Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Thực phẩm - cách chế biến

 


1. CÁCH LÀM GIẤM TÁO Ở NHÀ

    Hai yếu tố cần chú ý đặc biệt khi làm giấm táo ở nhà đó là nguồn dưỡng khí oxy vả nhiệt độ. Oxy vào trong hỗn hợp khi chúng ta khuấy đều mỗi ngày và qua tấm vải mùng đậy được cột chặt ở miệng bình bằng dây thun. Nhiệt độ để lên men nên giữ khoảng 16 – 27 độ C (60-80 độ F). Nhiệt độ thấp hơn thường không sản xuất loại giấm có thể dùng được. Nhiệt độ cao hơn ảnh hưởng đến sự tạo thành giấm cái. Giấm cái là mảng được hình thành ở đáy bình của rượu dậy men.

    Không dùng bình kim loại khi làm giấm, vì chất axít trong hỗn hợp sẽ ăn mòn kim loại hay chất nhôm gây độc hại. Bình chứa nên bằng thủy tinh, nhựa tốt, gỗ, sứ, sành, inox. Khi chúng ta làm hay dự trữ thực phẩm có ướp hơn 1 muỗng xúp giấm cũng hãy dùng các loại bình này.

    Các bước làm Giấm Táo như sau (cần theo đúng để có được giấm táo hảo hạng)

Bước 1: Làm giấm

  • Để làm giấm táo, bạn hãy chọn những loại táo khác nhau thu hoạch trong mùa đông và mùa thu (những loại hái trong mùa hè hay táo xanh không chứa đủ chất đường ngọt). Rửa táo cho thật sạch. Ép lấy nước táo và lọc bỏ bã.
  • Việc thêm men để thúc đẩy việc lên men không cần thiết, nhưng nếu có sẽ đẩy nhanh tiến trình. Men rượu có bán ở các tiệm rượu. Không dùng men làm bánh mì. Gĩa nhỏ một bánh men rồi cho vào trong một lít nước táo, lắc đều. Một lít nước men này sẽ dùng làm men cho 20 lít nước táo để làm giấm.

Bước 2 và 3: Làm giấm và làm axít acêtic

  • Đổ nước táo có hoặc không có men vào bình chứa 3 lít. Dùng hai lớp vải mùng để che mặt bình. Khuấy đều mỗi ngày. Giữ cho bình không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và duy trì ở nhiệt độ từ 16 đến 27 độ C. Sự lên men trọn vẹn cần 3 đến 4 tuần. Gần cuối giai đoạn, bạn sẽ ngửi thấy mùi giấm. Nếm thử hàng ngày cho đến khi giấm đạt độ mạnh vừa ý.

Bước 4: Lọc giấm

  • Khi giấm đã hoàn toàn lên men, lọc giấm qua nhiều lớp vài mịn hay giấy lọc. Giấy lọc càphê dùng được cho việc này. Việc này sẽ lấy đi lớp giấm cái, phòng ngừa việc lên men nhiều thêm hay làm hư sản phẩm.

Dự trữ giấm táo:

  • Giấm bây giờ sẵn sàng cho việc dự trữ trong các chai, lọ. Giấm sẽ ở trong tình trạng tốt vô hạn nếu được khử trùng. Để khử trùng, làm nóng giấm trước khi đổ vào chai đã khử trùng. Hoặc đổ vào chai trước trước rồi đặt chai vào nước nóng. Trong cả hai trường hợp, nhiệt độ của giấm cần đạt tới ít nhất 60 độ C và không quá 70 độ C. Dùng nhiệt kế dành cho việc nấu nướng để đo nhiệt độ cho chắc chắn. Làm nguội chai rồi dự trữ ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Tạo mùi thơm cho giấm:

  • Mùi thơm có thể được thêm vào trong giấm ngay trước khi vô chai. Các mùi thơm này bao gồm hành lá xanh, tỏi, gừng, hay phối hợp các loại dược thảo tươi hoặc khô khác. Để làm mùi thơm, cho vật liệu vào trong túi vải thưa nhỏ và treo vào trong chai (dùng sợi chỉ) cho đến khi đạt được độ thơm mong muốn. Việc này cần khoảng 4 ngày, ngoại trừ tỏi là chỉ cần 1 ngày. Cứ mỗi nửa lít giấm, dùng một trong những cách sau đây: nửa cốc dược thảo tươi gĩa nhuyến, 1 muỗng xúp thảo dược khô, 2 tép tỏi lớn, 8 tép hành tươi,.
  • Các mùi thơm ngon khác là cây ngài giấm (tarragon), húng quế (basil), cây sen cạn (nasturtium), chives, bạc hà (mint), ngò (chervil), borage, ớt cay (hot chilies), và trái mâm xôi (raspberries). Bạn hãy gia giảm gia vị cho vừa ý, nhưng đừng át mùi giấm. Quá nhiều lá thơm có thể hủy bớt axít và làm giảm sự bảo quản giấm.
  • Một số mùi vị có thể không hợp với vị giấm và màu giấm.
  • Giấm thơm có vị ngon và có màu đẹp khiến bạn muốn trưng bầy bên ngoài, tuy nhiên, hãy cẩn thận giữ chai không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, vì sẽ làm hỏng hương vị, tính axít, và mầu sắc của giấm. 
(Còn cách dùng vỏ táo và táo nguyên quả để làm nhưng cách này cần thời gián 2 tháng và 7 tháng mới thành).


2. CÁCH LÀM GIA VỊ SIÊU BỔ

CÔNG DỤNG:

    Gia vị siêu bổ ngăn chặn hầu hết các bệnh nhiễm trùng và cung cấp cho bạn tất cả những lợi ích của tỏi, hành, củ cải ngựa, riềng, gừng, ớt, nghệ, giấm táo, ngò. Nó phá hủy hầu hết các virus, vi khuẩn và nấm khi tiếp xúc; giúp làm tan chất nhầy và đả thông các tắc nghẽn trong các xoang và phổi. Giúp chữa lành chứng cảm lạnh và cúm.  

    Các thành phần của gia vị siêu bổ ngay lập tức gia tăng sinh lực và kích thích mọi cơ quan cách mạnh mẽ, giúp cho máu lưu thông, làm giãn nở các mạch máu, kể cả ở não bộ và trái tim. Bằng cách kích thích lưu thông, gia vị siêu bổ nhanh chóng đưa các chất có hiệu ứng mạnh mẽ đến những nơi cần thiết nhất.  

    Gia vị siêu bổ làm tan chất nhầy, tẩy sạch xoang mũi, buồng phổi, nuôi dưỡng và bảo vệ tim, cân bằng tiêu hóa,  chống viêm nhiễm, diệt  trừ ký sinh trùng và làm nóng ấm cơ thể.

    Công thức cơ bản này có ở Âu châu từ thời Trung cổ và từ các trận đại dịch.

THÀNH PHẦN:

  • Tỏi (garlic): Là chất kháng sinh mạnh mẽ. Không giống như thuốc kháng sinh hóa học giết chết hàng triệu vi khuẩn tốt mà cơ thể cần, tỏi chỉ tiêu diệt các vi khuẩn ngoại xâm có hại và thậm chí lại làm gia tăng vi khuẩn tốt. Tỏi cũng là chất kháng nấm đầy hiệu năng  và  tiêu diệt bất kỳ kháng nguyên, tác nhân gây bệnh, các vi sinh vật có hại nào.
  • Hành (onion): Có tác dụng tương tự như tỏi nhưng nhẹ nhàng hơn. Hợp lực với tỏi, tác dụng của chúng được  gia tăng gấp nhiều lần.
  • Củ cải ngựa (horseradish): Là một loại thảo dược mạnh trong việc chữa lành cho các vấn đề thuộc xoang mũi và phổi. Nó làm thông mũi và gia tăng lưu thông ở khu vực này để ngăn chặn các bệnh cảm lạnh và cảm cúm có thể xâm nhập.
  • Gừng (ginger): Có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ và là chất kích thích tuần hoàn cao độ.
  • t cay (hot pepper): Có khả năng tăng cường máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim. Ớt là chất dẫn truyền, nó gửi các kháng sinh và dược chất của các thào dược khác đến những nơi mà cơ thể cần đến.
  • Mùi tây còn gọi là ngò tây (parsley): – tùy điều kiện, có thể thêm vào hay không thêm vào) – : một trong 7 gia vị chống bệnh mạnh mẽ nhất, giàu chất chống oxy-hóa, trẻ hóa mạch máu, lợi tiểu, lọc thận, gan, lá lách, tuyến tiền liệt, làm tan sạn mật, trợ thính giác, tiêu hóa tốt, thuyên giảm bệnh gút, viêm khớp, hỗ trợ tuyến nội tiết, chữa phù thủng.
  • Mật ong (honey):  Là thuốc bổ dưỡng, an thần, dễ ngủ, chống cảm lạnh,  chống nhiễm trùng, giúp giảm viêm họng, giúp các vết loét mau lành, chữa ho, đau dạ dày.
  • Giấm táo (Apple Cider Vinegar)

    Giấm táo có nhiều vitamin, beta-carotene, pectin và khoáng chất quan trọng như: potassium, sodium, magnesium, calcium, phosphorous, chlorine, sulphur, iron, và fluorine.

    Pectin trong giấm táo là một chất xơ giúp giảm cholesterol xấu và giúp điều hòa huyết áp.

    Giấm táo giúp chiết xuất calcium (can-xi) từ các loại trái cây, rau và thịt để cơ thể hấp thụ dễ dàng trong tiến trình duy trì xương chắc khoẻ. Thiếu calcium gây ra một loạt các bệnh bao gồm rụng tóc, móng tay yếu, dễ gẫy răng, viêm xoang, và chảy nước mũi thường xuyên.

    Giấm táo có nhiều potassium (kali). Thiếu potassium sẽ gây chậm phát triển. Potassium trong giấm táo cũng giúp loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Beta-carotene giúp chống lại thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do, giúp duy trì làn da săn chắc và trẻ trung. Giấm táo giúp phá vỡ chất béo nhờ đó giúp giảm cân tự nhiên.

    Giấm táo có chứa axit malic rất hữu ích trong việc chống nấm và nhiễm trùng. Axit malic làm tan acid uric đóng xung quanh các khớp xương rồi dần dần loại trừ axit uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm đau khớp.

    Giấm táo hữu ích trong các bệnh như táo bón, nhức đầu, viêm khớp, xương yếu, khó tiêu, cholesterol cao, tiêu chảy, bệnh eczema, đau mắt, mệt mỏi mãn tính, ngộ độc thực phẩm nhẹ, rụng tóc, huyết áp cao, béo phì, và nhiều căn bệnh khác. Nhiều người cho rằng giấm táo là loại thuốc kỳ diệu.   

GHI CHÚ:

1/ Nếu bạn có có vấn đề về xương, cứng khớp, viêm khớp, thấp khớp, v.v., bạn có thể thêm nghệ (100 gr) vào công thức gia vị siêu bổ.

  • Nghệ (turmeric) khử trừ nhiễm trùng và làm giảm viêm bên trong cơ thể, giải độc cho gan, ngăn chặn ung thư phát triển, tăng nhanh tốc độ chữa lành. Nghệ giúp giảm đau nhức, đặc biệt hữu ích cho những người có bệnh đau khớp.

2/ Nếu không có mùi tây, có thể thay thế bằng mùi ta.

  • Mùi ta (còn gọi là ngò ta hay ngò rí: cilantro). Ngò rí có đặc tính kháng sinh, kháng nấm,  kháng viêm, kháng ung thư.  Giúp cân bằng đường huyết, duy trì xương chắc khỏe, hạ cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, tăng cường thị lực, tăng cường hệ miễn nhiễm, tẩy độc kim loại nặng, giúp ngủ ngon, lợi tiểu, tẩy lọc thận. 

3/ Nếu không có horseradish, có thể thay thế bằng củ riềng.

  • Riềng: cải thiện sự lưu thông máu, tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, viêm họng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu, giảm đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành. 

CÁCH LÀM GIA VỊ SIÊU BỔ:

Vật liệu:

  • Tỏi, hành củ, gừng, horseradish, nghệ : mỗi thứ 100 gr
  • Ớt cayenne (hay ớt Thiên-tân, ớt Thái-lan,… có thể dùng riêng hay chung nhiều loại ớt) 50 tới 200 gr tùy độ cay của mỗi người
  • Mùi tây  (parsley) 50 g
  • Mật ong:  60 ml hay 1/16 lượng giấm táo (gia giảm tùy khẩu vị)
  • Giấm táo  1 lít hay hơn 

Cách làm:

  • Rửa sạch các thứ, để cho ráo nước, bỏ vỏ và cắt nhỏ nếu cần. ớt bỏ cuống xanh, tỏi bỏ lõi xanh ở giữa.
  • Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn các thành phần trên với giấm táo.
  • Đổ tất cả vào chai hay lọ, mỗi ngày khuấy hay lắc đều ít nhất một lần
  • Nếu chỉ muốn lấy nước trong để dùng, để ít nhất 2 tuần rồi lọc lại. để lâu trong 1-2 tháng càng tốt.
  • Cho vào chai. Vặn chặt nắp. 

BẢO QUẢN: 

    Bạn có thể cất trong kệ hay tủ nhà bếp trong một thời gian dài. Không cần phải bỏ vào tủ lạnh. Bạn cũng có thể cất vào tủ lạnh tùy ý. 

CÁCH DÙNG:

  • Có thể dùng ngay cả nước cả cái. Càng để lâu gia vị siêu bổ càng ngon và đậm đà hơn, bớt cay hơn.
  • Có thể uống, có thể ăn, và pha vào tất cả mọi thức ăn uống, cũng như dùng để nêm nếm thức ăn rất ngon, giúp tăng cường sức khỏe và phòng chữa bệnh. Mỗi bữa ăn 1- 3 muỗng cà phê.
  • Nếu cảm thấy không khỏe hay bị bệnh, uống từ 5 ml đến 30 ml (1 teaspoon to 1 oz) nhiều lần trong ngày,  ngay cả uống mỗi giờ một lần nếu cần thiết. Đây là cách tuyệt vời để gia tăng tốc độ phục hồi.
  • Liều duy trì: 1-3 thìa càphê, 2 tới 3 lần một ngày.
  • Tăng cường hệ miễn nhiễm: những ngày đầu uống 15 ml. Tăng dần lên 30 ml.
  • Lắc đều trước khi dùng.
  • Gia vị siêu bổ rất hiệu năng và rất cay. Có thể uống nguyên chất cho đạt hiệu quả tối đa nếu muốn, hoặc hòa với nước trái cây như cam, táo hoặc chỉ với nước.
  • Có thể ăn một quả cam hay một lát chanh sau khi uống gia vị siêu bổ để giảm độ cay nóng.
  • 15-30 ml gia vị siêu bổ trong 1 ly nước nóng. Thêm mật ong. Đây là ly trà ngon gia tăng sinh lực cho bạn.
(Các công dụng của gia vị này: Bổ và có vị ngon khi dùng chung với thức ăn hàng ngày; Giảm cân; Tiêu hóa tốt và nhuận trường; Hạ cholesterol; Giảm đau viêm khớp; Tăng cường sức khoe và ttrij bệnh cảm cúm; Trị bệnh viêm phổi; Loét ruột; Đau họng; Dùng cho bệnh nhân ung thư rất tốt; ...)


3. HẠT TIÊU ĐEN VÀ NGHỆ

HẠT TIÊU ĐEN

Dược tính:

Chất kích thíchthuốc bổlàm toát mồ hôithuốc tống hơigây xung huyết da, cay, gia vịgiải nhiệt.
Đây là chất 
kích hoạt tích cực, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa ruột-dạ dày. Hạt tiêu có thể dùng để thay thế cho ớt.


Trị liệu:
Dịch tả, đau bụng, gia vị, sốt (định kỳ, liên tục), đầy hơi, lợi, khó tiêu, bệnh thấp khớp (thuốc dán), đau họng (súc miệng).


Thực hành:
Không 
nấu sôi hạt tiêu . Khi gặp nhiệt caocấu trúc phân tử của tiêu thay đổi rất nhanh chóng từ hữu cơ sang vô cơgây kích thích nơi vùng thậngan  túi mật. Vì vậy hãy luôn luôn sử dụng hạt tiêu sống, rắc lên thức ăn. Đa số tiêu bột xay sẵn mua trong các cửa hàng tạp hóa đã  chất bảo quản nguy hiểm bổ sung để chống sâu bọ, do đó hãy dùng tiêu hột nguyên và xay hột tiêu mỗi khi dùng.


Liều lượng:
Bột 
tiêu: 100 mgđến 1 gram.


Cách dùng:
– Giúp toát mồ hôi: làm trà tiêu và uống một lượng nhiều, uống nóng. Việc này sẽ làm cho bệnh nhân toát mồ hôi, và nếu kết hợp với tắm nước nóng thì càng tốt hơn nữa.
– Đau họngCho bột tiêu vào ly nước nhỏ rồi súc miệng.

– Thấp khớp: dùng dưới dạng cao dán.




NGHỆ VÀ SỨC KHỎE

    

Dược-tố chính của nghệ là chất curcumin. Nghệ đã được dùng trên 2500 năm tại Ấn-Độ. Ở đó nghệ được dùng nhiều nhất để làm thuốc nhuộm.

    Những dược-tính của gia-vị này được bộc-lộ dần qua nhiều thế-kỷ. Ngoài đặc-tính chống kích-thích được biết tới từ lâu, các nghiên-cứu mới đây cho thấy nghệ là một dược-thảo thiên-nhiên kỳ-diệu, có nhiều công-dụng trị-liệu các trường-hợp sức-khỏe khác nhau, từ bệnh ung-thư tới bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Sau đây là 20 lợi-ích sức-khỏe của nghệ:

1. Nó là một chất sát-trùng và kháng vi-khuẩn tự-nhiên, có lợi-ích trong việc tẩy-độc các vết thương và phỏng. 

2. Khi dùng chung với bông cải, nó có thể ngăn-ngừa ung-thư nhiếp-hộ-tuyến và ngăn-chặn sự trưởng-thành của ung-thư nhiếp-hộ-tuyến hiện-hữu.

3. Nó ngăn-chặn sự lan rộng ở phổi của ung-thư vú trong các con chuột.

4. Nó có thể ngăn chặn ung-thư da (melanoma) và làm cho các tế-bào ung-thư hiện-hữu tự hủy-diệt. 

5. Nó làm giảm nguy-cơ bệnh hoại-huyết (leukemia) ở trẻ nhỏ.

6. Nó là chất tẩy-độc gan tự-nhiên.

7. Nó có thể ngăn-chặn và làm giảm sự tiến-hóa của bệnh Alzheimer bằng cách hủy-diệt các tấm amyloyd tích-tụ trong não.

8. Nó có thể ngăn-chặn sự chuyển-hoá xuất-hiện trong nhiều hình-thái ung-thư khác nhau.

9. Nó là một dược-phẩm mạnh, thiên-nhiên, chống kích-thích hữu-hiệu như nhiều dược-phẩm khác nhưng không có phản-ứng phụ.

10. Nó có triển-vọng làm chậm sự tiến-hóa của bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) trong các con chuột.

11. Nó là một chất giảm đau tự-nhiên và là chất ngăn-chặn cox-2.

12. Nó có thể giúp sự chuyển-hoá chất béo và trợ-giúp sự quản-trị sức nặng cơ-thể.

13. Được dùng trong y-khoa Trung-Hoa từ lâu để trị-liệu bệnh trầm-cảm. 

14. Vì các tính-chất chống kích-thich, nó là dược-phẩm tự-nhiên để trị-liệu bệnh sưng khớp  và thấp-khớp.

15. Nó tăng-cường hiệu-quả của thuốc hóa-trị paclitaxel và làm giảm các phản-ứng phụ của thuốc này.

16. Có nhiều tiến-triển đáng ghi-nhận về hiệu-quả của nghệ trên ung-thư tụy-tạng. 

17. Nhiều công-trình nghiên-cứu đang tiến-hành về các hiệu-quả trị-liệu tốt của nghệ trên các u tủy (multiple myeloma).

18. Đã kiểm-nhận được hiệu-quả của nghệ làm ngưng sự phát-triển các mạch máu mới trong các bướu.

19. Chữa lành các vết thương nhanh chóng và trợ-giúp việc tái-tạo làn da bị hư.

20. Nó có thể giúp trị-liệu bệnh vẩy nến (psoriasis) và các trường-hợp phỏng da khác.

Chúng ta dùng Củ NGHỆ tươi như thế nào


    Nhiều người hay dùng bột nghệ nhưng bạn cũng có thể dùng củ nghệ tươi trong các thực-đơn và trong các liệu-pháp chữa bệnh. Khi dùng củ nghệ tươi, bạn nên nhớ nó có thể làm bẩn quần áo … thật tai hại. Bạn nên dùng găng tay và cẩn-thận đừng để nó dây vào bất cứ vật gì dễ bị nhuộm màu như mặt bàn hoặc quần áo màu trắng. 

    Bạn nên gọt vỏ ngoài trước khi dùng nó. Cách giản-dị nhất là cạo nó bằng cạnh muỗng, hoặc dùng dao bào. Sau đây là cách dùng củ nghệ tươi:

Nghiền nát

    Cắt củ nghệ thành nhiều miếng nhỏ và bỏ vào máy xay cà-phê. Miếng càng nhỏ thì xay càng dễ. Nên cho vài giọt nước vào nếu khó xay.

Bào nhỏ

    Bào củ nghệ rất tiện cho các thực-đơn có cơm và sẽ cho đĩa cơm một màu sắc đẹp. Nên áp-dụng sáng-kiến vào việc dùng nghệ bào – dùng nó trong các món hầm, canh, thit xay, hoặc chiên xào.

Bằm nhỏ

    Bạn có thể bằm nhỏ củ nghệ để cho vào chảo, hoặc salad, hoặc vào một món chiên-xào.

Ép nước

    Củ nghệ tươi có thể được ép ra nước, tương-tự như nước gừng. Dùng nước ép nghệ trong soup, dầu trộn salad và nước sauce, hoặc dùng nó trong các nước sinh-tố. 

Muối chua

    Bạn có thể muối chua củ nghệ tươi. Người ta thường dùng nước chanh và muối làm nguyên-liệu.

Các phản-ứng-phụ của NGHỆ


    Nghệ có nhiều lợi-ích sức-khỏe, nhưng các phản-ứng-phụ của nó thì sao?

    Tổng-quát, nghệ được coi như an-toàn dù ở liều-lượng cao. Tuy-nhiên, nghệ cũng có vài điều kiêng-cữ. 

   Phải cần-thận khi dùng nó với những người bị sạn mật (gallstones), loét bao-tử, hoặc bị bế-tắc đường mật, vì nghệ có thể làm cho bệnh-tình trầm-trọng thêm.

    Nghệ có thể kích-thích đường tiểu, vì vậy đàn-bà có thai nên tham-khảo với bác-si trước khi dùng nó trong thời-gian mang thai.

    Những người bị viêm gan nặng hoặc bệnh tim, cũng nên tham-khảo bác-sĩ trước khi dùng nghệ làm thuốc bổ-sung.





NGHỆ VÀ TIÊU ĐEN TRỊ LIỆU UNG THƯ

    

Khi nghệ và tiêu đen (piperine) được dùng chung, chúng làm thành một dược-phẩm chống ung-thư rất mạnh. Nhiều chương-trình nghiên-cứu đã tìm thấy một dược-chất trong tiêu đen gọi là piperine làm cho khả-năng chống ung-thư của chất curcumin trong nghệ tăng hoạt-tính lên tới trên 1.000 lần. Điều này rất quan-trọng vì nếu dùng riêng, hoat-tính của nghệ tương-đối thấp.

Trong một cuộc nghiên-cứu tại Trung-Tâm Comprehensive Cancer thuộc trường đại-học Michigan, phổ-biến trên báo Breast Cancer Research and Treatment, các chuyên-viên nghiên-cứu đã tìm thấy là curcumin và piperine, khi tổng-hợp, đã có thể chống lại các tế-báo ung-thư gốc, là những tế-bào nguyên-thủy trong một bướu mà bướu lớn hơn bắt nguồn từ đó. Các chuyên-viên nghiên-cứu đang hoạch-định giai-đoạn I cho một cuộc thử-nghiệm y-học để tìm hiểu liều-lượng curcumin và piperine cần-thiết.

Hãy cho thêm cả tiêu đen lẫn nghệ vào thức ăn để ngăn-ngừa ung-thư và thêm lợi-ích chữa-trị. Hoặc, nếu bạn đang dùng nghệ như một thuốc bổ-sung (supplement), bạn có thể ăn một bữa cơm có tiêu đen làm gia-vị và uống các viên nghệ trong bữa cơm. Hiện nay ở các chợ bán thực-phẩm cũng có bán thuốc bổ-sung có cả hai chất curcumin và piperine.



4. BẮP CẢI

Sau khi bạn đọc xong bài này, thì khi ngồi ở bàn ăn lần tới, bạn sẽ nhìn đĩa rau BẮP CẢI (cabbage) với với sự trân trọng và sự hiểu biết về các đặc tính giúp cơ thể tự chữa lành thật không ngờ của bắp cải.


Bắp cải thông thường đã góp phần quan trọng cho sự sống của con người hơn 4000 năm. Dược tính của bắp cải, căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, có nền tảng khoa học. Hippocrates nói rằng các y bác sĩ không nên ngần ngại theo ý kiến của dân gian những gì hữu ích cho y học. Bây giờ chúng ta biết rằng y học truyền thông dân gian về bắp cải đã đã đứng vững với thời gian và thử nghiệm khoa học.


Vẫn chưa khám phá vì đâu lá bắp cải có được tính chất chữa lành qúy gía như vậy. Chúng ta chỉ biết rằng lá bắp cải có sức rút máu mủ cách đặc biệt. Nhờ rút ra được chất độc lỏng từ những vùng nhỏ, mà bắp cải đẩy mạnh sự chữa lành và làm liền da, vì vậy ngăn ngừa được các biến chứng phức tạp.

Thành tích lâu dài trong lịch sử qua việc chữa trị dùng lá bắp cải, với nhiều bệnh khác nhau, từ những thương tích đơn giản đến  phức tạp, đau thấp khớp, đau dây thần kinh mặt, nhức  đầu, loét chân, bệnh than (anthrax), và nhiều bệnh khác. Bắp cải tươi sống trong món salad, nước ép, hoặc hấp, đều có các đặc tính trội vượt hẳn cho rất nhiều loại bệnh khác nhau.

Hippocrates đặc biệt ưa chuộng rau bắp cải. Khi bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, ông liền cho toa ăn một đĩa rau bắp cải luộc với muối.

Erasistratus dùng bắp cải như phương thuốc hiệu năng để chữa bệnh tê liệt.

Pythagoras, và triết học gia khác, viết sách, trong đó họ đề cao các tính chất tuyệt vời của bắp cải.

Cato cho rằng bắp cải chữa trị mọi bệnh; và ông sử dụng nó như là một thuốc chữa bách bệnh để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh dịch. Cato cho biết thêm rằng người La Mã suốt trong 600 năm dùng bắp cải mà không cần đến sự trợ giúp nào của thầy thuốc.

Người La Mã dùng bắp cải để chữa nhiều bệnh nội thương lẫn ngoại thương khác nhau như thuốc xổ, thưốc khử trùng, thuốc đắp. Lính La Mã đắp bắp cải lên vết thương của họ.

Rembert Dodens, bác sĩ Hà Lan thời Maximilian II, và Rudolph, năm 1557 đã viết trong quyển ‘History of Plants – Lịch sử các loài thực vật’ như sau: 

“Nước ép bắp cải làm mềm bụng và giúp dễ xổ. Nó làm sạch và chữa trị những vết loét cũ. Nước ép bắp cải trộn với mật ong là xi-rô chữa khàn giọng và ho. Lá, khi luộc sơ tái chín đắp trên các vết loét mãn tính (chronic ulcers)làm dịu và chữa lành chúngvà hỗ trợ trong việc làm tan bướu và làm lành các vết thương.

Các bác si ngành Y ở Paris đã viết vào năm 1829 (Universal Dictionary of Materia Medica): “Bắp cải là một trong các thứ mua dùng có giá trị qúy báu nhất của con người. Nó chống lại bệnh còi do thiếu vitamin C (scurvy), nó ngăn chặn bệnh gút, các lá non mềm được đắp lên các vết thương và hạt trị giun sán.

Một bác sĩ trong những năm của thế kỷ XIX đã phòng ngừa cho ông và gia đình qua nhiều năm chống lại các bệnh dịch mùa đông nhờ ăn rau bắp cải luộc hàng ngày.  Ông đề nghị cách chữa cảm lạnh và viêm thanh quản như sau: 500 g nước ép bắp cải tím, 3 g nghệ, 250 g mật ong và đường, tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần.

Tiến sĩ Blanc viết: “Bắp cải là liệu pháp chữa trị cho người nghèo, không gì đơn giản hơn bắp cải. Dùng đắp bên ngoài rất dễ, hiệu qủa nhanh chóng và không có hại. Người ta có thể thấy ngay được tận mắt. Các lợi ích rất nhiều, và tôi thách bất cứ ai tìm ra một lý do nào chính đáng cho việc không nên dùng bắp cải trong trị liệu.”

Việc chuẩn bị bắp cải như sau:

Rửa lá hoặc ngâm vài phút trong nước được vắt vào một lát chanh. Lau khô, dùng dao hay kéo cắt bỏ phần sườn cứng ở giữa.

Nếu muốn đắp lên vết loét hay vết thương nhạy cảm: dùng cái chày hay chai nước lăn tròn trên lá cho lá dập ra, nước bắp cải sẽ chảy ra trên mặt, sẵn sàng để đắp. Một, hai hay ba lần đắp tùy theo tình trạng vết thương. Lấy miếng vải dầy phủ lên trên và tiếp tục việc đắp trong vài gìơ, thường là cả đêm, hay suốt ngày nếu đau nhức làm cho không ngủ được.

Nếu vết loét sưng và ngứa, ngâm lá bắp cải trong dầu dừa, (hay dầu oliu, dầu mè) 30 phút. Việc này sẽ làm dịu mô viêm cũng như chống nhiễm trùng và hỗ trợ việc chữa lành.

Khi đắp lá bắp cải trên vết thương nhiễm trùng, ung loét, hay nấm eczema rỉ nước nhớ đắp các lớp chồng lên nhau như lợp mái nhà để có chỗ cho máu mủ, chất lỏng chảy ra giữa các lớp. 

Khi điều trị đau lưng, đau khớp, hoặc các bệnh khác nhau do dây thần kinh hoặc bàng quang, thuốc đắp lá bắp cải giúp thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc đắp được chuẩn bị như saunấu sôi rồi hạ lửa nhỏ xuống 20 phút 2-4 lá bắp cải với 2 lát hành tây và 3-4 nắm cám gạo mì với 1 chút nước. Khi nước cạn, cho vào gạc băng và đắp nóng trong 1-2 giờ, hay cả đêm. (Không bao giờ đắp nóng lên vùng bụng đau nhức). Chỉ có bác sĩ mới chần đoán chính xác nguyên nhân của chứng đau bụng này, và đắp nóng lên vùng viêm ruột thừa hay nhiễm trùng buồng trứng có thể có hại).

Bác sĩ Garnett-Cheney, giáo sư tại Trường Y khoa Stanford, xuất bản một báo cáo liên quan đến việc sử dụng nước ép bắp cải trong điều trị loét dạ dày. Trong 65 trường hợp được báo cáo, có  62 trường hợp được chữa khỏi vào cuối tuần thứ ba. Bắp cải được dùng để chữa bệnh thiếu máu của động vật thí nghiệm gây ra bởi một chế độ ăn uống chỉ dùng sữa.

Trong nghiên cứu tại Đại học Texas. Tiến sĩ W. Shive chiết xuất từ bắp cải một chất mà ông gọi là Glutamine, hữu ích trong việc điều trị chứng nghiện rượu và loét dạ dày.
 
Bắp cải có giá trị vô vàn đối với phụ nữ mang thai, cho bệnh nhân thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, bị ký sinh trùng đường ruột, có sạn, và viêm khớp.

Chúng tôi liệt kê một số bệnh mà bắp cải được sử dụng để chữa trị:

Mụn trứng cá : Thoa lên mụn nước ép bắp cải trước nếu muốn, rồi đắp lá bắp cải. Ăn bắp cải hay uống nước ép cũng hữu hiệu.

Nghiện rượu: Ăn bắp cải, hấp chín hoặc ăn sống và uống nước ép bắp cải.

Thiếu máu: Uống một hoặc hai ly nước ép bắp cải mỗi ngày.

Phỏng: Đắp lá bắp cải nghiền trên vùng bị phỏng để giảm đau và gia tăng việc chữa lành.

Xơ gan: Uống nước ép bắp cải và ăn bắp cải sống hoặc hấp chín.

Viêm đại tràng: Đáp 3 hoặc 4 lớp lá bắp cải trên bụng mỗi buổi tối băng lại để không rớt qua đêm. Đồng thời uống nước ép giữa các bữa ăn.

Táo bón: Uống vài ly nước luộc bắp cải mỗi ngày.

Tiêu chảy: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng ban ngày, đắp tiếp lớp mới băn đêm và uống nước bắp cải luộc.

Nhức đầu: Đắp lá bắp cải lên trán và sau gáy, để qua đêm. Đáp trên vùng gan cũng có thể là cần thiết.

Côn trùng cắn: Xoa một lá bắp cải nghiền trên vết cắn.

Bệnh thận: Đắp lá bắp cải trên vùng thận suốt đêm và vài giờ trong ngày.

Đau bụng kinh nguyệt: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng dưới trong vài giờ.

Bong gân: Buộc 3-4 lá bắp cải dầy chung quang vùng bị bong gân, để suốt đêm.

Lần tới khi bạn thấy cây bắp cải tầm thường, hãy nhớ rằng nhiều người qua nhiều thế kỷ đã dùng nó để được chữa lành nhiều loại bệnh thể lý.  

GHI CHÚ:

Bắp cải nếu làm dưa chua không gây bướu cổ, trái lại nó nuôi dưỡng tuyến giáp trạng. Nó giàu vitamin và chất khoáng cần thiết cho tuyến giáp. Thay vì ăn sống nếu làm dưa rau cải sẽ giúp tiêu hóa các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn làm tăng chất dinh dưỡng lên gấp trăm lần. Nấu chín rau bắp cải cũng loại trừ các tác nhân ảnh hưởng đến tuyến giáp.♦


5. BẮP CẢI CHUA

Sau một lúc do dự, tôi bắt đầu uống nước bắp cải chua. Không ngờ nó lại ngon miệng và là thực phẩm đầy chất dinh dưỡng.  Vitamin U có trong nước  bắp cải chua  có các tính chất chữa lành mạnh mẽ.

Những lý do để qúy chuộng nước  bắp cải chua:

  • Phòng ngừa ung thư
  • Hữu hiệu để chống lại nấm Candida Albicans
  • Hữu hiệu trong việc chữa lành các ung loét
  • Kháng viêm, kháng khuẩn và kháng nấm
  • Bắp cải có nguồn vitamin C hảo hạng. Nó cũng có nhiều glutamine, có tính kháng viêm.
  • Là nguồn indole-3-carbinol, hay I3C, được chuyển hóa thành DIM trong đường ruột, là chất kháng oxy hóa mạnh mẽ hỗ trợ gan tẩy độc .
  • Cung cấp hàng tỉ vi khuẩn có lợi, enzymes, vitamins và chất khoáng do vi khuẩn có lợi sản xuất ra.
  • Dễ tiêu hóa. Người có bệnh đường ruột nặng có thể tiêu hóa nước  bắp cải chua.

Cách làm nước  bắp cải chua

Thành phần:

  • 3  chén bắp cải xanh, xắt lát
  • 2 chén nước cất hay nước lọc (để nước không còn chất chlorine, nấu sôi trong 30 phút rồi để nguội một ngày)
  • một chút muối biển (tùy ý)

Hướng dẫn thực hành:

  1. Cho bắp cải vào máy quay sinh tố
  2. Đổ vào 2 chén nước
  3. Xay ở tốc độ chậm trước, rồi nhanh trong 10 giây hay ngắn hơn
  4. Cho tất cả vào lọ sao cho dưới miệng lọ ít nhất 2 cm
  5. Đậy nắp kín lại
  6. Sau 3 ngày lọc lấy nước trong rồi cất vào tủ lạnh
  7. Khi uống gần hết hay ngay sau khi được mẻ đầu tiên, làm mẻ thứ hai dùng nửa chén nước bắp cải chua làm men. Lần này chỉ cần 24 tiếng là hoàn thành. Cất vào tủ lạnh.

Uống nửa chén nước bắp cải chua có pha thêm nửa chén nước lọc, 2-3 lần mỗi ngày và bạn sẽ nhận ra hiệu năng chữa lành của nước bắp cải chua đầy vitamin này.

Như những loại thực phẩm lên men khác, bắt đầu với một lượng nhỏ, rồi tăng dần lên lượng bạn ưa thích. Có thể bắt đầu với một muỗng canh mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa. Thêm 1-2 muỗng canh nước bắp cải chua vào canh lúc để nguội, sẽ thêm dồi dào chất dinh dưỡng và thêm ngon.

GHI CHÚ:

Bắp cải nếu làm dưa chua không gây bướu cổ, trái lại nó nuôi dưỡng tuyến giáp trạng. Nó giàu vitamin và chất khoáng cần thiết cho tuyến giáp. Thay vì ăn sống nếu làm dưa rau cải sẽ giúp tiêu hóa các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn làm tăng chất dinh dưỡng lên gấp trăm lần. Nấu chín rau bắp cải cũng loại trừ các tác nhân ảnh hưởng đến tuyến giáp.

 


DƯA BẮP CẢI

Dưa bắp cải (sauerkraut) là món ăn truyền thống trên toàn thế giới. Nó có sẵn trong các cửa hàng tạp hóa, nhưng không may, hầu hết không còn được thực hiện theo cách truyền thống. Thông thường, cửa hàng mua dưa bắp cải ngâm trong giấm và đường, có chất bảo quản. Trong khi có một số công ty làm theo cách truyền thống, họ vẫn phải dùng nhiệt để diệt trùng. Việc này tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Điều chính yếu của thực phẩm lên men là chất sống! Chúng ta nên ăn những thức ăn có chất sống. Làm dưa bắp cải rất dễ.

Bắp cải sẽ được ngập tràn bởi vi khuẩn tốt, do đó bạn không cần phải dùng men. Nếu bạn không dùng men, bạn chỉ cần dùng chút muối để bảo quản bắp cải cho đến khi vi khuẩn tốt đầy tràn. Cách nào cũng tốt cả. Nhiều người thích hương vị của bắp cải với chút ít muối hơn. Bạn có thể thêm các loại rau khác băm nhỏ như cà rốt, rau răm để thêm hương vị.

Đây là một công thức cơ bản đơn giản cho bất cứ lau dưa muối rau cải nào.

Ăn một phần nhỏ dưa cải trong mỗi bữa ăn để được cung cấp các enzymes cũng như vi khuẩn tốt.

Cách làm dưa bắp cải:

Thành phần
• 1 bắp cải nhỏ hữu cơ
• 2 củ cà rốt hữu cơ trung bình
• khoảng 1 muỗng ăn cơm muối biển sao cho nếm nước muối vừa miệng
• nước cất hoặc nước lọc

Dụng cụ:
• Lọ thủy tinh 1 lít và nắp
• Dao bào hoặc dao

Hướng dẫn
1. Bào bắp cải

2. Lấy một nắm bắp cải cho vào lọ, dùng muỗng nhấn xuống mạnh cho nước bắp cải chẩy ra

3. Rắc một chút muối trên mỗi lớp bắt cải

4. Cho thêm nắm bắp cải khác rồi tiếp tục lập lại trình tự này cho đầy lọ

5. Cho nước vào bình sao cho mực nước trên mặt bắp cải 1-2 cm

6. Chừa một khoảng trống ít nhất 2cm từ miệng lọ

7. Đậy kén nắp lại

8. Nếu bạn dùng men, dưa bắp cải sẵn dàng để dùng trong 7 ngày (bạn có thể để bên ngoài lâu hơn)

9. Nếu bạn dùng muối, cần 14 ngày để lên men (bạn có thể để bên ngoài lâu hơn tùy theo độ chua bạn thích)

10. Cho vào tủ lạnh sẽ giữ được thời gian dài.

Thay đổi mùi vị:

Thêm tỏi, táo cắt miếng, thảo dược, v.v. để có hương vị thay đổi khác nhau.

Chú ý:

• Nếu bắp cải nổi lên trên măt nước, ấn nó xuống cho chìm dưới mặt nước. Kiểm tra bình mỗi ngày.

• Nếu bạn thấy lớp màng trắng phát triển trên mặt bắp cải, không phải lo lắng. Nó không bị hư. Vớt lớp trắng này ra. Thêm nước và ấn bắp cải xuống dưới mặt nước lần nữa.  

• Với bất kỳ thực phẩm lên men nào, nếu có mùi hôi, bỏ nó đi.

Bấm để xem cách làm dưa bắp cải:

http://realfoodforager.com/videorecipe-homemade-sauerkraut/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét