không  phải  là  cái  đầu  của  bạn  được  đeo  vương miện,  đấy  là  cái  đầu  của  bản  ngã  bạn  được  đeo  vương miện.

Chúng  ta  không  kiếm  gì  hơn  bản  ngã.  Chính  quá trình  của  toàn  bộ  cuộc  sống  của  chúng  ta  là  cách  trở thành cái gì đó. Cách đầy lùi bản ngã của người khác và tiến lên trước. Cuộc đua vô nghĩa! Nhưng nó cứ diễn ra trong cả cuộc sống của bạn; từ chiếc nôi cho tới nấm mồ cùng một cuộc đua đó tiếp diễn, cùng cuộc đua của ghen tị, kình địch và cạnh tranh.

Ghen  tị  là  gì?  Cạnh  tranh  là  gì?  Kình  địch  là  gì? Tranh  đấu  này  là  gì?  -  và  sao  tất  cả  chúng  lại  tồn  tại? Động  cơ  cơ  sở  là  không  bị  bỏ  lại  đằng  sau,  không  vẫn còn là kẻ kém cỏi, không vẫn còn là kẻ hèn kém, mà là được đeo vương miện, được đeo vòng nguyệt quế, vì bản ngã này được nạm bằng đá quí, chói sáng; không phải là không là gì mà trở thành cái gì đó.

Từ cái nhỏ nhất tới cái lớn nhất, tất cả đều được làm trong cuộc đua này. Và cuộc đua này kì lạ tới mức cho dù đôi khi nó có chuyển sang cái đối lập thì động cơ cơ sở  vẫn  còn  như  cũ.  Người  này  tích  luỹ  của  cải  để  cho người  đó  có  thể  đạt  tới  đỉnh  núi...  tới  tột  đỉnh  của  của cải, tới đỉnh Everest của của cải. Và người khác thì lại từ bỏ giàu có của mình, đi vào rừng rậm và trở thành người khổ hạnh, và vậy mà người đó có thể vẫn cứ rỗng tuếch và bây giờ bắt đầu thu thập từng đồng tiền, phần thưởng cho  khổ  hạnh  cuả  mình,  thay  vì  những  đồng  tiền  bình thường.  Vẫn  còn  có  bản  ngã,  rằng  bây  giờ  không  ai  có thể thuần khiết như người đó; rằng không có so sánh nào giữa người đó và thế giới còn lại.

Bản  ngã  thậm  chí  có  thể  tự  nuôi  dưỡng  mình  bằng việc tìm kiếm điều thiêng liêng. Bản ngã thậm chí có thể nói về điều thiêng liêng để chỉ ra rằng bây giờ nó không bị  dính  líu  gì  vào  vật  chất  thông  thường,  rằng  bây  giờ thậm chí nó đã hiểu thấu về Thượng đế!

Nếu  quá  trình  kiếm  bản  ngã  là  avidya,  thì  tất  cả chúng ta đều sống trong avidya. Và điều chúng ta gọi là vidya,  việc  biết,  điều  chúng  ta  gọi  là  trường  học,  cao đẳng  và  đại  học,  nơi  học,  nếu  chúng  ta  hiểu  hiền  nhân này một cách đúng đắn thì tất  cả những chỗ này đều  là việc biết giả. Chúng đều là phản - đại học, bởi vì chẳng cái  gì  được  dạy  ngoại  trừ  nghệ  thuật  làm  đầy  bản  ngã. Mọi  giáo  dục  đều  là  quá  trình  tạo  ra  bản  ngã;  nó  là  nỗ lực  khuấy  động  bản  ngã.  Bố  bảo  con  phải  nhất  lớp  và không  được  tụt  lại  sau.  Và  nếu  con  tụt  lại  sau  bố  cảm thấy khổ. Nếu con nhất lớp dường như bản thân bố nhất lớp.

Mọi người đều phải tham gia trong cuộc đua này, đó là trò chơi duy nhất. Nếu đây là avidya, việc biết giả, thế thì cả đời bạn đều là avidya. Thế thì chúng ta chẳng biết gì về vidya, việc biết thật, bởi vì hiền nhân này nói rằng việc biết thật là quá trình, phương pháp làm tan chảy bản ngã, làm tàn lụi bản ngã... và một khoảnh khắc sẽ tới khi bản  ngã  không  còn  nữa  và  chỉ  sự hiện hữu còn lại.

Bạn có thể gọi cái đó là vidya, tôn giáo, yoga, thiền, cầu nguyện, tôn thờ, bất kì tên nào bạn muốn đặt cho nó

Hàng nghìn tên đã được trao cho nó - nhưng điều tinh tuý  của  vidya  chỉ  là  một:  nó  phải  tạo  ra  một  trạng  thái bên  trong  nơi  chỉ  bạn  còn  lại  nhưng  không  có  bản  ngã, nơi  tâm  thức  còn  lại,  nhưng  không  có  trung  tâm  bên trong tuyên bố 'tôi'. Bạn nên có khả năng làm mất đi cái tôi này qua bất kì phương pháp hay quá trình nào. Và việc làm mất này không  có  nghĩa  là  rơi  vào  giấc  ngủ  hay  quên  mất  bản thân  mình,  nó  nghĩa  là  bạn  nên  được  bỏ  lại  hoàn  toàn tỉnh thức, tràn đầy ý thức, với việc tự nhớ, và vậy mà cái tôi  phải  không  còn  lại;  chỉ  cái  đó  mới  nên  còn  lại  mà không có nối ghép nào với cái tôi.

Một  sáng  ai  đó  tới  và  cúi  mình  xuống  dưới  chân Phật.  Một  người  hay  hoài  nghi  cũng  có  đấy,  ngồi  gần Phật.  Và  người  hoài  nghi  hỏi  Phật,  "Sao  thầy  không ngăn  người  này  đừng  để  chạm  chân  thầy?  -  bởi  vì  đích thân  thầy  đã  dạy  chúng  tôi  không  trú  ẩn  vào  bất  kì  ai, thay  vì  thế  đi  tìm  lấy  cái  ta  riêng  của  mình.  Con  người này  đã  tới  với  thầy  để  trú  ẩn  mà  thầy  lại  không  cản người đó."

Phật nói, "Nếu như ta có đó, thì ta đã ngăn cản người đó."  Và  Phật  tiếp  tục,  "Và  nếu  như  ta  có  đó,  thì  việc ngăn  cản  người  đó  đừng  chạm  chân  ta  hay  xui  khiến người đó tới chân ta sẽ là một và cùng một điều. Nhưng người  mà  có  thể  đã  ngăn  cản  người  đó  hay  xui  khiến người đó lại không còn tồn tại thêm chút nào. Ông thấy người đó cúi đầu, ta cũng thấy. Nhưng có hơi khác biệt giữa chúng  ta.  Ông  thấy  người  đó  cúi  đầu  với  ta,  trong khi  ta  lại  tự  hỏi  người  đó  cúi  đầu  với  ai  vậy.  Ta  không thấy ai cả! Người đó đã cúi đầu với ai vậy?"

Hiền  nhân  này  gọi  phương  pháp  luận  đem  người  ta tới khoảnh khắc như vậy trong cuộc sống là vidya, việc biết thật.

Điều  tôi  gọi  là  thiền  đơn  giản  là  khoa  học  này  của tôn giáo. Bất kì khi nào tôi nói thiền, tôi cũng đều nói tới vidya này.

Tất cả chúng ta đều sống trong vô nhận biết. Chúng ta đang sống cứ như đang ngủ.

Bạn  có  thể  đã  thấy  một  người  bước  đi  trong  thôi miên, hay một kẻ mộng du vừa đi vừa ngủ, nhiều người vừa đi và ngủ... có thể có nhiều người trong số các bạn ở đây, bởi vì ít nhất bẩy trong số một trăm người bước đi trong  giấc  ngủ  của  mình.  Ít  nhất  bẩy  người!  Nhưng người này chẳng bao giờ biết về điều đó, bởi vì người đó bước  vòng  quanh  và  rồi  cứ  ngủ  nữa.  Người  đó  bước  đi với  mắt mở.  Mọi  người  thậm  chí  còn  giết  người  trong giấc ngủ và đến sáng họ hoàn toàn không nhận biết gì về điều  đó, họ  chỉ  có  thể nói  rằng  họ  đã  có  mơ trong  đêm mà trong đó họ đã giết ai đó. Mọi người đã ăn cắp, và họ không chịu trách nhiệm chút nào bởi vì điều đó tất cả đã xảy ra trong khi họ ngủ. Nhưng điều này chỉ nói về vài người vừa đi vừa ngủ.

Và nếu chúng ta nhìn kĩ hơn vào bản thân mình, thì tất cả chúng ta đều sống trong một loại giấc ngủ nào đó. Bất  kì  cái  gì  bạn  làm  bạn  đều  không  nhận  biết  về  nó, nhận  biết  của  bạn  ở  đâu  đó  khác.  Khi  bạn  bước  đi  trên phố, bạn có nhận biết về việc bước đi của mình không? Nhận biết của bạn có thể ở bất kì đâu khác ngoại trừ việc bước.  Khi  bạn  ăn,  bạn  có  nhận  biết  về  việc  ăn  không? Nhận  biết  của  bạn  có  thể  ở  đâu  đó  khác  ngoại  trừ  việc ăn. Vâng tất nhiên nhận biết của bạn đi tới thức ăn nữa, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn không ăn.

Nhận  biết  của  bạn  không  có  đó  nơi  bạn  đang  hiện hữu.  Thế  thì  cái  gì  còn  lại  khi  không  có  nhận  biết?  Có giấc ngủ, và tất cả mọi rối loạn xảy ra trong giấc ngủ đó. Khi  bạn  giận  dữ  với  ai  đó,  bạn  có  nhớ...  nhận  biết  của bạn  ở  đâu?  Nếu  như  đã  có  nhận  biết,  thì  giận  dữ  đã là không thể có được. Nhận biết và giận dữ không thể cùng tồn  tại  được.  Giận  dữ  không  thể  ở  cùng  với  nhận  biết được. Để giận dữ, giấc ngủ là cần thiết, ngây ngất là cần thiết.

 Đó là lí do tại sao người ta trở nên hối tiếc sau khi đã giận dữ, người đó ngạc nhiên là mình đã có thể làm việc như vậy - và để làm gì? Cái gì là ý nghĩa trong nó? Cho dù đấy chính là bản thân người đó đã trở nên giận dữ... và  không  phải  đấy  là  lần  đầu  tiên  người  đó  hối  tiếc  về điều đó. Người đó đã hối tiếc nhiều lần rồi, bởi vì người đó  đã  giận  dữ  nhiều  lần  rồi,  và  mỗi  lần  người  đó  lại  tự hỏi sao mình đã làm điều đó, vấn đề là gì? Và sao người đó lại làm việc ấy khi chẳng có vấn đề gì cả? Người này đã không nhận biết, đã không hiện diện; người đó chỉ về nhà sau khi cơn giận đã qua đi. Người đó vắng mặt khi cơn  giận  xảy  ra,  và  khi  người  đó  quay  lại  thì  người  đó hối  tiếc.  Nhưng  vào  giai  đoạn  này  cảm  thấy  tiếc  chẳng còn ích lợi gì nữa, cảm thấy hối tiếc chỉ vô ích.

Có vài điều không thể nào xảy ra được nếu có nhận biết.

Điều  mà  người  trí  huệ  gọi  là  tội  lỗi  thì  không  thể được làm với nhận biết. Đây là định nghĩa về tội lỗi: cái gì đó mà bạn không thể làm được với nhận biết. Và cái mà bạn chỉ có thể làm được trong nhận biết thì được gọi là đức độ. Bạn không thể ăn cắp với nhận biết được, bạn không thể giết người với nhận biết được; nhưng bạn có thể từ bi với nhận biết, bạn có thể yêu trong nhận biết.

Bất  kì  cái  gì  có  thể  làm  được  với  nhận  biết,  tất  cả những  cái  đó  là  tôn  giáo,  là  đức  độ.  Cái  mà  không  thể làm được với nhận biết, cái mà cần phải có giấc ngủ, cái chỉ có thể xảy ra trong vô nhận biết, mới là tội lỗi.

Cho  nên  chúng  ta  không  sống  trong  nhận  biết.  Đôi khi thậm chí lúc chúng ta ngồi thiền chúng ta cũng cảm thấy buồn ngủ - ngay cả thế! Trong thực tế giấc ngủ của chúng ta còn sâu hơn. Lí do cho điều đó là ở chỗ chúng ta  không  có  kinh  nghiệm  về  nhận  biết.  Cách  chúng  ta bước  đi,  ngồi  và  đứng  -  mọi  thứ  đều  xảy  ra  trong  giấc ngủ, chúng ta đã quen với nó.

Tôi  đã  nói  rằng  chúng  ta  làm  mọi  thứ  mà  không nhận biết thì cũng là trong một loại giấc ngủ.

Tôi đã đọc tiểu sử của một người có tật nói lắp. Các nhà tâm lí đã phân tích điều đó trong nhiều năm, và cho dù sau những nỗ lực tốt nhất và hàng nghìn đô la tiêu ra để chữa bệnh thì cái tật nói lắp vẫn không hết. Anh ta là con  nhà  giầu,  nhưng  chẳng  thể  tìm  được  phương  thuốc nào.  Anh  ta  đã  được  cho  thuốc,  mọi  thứ  đều  được  thử, nhưng chứng nói lắp chẳng hết. Thế rồi một sự việc thú vị xuất hiện. Một vở kịch được diễn trong thị trấn và họ cần  một  diễn  viên  có  thể  nói  lắp;  diễn  viên  có  kinh nghiệm  trong  việc  nói  lắp  lại  bị  ốm,  anh  ta  không  thể biểu  diễn  được,  cho  nên  ai đó  đã  bảo  họ  về  cậu  bé  này trong thị trấn, một chuyên gia nói lắp như diễn viên này. Cậu bé được gọi  tới. Vai này thì nhỏ, và cậu bé lại  sẵn đấy - huấn luyện ai đó sẽ là việc khó khăn. Cậu bé được đưa lên sân khấu, và phép mầu của mọi phép mầu đã xảy ra vào ngày đó: cậu bé không thể nào nói lắp được trên sân  khấu.

Nó  đã  cố  gắng  hết  mức,  nhưng  nó  không  thể nào nói lắp được. Cho nên điều gì đã xảy ra?

Tôi đã ở một thị trấn và một sinh viên từ trường đại học tới tôi. Anh ta đã phát triển một thói quen kì lạ là đi như  đàn  bà.  Anh  ta  đã  cố  gắng  nhiều  thứ  nhưng  anh  ta không  cải  thiện  lên  được;  thường  trên  phố  anh  ta  thấy mình bước đi như đàn bà. Chẳng có hại gì trong việc đi như  đàn  bà  -  bởi  vì  đàn  bà  cũng  phải  bước  đi  -  nhưng anh ta lại gặp rắc rối và cảm thấy khổ sở.

Trong  sự  kiện  thực  tế,  phân  phối  thịt  trên  thân  thể đàn ông và đàn bà là khác nhau. Đàn bà có nhiều thịt ở một số bộ phận nơi đàn ông không có, cho nên khác biệt trong dáng đi của họ là tự nhiên; đấy là khác biệt về thịt.

Nhưng anh ta lại không tích luỹ thịt để làm cho mình bước đi như đàn bà - bởi vì đôi khi anh ta cũng bước đi như đàn ông. Chỉ đôi khi anh ta mới bắt đầu bước đi như đàn bà. Anh ta gặp rắc rối lớn.

Tôi bảo anh ta, "Bây giờ làm điều này: cố gắng có ý thức bước đi như đàn bà."

Anh  ta  nói,  "Thầy  nói  gì  vậy?  Tôi  đã  bị  rắc  rối  khi làm điều đó một cách không chủ ý, mà bây giờ thầy lại muốn  tôi  làm  điều  đó  một  cách  có  chủ  ý  sao?  Tôi  cố gắng ngăn cản nó mọi lúc, nhưng bất kì khi nào tôi quên mất thì tôi lại bước như đàn bà."

Tôi nói, "Bạn đã cố gắng ngăn cản nó một cách có ý thức nhưng nó không chấm dứt; bây giờ tôi yêu cầu bạn thử bước đi một cách có ý thức giống như đàn bà. Đứng dậy và bước đi trước tôi xem nào."

Anh ta cố gắng hết sức nhưng anh ta không thể nào xoay  xở  làm  được  điều  đó.  Anh  ta  nói,  "Hôm  nay chuyện  gì  xảy  ra  thế  nhỉ?  Thầy  phải  đã  làm  phép  màu rồi."

Tôi hỏi anh ta, "Đừng kể với ai đấy, bởi vì tôi chẳng liên quan gì tới điều đó cả. Bạn  đã thực hiện phép màu này, nhưng bạn không nhận biết về nó."

Vài điều không thể được làm một cách có chủ ý, có ý thức. Và vài điều sẽ bị tự chúng bỏ đi trong nhận biết.

Thiền  là  phương  pháp  của  vidya.  Không  thể  nào khẳng định được bản ngã với nhận biết. Thử khẳng định bản ngã một cách có ý thức và bạn sẽ hiểu điều tôi đang nói.

Gurdjieff hay bầy mưu mẹo với đệ tử của mình. Ông ấy sẽ đẩy họ vào một tình huống mà họ không nhận biết được rằng mình bị chọc giận một cách có chủ ý. Ông ấy sẽ tạo ra một tình huống, hay làm điều gì đó để cho đệ tử này  trở nên  bị chọc giận,  bực tức đến  mức người  đó  sẽ bắt đầu la hét và xỉ vả và trở nên bừng bừng tức giận - và điều đó tất cả đều đã được lập kế hoạch sẵn, và mọi người  cứ  tiếp  tục  trò  chơi  này.  Chỉ  mỗi  người  này  là không  nhận  biết  rằng  mưu  mẹo  đã được bầy  đặt  ra  cho mình.

Khi  người  này đã  bị tan  nát  trong  cơn  bão  giận  dữ, sẵn sàng bỏ đi với mọi hành lí của mình, sự sỉ nhục, thì Gurdjieff  sẽ  nói,  “Tỉnh  táo,  nhận  biết  về  điều  bạn  đang làm.” Và đệ tử này bỗng nhiên được đem trở lại và mọi thứ trong người đó sẽ dừng lại. Người đó sẽ cười và nói, “Điều này quá đáng! Vậy ra tất cả đều chỉ là trò chơi.”

Gurdjieff sẽ cố gắng khuấy động bản ngã, và khi nó có  đó  thì  ông  ấy  sẽ  hét  lên  vào  đúng  lúc,  “Bây  giờ  tìm bản ngã ở bên trong!” Đệ tử này, người đang bừng bừng giận dữ với bản ngã vậy sẽ nhắm mắt mình lại, nhìn vào bên  trong,  và  ngồi  yên  tĩnh…  cho  tới  khi  người  đó  mở mắt ra và nói, “Không, nó không có đó - mình đang tìm kiếm bản ngã, nhưng nó chẳng có đâu mà tìm cả.”

Thế  thì  ai  đã  tạo  ra  cơn  bão  như  vậy?  Những  cơn bão  lớn  có  thể  phát  sinh  trong  chén  trà  nhỏ!  Cơn  bão mạnh có thể nảy sinh ra từ những cái không bản chất.

Vidya  là  kinh  nghiệm  vứt  bỏ  những  dạng  sai  và  vô nghĩa,  cái  chúng  ta  đã  tạo  ra  bên  trong  mình.  Có  nhiều phương pháp của vidya.








Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Con đường bên ngoài mọi con đường

 


Những quan điểm thú vị về Osho


Về sướng và khổ

Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đang có nó từ thân thể mình. Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm khổ, chúng ta đều cho rằng chúng ta nhận nó từ ai đó khác. Sự tù túng với thân thể là bởi vì chúng ta nói rằng thân thể là nguồn gốc của mọi sướng còn bất kì khổ nào đều do người khác gây ra." Tuy nhiên Osho còn tiếp tục nói rằng, "Thân thể là nguồn gốc của cả sướng và khổ. Chúng sẽ phủ định lẫn nhau, và thế thì bạn sẽ phải tìm cái là nguồn gốc của phúc lạc."

Cho nên đồng nhất vẫn còn dai dẳng bởi vì gắn bó của chúng ta với cái mà chúng ta gọi là tri thức. Vấn đề là ở chỗ tất cả các tri thức của chúng ta đều tới từ người khác. "Bất kì điều gì chúng ta có, chúng ta đều đã nhận từ người khác. Đó là lí do tại sao chúng ta đứng ăn xin trước người khác cả đời mình. Chúng ta sợ rằng nếu người khác từ chối hỗ trợ cho chúng ta, chúng ta sẽ tuột đi và biến mất." Với tan biến của bản ngã chúng ta đi tới việc biết vốn là trạng thái của hiện hữu và không phụ thuộc vào bất kì đối tượng nào. Bản ngã là bịa đặt của riêng chúng ta và phụ thuộc vào cái gọi là tri thức. Tâm thức không phải là bịa đặt của chúng ta, nó tồn tại trước khi thân thể được sinh ra và sẽ tồn tại sau khi thân thể chết đi.

Chung cuộc, Osho nói, "Chỉ có một cách và đó là cởi bỏ tất cả tri thức của chúng ta như quần áo và gạt nó sang bên, trở thành trần trụi, như nó đã thế. Theo cùng cách này, khi bạn có thể trở thành được trần trụi với mọi tri thức, khải lộ bên trong xảy ra."

Tôn giáo vậy là  "nghệ thuật chết, nghệ thuật triệt tiêu. Bản ngã của chúng ta phải biến mất theo cách mà nó không bao giờ có thể được tìm thấy lại, sao cho chỉ cái trống rỗng là còn lại. Chỉ trong cái trống rỗng đó mà chúng ta mới có thể hiểu ra bản tính thực của mình.


Về trí tuệ

Nhiều người bị lầm đường lạc lối bởi trí tuệ hơn bởi dốt nát, và nhiều người chết  đuối  trong khi ngồi trong con thuyền trí tuệ hơn là ngồi trong con thuyền giấy của dốt nát, bởi vì người ta có vẻ như biết rồi - mặc dầu người ta chẳng biết gì cả. Đó là lí do tại sao tôi đã nói rằng câu cách ngôn tinh tế của trí huệ tối thượng như trong Sarvasar Upanishad cũng là nguy hiểm; nỗi sợ là ở chỗ chúng ta có thể chỉ biến chúng thành đối tượng để nghĩ tới. Chúng ta có thể nghĩ về chúng, hiểu thấu chúng và thế rồi bị kết thúc với chúng. Do đó, tôi dặn trước các bạn rằng dấn thân vào các giáo huấn của Upanishad cũng giống như chơi với lửa. Upanishad không thể được hiểu mà không trở nên bị biến đổi.

Nhìn vào nó như thế này: có những giáo huấn nào đó có thể  được học cho dù chúng ta vẫn còn y nguyên như cũ. Người ta không cần tự biến đổi mình để học toán học hay lịch sử hay cái gì đó giống thế. Con người có thể vẫn còn như cũ còn việc học của người đó sẽ tích luỹ  lại. Bản thể bên trong của người đó không cần trải qua bất kì biến đổi nào: người đó có thể vẫn còn như cũ và chỉ tích luỹ tri thức. Không cần gì tới cuộc cách mạng bên trong để trở thành nhà lịch sử hay nhà toán học hay nhà khoa học.

Nhưng tôn giáo là vấn đề hoàn toàn khác. Trong tôn giáo biến đổi là cần thiết trước khi có thể thu được việc biết. Chừng  nào  bạn  còn chưa  thay  đổi, bạn  không  thể nào hiểu được; bạn sẽ phải được biến đổi để hiểu. Chừng nào biến đổi còn chưa mang tính bản thể bên trong của bạn, tích luỹ trí tuệ sẽ không có tác dụng; chúng  trở thành lừa dối, tự lừa dối. Đó là lí do tại sao tốt hơn cả là vẫn còn dốt nát thay vì tự lừa dối mình bằng giả tưởng sai lầm về tri thức, bởi vì người dốt nát ít nhất cũng còn khiêm  tốn, người có học trở nên bản ngã  và  kiêu  ngạo. Người dốt nát ít nhất cũng còn cảm thấy nỗi đau của cái trống rỗng trong mình và nước mắt chảy ra từ mắt người đó, nhưng người có học vênh váo, nước mắt của người đó đã khô mất rồi và cơn khát của người đó đã biến mất dần. Thậm chí nước giả cũng có khả năng thoả mãn cho cơn khát của người ta....



Giấc mơ và tỉnh

Chúng ta tất cả đều có những mơ thuộc loại này: bạn thực tế rất khát, và thế rồi bạn mơ rằng mình đang uống nước và cơn khát của bạn dịu đi. Theo cách này giấc ngủ của bạn không bị phá vỡ. Mơ được tạo ra chỉ để hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn. Nếu bạn cho rằng mơ quấy rối giấc ngủ của bạn, thế thì bạn không nhận biết về khoa học của mơ. Nếu bạn cho rằng không mơ, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn, thế thì bạn lầm. Bạn thậm chí sẽ không có khả năng ngủ được nếu bạn không có mơ.

Thực tại, mơ đơn giản hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn. Bất kì khi nào giấc ngủ của bạn sắp bị phá vỡ, mơ sẽ tới để lừa bạn và giúp cho giấc ngủ của bạn tiếp tục. Bạn đang khát, nhưng nếu bạn không có mơ rằng bạn đang uống nước tại bờ sông thì giấc ngủ của bạn sẽ phải bị ngắt quãng, cơn khát là điều có xu hướng ép buộc thế. Nhưng bạn tạo ra mơ rằng bạn ở bờ sông, hay đang tắm trong hồ và uống nước thoả thích. Bạn có mơ này và cơn khát của bạn được dịu đi; nói được dịu đi là không đúng, thay vì thế nó dường như được dịu đi thôi, và như vậy giấc ngủ tiếp tục. Bạn đói, cho nên bạn mơ rằng bạn được mời tới bữa tiệc trong cung điện hoàng gia và do đó giấc ngủ của bạn không bị  phá vỡ. Bạn đã kìm nén thôi thúc về dục của mình - bây giờ nó nảy sinh trong bạn trong mơ. Mơ đem tới phụ nữ đẹp ngay cả cho kẻ ăn mày... và giấc ngủ của bạn tiếp tục.

Cũng như chúng ta làm dịu cơn khát bằng nước tưởng tượng trong mơ, điều đó cũng xảy ra trong cái gọi là trạng thái thức của chúng ta. Upanishad nói rằng trạng thái tỉnh thức của chúng ta cũng chỉ là mơ. Trong trạng thái mơ đó chúng ta đang che giấu dốt nát của mình bằng việc tích luỹ tri thức giả, bằng việc học và ghi nhớ nó. Do  vậy giấc ngủ của chúng ta không bị phá vỡ và những chuyện trần tục của chúng ta có thể tiếp tục theo cùng cách như giấc ngủ của chúng ta tiếp tục trong đêm.



Về thiền

Gợi ý đầu tiên là cho tất cả những ngày này của trại thiền.  Trong bẩy  ngày  sắp  tới  bạn  phải  sống  theo  cách dùng  tối  thiểu  khối lượng  sinh  lực.  Số  tối  thiểu  phải dùng, bởi vì việc tìm kiếm của chúng ta đi vào chiều mà cần  tới  rất  nhiều  sinh  lực,  nếu  bạn làm phí  hoài  chúng một  cách  không  cần  thiết,  bạn  sẽ  không  có năng  lượng cho  việc  tìm  kiếm  đó.  Nếu  bạn  đốt  cháy  dầu  của ngọn đèn  của  bạn  ở  chỗ  nào  đó  khác,  bạn  sẽ  không  có  khả năng  thắp  sáng  ngọn  lửa  cho  mục  đích  mà  bạn  đã  tới đây; dầu của đèn của bạn phải được gìn giữ.

Cho nên trong bẩy ngày, gìn giữ năng lượng của bạn nhiều nhất có thể được. Và để gìn giữ năng lượng, đóng mọi khả năng mở các giác quan của bạn lại bởi vì chúng là cách làm cho năng lượng của bạn, sức mạnh của bạn sẽ  bị  phí  hoài.  Giữ  cho  mắt  nhắm  nhiều  nhất có  thể được.

Cho nên, sáng mai làm tấm khăn bịt mắt, hay bạn có thể làm ngay bây giờ. Trong hai mươi tư giờ, bất kì khi nào bạn cần bước đi, hé tấm khăn bịt mắt ra để cho bạn có thể thấy bốn bước phía trước, chỉ thế là đủ - thậm chí không cần đến bước thứ năm. Bước ở đây chỉ nhìn bốn bước phía trước. Ngay khi bạn tới đây, nhắm mắt lại và che chúng kín hoàn toàn bằng miếng che mắt. Trong cả ngày, bắt đầu từ sáng, tấm che mắt nên vẫn còn trên mắt bạn.

Phần lớn năng lượng của bạn bị tiêu tán qua đôi mắt; gìn giữ nó ở bên trong. Năng lượng của mắt đặc biệt cần được gìn giữ, bởi vì điều chúng ta đang tìm kiếm đòi hỏi dùng  con  mắt  bên  trong,  và  năng lượng  thì  là  một.  Cái được dùng cho mắt ngoài phải được dùng cho mắt trong nữa - cùng năng lượng này được dùng.

Đó là lí do tại sao chúng  ta  gọi  hiền  nhân  là  người thấy  -  người nhìn  thấy. Đó là lí do tại sao  chúng  ta  gọi kinh  nghiệm  đó  là  darshan, việc  thấy,  kiến.  Con  mắt trong  của  bạn  nên  nhận  năng  lượng  mà  con  mắt  ngoài của  bạn  đang  nhận,  cho  nên  giữ  cho  mắt  bạn  khép  lại. Trong bẩy ngày, để tất cả năng lượng của bạn đi vào bên trong.  Giữ  cho  mắt  bạn  khép  lại  và  nhớ  cả  ngày  rằng năng  lượng  của  cả  hai  mắt  bạn  đều  hướng  tới  con  mắt thứ ba, ở giữa hai lông mày, ở giữa trán. Bất kì khi nào bạn nhớ, nhắm mắt lại, ngồi im lặng, và nhớ rằng năng lượng của cả hai mắt đang chảy tới con mắt thứ ba giữa hai con mắt này, giữa hai lông mày, chảy từ hai bên, đi vào  trong  con  mắt  thứ  ba.  Vậy  việc  thiền  của  bạn  sẽ thành sâu sắc vô cùng.

Mọi lúc có thể, giữ cho tai bạn khép lại. Đừng nghe gì,  bởi  vì  người  quan  tâm  tới  việc  nghe  âm  nhạc  bên trong  thì  nên  tránh  tiếng  động  bên  ngoài.  Bằng  không, âm nhạc bên trong rất tinh tế nếu so với tiếng động bên ngoài và sẽ khó mà nghe thấy nó, cho nên chúng ta cần hoà hợp trong nó. Nút bông, hay bất kì cái gì bạn muốn, vào lỗ tai mình; giữ cho tai đóng toàn bộ thời gian này - chúng  không  được  cần  tới.  Nhiều  nhất  tai  bạn  sẽ  được cần tới chỉ vài phút; ngoài ra thì không cần. Đừng dùng tai  trừ  khi  bạn  nghe  tôi.  Giữ  cho  chúng  được  đóng  kín, và nhận biết mọi lúc về bất kì cái gì bạn có thể nghe thấy đang xảy ra bên trong - chỉ là việc nhớ lại: có cái gì đó mà  có  thể  nghe  được  ở  bên  trong  không?  Thế  thì  năng lượng của tai bạn sẽ bắt đầu chảy bên trong và bạn sẽ có khả năng nghe thấy âm thanh bên trong khi thiền, và bạn sẽ có khả năng thấy những linh ảnh bên trong khi thiền.

Tai, mắt và môi bạn. Thứ ba, giữ cho môi bạn khép lại và nói tối thiểu. Tốt nhất là bạn không nói chút nào. Giữ im lặng. Bạn được tự do để chọn điều bạn làm với tai và mắt - nếu bạn muốn bạn có thể để mắt mở, và nếu bạn muốn thì bạn có thể để cho tai mở, bởi vì chỉ bạn bị lỡ  -  nhưng  với  môi  bạn  đang  làm  hại  cho  người  khác, với môi bạn đang xâm phạm, cho nên đừng nói chút nào. Nghe và nhìn có thể là chọn lựa của bạn.

Bất kì chỗ nào bạn muốn đi, bất kì cái gì bạn muốn làm, bạn có thể làm. Tuy nhiên, nếu bạn đã tới để thiền, giữ  cho  mắt  và  tai  được  đóng.  Nếu  bạn  tình  cờ  tới  đây chỉ  bởi  việc  đi  lang  thang,  đấy  là  chọn  lựa  của  bạn. Nhưng cho dù bạn đã tới đây một cách tình cờ, bạn cũng không  được  phép  nói,  bởi  vì  trong  việc  nói  bạn  công kích  vào  người  khác;  khi  bạn  nói,  bạn  làm  hại  người khác, cho nên xin đừng nói chút nào.

Cho  nên  bạn  phải  giữ  ba  giác  quan  này đóng lại.

Và  bây  giờ,  điều  thứ  tư.  Chúng  ta  sẽ  dùng  nhiều năng  lượng  ở  đây  cho  thiền,  cho  nên  tốt  hơn  cả  là  làm khối  lượng  công  việc  vật  lí  bên  ngoài  ở  mức  tối  thiểu. Bạn đừng đi vẩn vơ quanh quất để xem chỗ này chỗ nọ. Bạn sẽ trở về mệt nhoài, và thế thì bạn sẽ phàn nàn rằng chẳng  cái  gì  xảy  ra  trong  thiền  cả.  Tới  đây  hoàn  toàn tươi  tắn,  bởi  vì  bạn  phải  làm  nhiều  nỗ  lực  ở  đây.  Cho nên đừng  đi  đâu  khác; đừng  đi  ngắm  cảnh  trong  những ngày này.

Bất kì lúc nào bạn làm được ba điều này, nằm ra đâu đó trong bóng râm của cây cối, giữ nghỉ ngơi hoàn toàn, thư  dãn;  thảnh  thơi  tối  đa và dừng  tối  đa  các  giác  quan bên ngoài của bạn.

Ăn rất ít thôi, bởi vì nhiều năng lượng được tiêu thụ trong khi tiêu hoá thức ăn, và và năng lượng được dùng trong tiêu hoá thức ăn chẳng tạo ra gì khác hơn bệnh tật. Ăn  tối  tiểu  thức  ăn,  giữ  cho  dạ  dầy  được  nhẹ  để  cho năng lượng có thể đi lên. Dạ dày càng nặng, năng lượng càng đi thấp hơn bởi vì nó phải đạt tới dạ dầy. Đây là lí do tại sao bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn, bởi vì não phải chuyển năng lượng của nó tới dạ dầy và thế thì não trở nên  nhàn  rỗi  và  đi  ngủ.  Đó  là  lí  do  tại  sao,  nếu  bạn đói hay bạn đang nhịn ăn, bạn không thể ngủ được vào ban đêm. Lí do là ở chỗ năng lượng liên tục chảy lên và các tế bào não cứ bị giữ thức tỉnh bởi vì chúng đầy năng lượng. Nếu năng lượng chảy hướng nhiều tới dạ dầy, nỗ lực có ý thức trở thành khó khăn; cho nên ăn ít thôi.

Bạn  sẽ  chẳng  mất  gì  trong  bẩy  ngày  này  với  khối lượng thức ăn tối thiểu, và ích lợi lớn lao vô cùng - thậm chí  nó  có  thể có  ích  cho  thân  thể.  Ăn  ít  và ăn  nhẹ thôi. Bạn nên ăn ít tới mức bạn cảm thấy dường như còn chưa ăn gì, chỉ chừng đó thôi. Cho nên tôi không nói dừng ăn hoàn  toàn,  bởi  vì  người  dừng  ăn  hoàn  toàn  không  làm cái  gì  ngoài  việc  nghĩ  về  ăn  cả  ngày.  Bạn  chỉ  nên  ăn  ít thôi.

Và điều kì lạ là người ăn quá nhiều thấy khó ăn ít đi. Nếu bạn bảo họ đừng ăn chút nào, họ sẵn sàng đồng ý. Lí  do  cho  điều  này  là  ở  chỗ  bao  giờ  cũng  dễ  đi  từ  cực đoan này sang cực đoan khác, khó dừng lại ở giữa. Nếu bạn được bảo đừng ăn chút kẹo, bạn sẽ nói, "Được thôi tôi  sẽ  không  nhìn  vào  chúng."  Nhưng  nếu  kẹo  có  đó trong  đĩa  và  bạn  được  bảo  lấy  hai  thìa  thôi,  thế  thì  sẽ thực sự khó cố gắng kiểm soát bản thân mình khi cám dỗ có đó.

Ăn, nhưng ăn ít.

Bất kì năng lượng nào con người có, nói chung đều được chi dùng vào các việc thường lệ hàng ngày, và bất kì  năng  lượng  nào  còn  lại,  đều  được  tích  luỹ  vào  trung tâm  dục  của  bạn.  Năng  lượng  còn  thừa  lại  đó  khêu  gợi bạn, thúc đẩy bạn đi vào ham muốn dục. Đó là lí do tại sao  vô  dục  dễ  thực  hành  nếu  bạn  ăn  ít  -  bởi  vì  năng lượng  phụ  đó  không  được  tạo  ra.  Vì  năng  lượng  phụ không được tạo ra, nên nó không tích luỹ vào trung tâm dục. Nhưng thế thì brahmacharya, vô dục, lại là lừa dối, nó  không  có  nghĩa.  Nó  xảy  ra  bởi  vì  bạn  đang  sống  tại mức  thấp  chỉ  với  khối  lượng  năng  lượng  tối  thiểu.  Nếu bạn  không  ăn  thức  ăn  trong  ba  mươi  ngày,  bạn  sẽ  mất quan  tâm  tới  dục  đối  lập.  Mối  quan  tâm  của  bạn  đã không  dừng  lại  bởi  vì  bạn  là  con  người  được  biến  đổi, mà bởi vì năng lượng cần cho mối quan tâm này bây giờ không được tạo ra. Sau ba mươi ngày, nếu bạn ăn cho dù chỉ ba ngày thôi, thì ba ngày của thức ăn đó sẽ phá huỷ điều mà ba mươi ngày nhịn ăn đã tạo ra; bạn sẽ thấy bản thân mình quay trở về cùng chỗ cũ.

Điều thứ nhất là ở chỗ năng lượng phụ này được tích luỹ lại trong trung tâm dục của bạn, và điều thứ hai là ở chỗ  trung  tâm  dục  là  cái  máy  phát  tạo  ra  năng  lượng trong mọi con người, trong mọi sinh linh. Trung tâm dục là  cái  máy  bên  trong  chúng  ta  tạo  ra  năng  lượng.  Nếu bạn muốn, bạn có thể tạo ra ngày một nhiều năng lượng bằng nó. Nhưng chúng ta dùng cái máy này chỉ để tống năng lượng ra và không tạo ra nó. Năng lượng được tạo ra   bởi   trung  tâm   này,   chảy   ngược   lên,   trở   thành kundalini, hoả xà, lực sống.

Cho nên thực nghiệm này là dành cho kundalini. Và nếu  bạn  làm  nó,  bẩy  ngày  này  sẽ  biến  thành  hoàn  toàn phúc  lạc  cho  bạn;  thế  thì  bạn  sẽ  không  bao  giờ  có  khả năng quên nó nữa.

Đêm nay, khi bạn đi ngủ, và hàng ngày, khi bạn nằm xuống trên giường sau khi hoàn thành mọi thứ, khi bạn sẵn sàng đi ngủ, cởi quần áo và đắp lên mình bằng một chiếc   chăn   hay   tấm   trải   giường.   Nằm   ngửa   hoặc nghiêng, dạ dày xuống dưới giường, bất kì cách nào bạn cảm thấy thoải mái hơn - bạn có thể quyết định cách nào sau  khi  thực  nghiệm  vài  ngày.  Để  thân  thể  bạn  chùng lỏng  lại,  nhắm  mắt,  và  đưa  sự  chú  ý  của  bạn  vào  trung tâm dục. Tưởng tượng rằng trung tâm dục đang bắt đầu hoạt động và năng lượng chuyển quanh nó. Bạn phải đã thấy  xoáy  nước,  nước  xoáy  nhanh  đến  mức  tạo  thành xoáy.  Bất  kì  cái  gì  được  ném  vào  trong  xoáy  này  đều chuyển  động  theo  vòng  tròn,  cho  nên  cảm  thấy  nó  bên trong bạn - năng lượng chuyển động nhanh xung quanh trung tâm dục. Nếu bạn ném đoá hoa vào nó, nó sẽ xoay tròn  và  chìm  mất  vào  giữa.  Tưởng  tượng  nó  giống  thế. Trong ba phút các rung động sẽ bắt đầu bên trong bạn.

Ban  đầu  những  rung  động  này  sẽ  giống  như  những rung  động  trong  việc  làm  tình;  thân  thể  sẽ  rung  động. Khi  nó  rung  động,  cứ  để  cho  nó  rung  động  một  cách toàn  bộ,  hợp  tác  với  nó,  giúp  đỡ  nó.  Chỉ  tưởng  tượng rằng  bạn  đang  thực  sự  mê  mải  trong  việc  làm  tình  và toàn bộ thân thể đều rung động. Để cho toàn bộ thân thể trở thành nóng.

Ngay  khi  bạn  cảm  thấy  rằng  toàn  bộ  thân  thể  đang rung  động  và  năng  lượng  đang  chuyển  động  nhanh  tại trung tâm dục, để bản thân mình chùng lỏng và tập trung vào một ý nghĩ: rằng năng lượng đó đã bắt đầu đi lên từ trung  tâm  dục,  cũng  giống  như  ngọn  lửa  bốc  cao  lên. Đem năng lượng đó vào giữa trán, giữa hai mắt, giữa hai lông mày; bạn phải đem nó tới trung tâm con mắt thứ ba. Năng lượng này sẽ bắt đầu chảy lên. Bạn chỉ phải nhận biết rằng năng lượng này đã tích luỹ vào giữa hai mắt và nó đã bắt đầu tuần hoàn ở đó.

Thế rồi quên tất cả về trung tâm dục, và đi ngủ với sự  chú  ý  của bạn  vào  con  mắt  thứ  ba.  Khi  bạn  dậy  vào buổi  sáng,  trước  hết  cảm  thấy  trung  tâm  này  giữa  hai mắt và bạn sẽ thấy có cảm giác năng lượng chuyển động nhanh ở đó. Bạn sẽ cảm thấy sự chuyển động rõ ràng.

Điều này bạn phải làm mọi đêm, trong bẩy ngày. Nó sẽ  chuyển  kênh  năng  lượng  phụ  vẫn  thường  chảy  vào dục  nay  vào  con  mắt  thứ  ba.  Trung  tâm  dục  sẽ  tạo  ra năng  lượng,  nhiều  nhất  có  thể  được,  và  tất  cả  những năng  lượng  đó  sẽ  có  sẵn  cho  con  mắt  thứ  ba  của  bạn.





Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Ăn thở và sống chính mình



Ăn uống 

Những hành giả yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng, vì ăn uống đúng phép cũng là tu. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.

Thức ăn tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v... Ăn quá no cũng được xem là tamasique. Ăn no ngồi thiền dễ buồn ngủ vì tâm trí hôn ám.

Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột ngọt, đồ hóa học,v.v... Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.

Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v...

Người ăn chay nên chọn những thức ăn sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, theo phong thổ và luật âm dương.



Hơi thở Yoga

Sinh vật nào cũng phải thở mới sống được. Hết thở là chết! Hơi thở là cây cầu nối giữa thân và tâm. Mỗi khi ta sợ hãi, hồi hộp thì tim đập mạnh và hơi thở trở nên dồn dập, đứt quãng. Ngồi thiền thân tâm an lạc thì hơi thở cũng theo đó mà trở nên nhẹ nhàng vi tế. Người tu yoga rất chú trọng đến cách làm chủ hơi thở, gọi là pranayama. Bình thường chúng ta chỉ hít thở với một phần ba dung tích của phổi, và mỗi khi tâm hồn bất an lo lắng, ta thở ít hơn nữa và nhiều lúc quên thở hoặc nín thở luôn. Hơi thở là sự sống, hơi thở đem dưỡng khí (oxygène) vào phổi, đi vào máu nuôi các tế bào của thể xác. Trên phương diện nguyên lực vi tế (énergie subtile), hít thở đúng cách sẽ tác động vào các luân xa (chakra), nuôi dưỡng các thể vi tế (corps subtils), khai triển những khả năng huyền bí của con người mà ta quen gọi là thần thông.

Phật giáo cũng nói đến hơi thở trong việc thiền quán, như kinh quán niệm hơi thở (anapanasatisutta). Lục diệu pháp môn của tông Thiên Thai cũng nói đến việc đếm hơi thở (sổ tức) và theo dõi hơi thở (tùy tức). Những người học thiền với thầy Nhất Hạnh chắc không lạ gì việc thở vào thở ra phối hợp với chánh niệm và sinh hoạt hằng ngày.

Hơi thở có ý thức, có chánh niệm là việc tốt nhưng ta cũng cần tập hít thở cho đầy đủ, khai triển tận lực khả năng của buồng phổi.

Người tu theo thiền Minh Sát cũng chú ý đến hơi thở ra vào và sự phồng xẹp của bụng. Khí công cũng nói 'ý dẫn khí', nếu ta chú ý đến bụng thì dần dần hơi thở sẽ đi sâu xuống bụng. Cách hít thở đầy đủ nhất là theo yoga, khi hít vào đẩy hơi xuống tận đáy phổi nên bụng phồng lên trước, sau đó ta hít thêm nữa lấp đầy phần trên nên lồng ngực phồng lên sau. Khi thở ra bụng xẹp xuống trước và ngực xẹp xuống sau, như vậy thán khí được tống ra ngoài tối đa.

Mỗi ngày ta nên bỏ ra năm, mười phút tập lại cách hít thở. Sau đây là một cách tập đơn giản của pranayama. Khi hít vào ta đếm thầm từ một đến bốn. Sau đó giữ hơi trong phổi, cũng đếm tới bốn. Rồi thở ra đếm bốn. Nín hơi đếm bốn. Rồi lại hít vào đếm bốn. Như vậy sự hít thở được chia làm bốn giai đọan bằng nhau: hít vào, giữ hơi, thở ra, nín hơi.

Pranayama còn nhiều cách tập phức tạp hơn nữa, trên đây chỉ là một cách tập đơn giản giúp ta giữ gìn sức khỏe và sửa đổi lại thói quen hít thở. Mỗi khi thân tâm bất an, ta có thể thực tập hít thở như trên để điều hòa lại tự thân. Tập quen lâu ngày, ta tăng dần thời gian, thay vì đếm tới bốn, ta đếm tới sáu hoặc tám, v.v... Hơi thở càng sâu, càng dài, càng nhẹ càng tốt.



Hãy là chính ta

Bạn nên nhớ trên đời này rất khó mà được lòng tất cả mọi người, 'ở rộng người cười, ở hẹp người chê'.

Bạn có thể là một trái táo đẹp nhất trên đời, ngon nhất, thơm ngọt nhất và sẵn sàng cống hiến cho mọi người. Nhưng bạn cần nhớ một điều, đó là có nhiều người không thích ăn táo.

Nếu bạn là trái táo ngon nhất trên đời, nhưng người bạn thương yêu lại không thích táo mà thích cam. Vậy phải làm sao? Ở đây bạn có thể lựa chọn, hoặc bạn vẫn là táo, hoặc bạn trở thành cam. Nhưng nếu trở thành cam thì bạn sẽ là cam hạng nhì, bởi vì bản chất của bạn không phải là cam mà là táo. Mà dù cho bạn trở thành cam hạng nhì đi nữa, cũng có nhiều người không thích cam mà lại thích ổi. Cứ thế suốt cuộc đời bạn cố gắng biến mình thành cam, thành ổi, rồi thành mận, thành xoài, v.v... để tất cả mọi người thương yêu mình thì không biết đến bao giờ mới xong.

Sao bạn không nhớ lại bản chất của mình là táo, và hãy là táo hạng nhất để những người nào ưa táo được hưởng mùi vị ngon nhất của táo.

Hãy là chính ta không có nghĩa là chứng nào tật nấy, khư khư giữ lấy những tánh hư tật xấu, ngoan cố không chịu sửa đổi. Phải học hỏi, tu tập, không phải tự nhiên với những tánh tham lam, ích kỷ, ngã mạn mà có thể trở về với chính ta được.

Hãy là chính ta là tập nhìn vào nội tâm mình để hiểu và chuyển hóa mình thành một con người thực, biết thương yêu, hiểu biết thông cảm mình và người.



Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Bàn về hạnh phúc



Hạnh phúc

Hạnh phúc là mục đích sống của con người, là điều mà ai cũng muốn tìm. Nhưng ta không thể xác định hạnh phúc là gì vì nó tùy trình độ tiến hóa của mỗi người.

Nhân loại có thể được xếp thành ba hạng:

- Hạng thứ nhất là những người còn mê ngủ.

- Hạng thứ hai là những người sửa soạn gần thức giấc.

- Hạng thứ ba là những người đã tỉnh giấc, không còn mê ngủ.

Hạng thứ nhất, hạnh phúc đối với họ là những cảm giác khoái lạc thuộc về thể xác như ăn uống, thỏa mãn nhục dục. Suốt đời họ lo chạy đi tìm hạnh phúc, nhưng loại hạnh phúc này rất mong manh. Mong manh ở đây không có nghĩa là không có, nó có nhưng không kéo dài được, thoáng có để rồi nhường chỗ ngay cho sự thèm khát khổ đau. Loại hạnh phúc này rất nguy hiểm, đạo Phật thường ví nó như kẻ khát uống nước muối, càng uống càng khát, hoặc như liếm mật trên lưỡi dao, thoáng nếm vị ngọt nhưng bị đứt lưỡi ngay sau đó.

Càng đi tìm hạnh phúc lại càng thèm khát và không bao giờ được thỏa mãn. Vì thế hạng người này phải tìm cho nhiều, nhiều tiền, nhiều danh, nhiều sắc, họ sống trong ảo tưởng về số lượng (quantité), nghĩ rằng nếu có nhiều thì mới được thỏa mãn hạnh phúc.

Ðối với hạng thứ nhì, hạnh phúc thuộc về phẩm (qualité). Ðối tượng hạnh phúc của họ không còn là những thứ thô kệch như vật chất, sắc đẹp thể xác hào nhoáng bên ngoài, họ chú ý về phẩm chất nhiều hơn. Họ vẫn đi tìm khoái lạc cảm giác, nhưng thanh tao hơn, như nghe một bản nhạc hay, ngâm thơ vịnh phú, thưởng thức hương trà, ngắm kiểng cắm hoa, v.v... hoặc đàm luận với bạn bè, hoặc đơn giản được sống bên cạnh người yêu, người thân là họ cảm thấy hạnh phúc rồi. Loại hạnh phúc này thanh tao, sâu sắc và có vẻ lâu bền hơn loại hạnh phúc thứ nhất nhưng nó vẫn còn tùy thuộc vào đối tượng bên ngoài như thơ, nhạc, hoa, trà, cảnh, người, v.v...Và nếu ngày nào đó đối tượng kia mất đi thì hạnh phúc liền biến thành khổ đau.

Ðối với hạng thứ ba, hạnh phúc không còn tùy thuộc vào đối tượng bên ngoài nữa. Loại hạnh phúc này có thể được xem là hoàn toàn nhất. Hạnh phúc là sự bình an của tâm hồn, là sự tỉnh thức không còn ngủ mê trong đêm tối. Họ sống trong ánh sáng, không còn bóng dáng của chấp ngã lo âu, ham muốn bám víu vào một đối tượng bên ngoài. Họ sống trong hiện tại, bây giờ và ở đây, sống hòa nhịp với cuộc đời và sự sống. Loại hạnh phúc này là một loại sung sướng thứ thật (chân lạc), nó ở ngay trong ta và nó cũng chính là bản chất hay bổn tánh của ta.

-ooOoo-