Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2024

Đạo Lộ Trung Dung - Đạo Lộ Dẫn Dắt Đến Níp Bàn


ĐẠO LỘ TRUNG DUNG

1. Chính Kiến

Kiến Giải Chân Chính 

- Tri thức về chân lý của sự khổ đau (Khổ Đế);

Tri thức về chân lý của nguyên nhân sự khổ đau (Tập Đế);

Tri thức về chân lý của việc chấm dứt khổ đau (Diệt Đế);

Tri thức về Đạo Lộ dắt dẫn đưa đến việc chấm dứt sự khổ đau (Đạo Đế).

Như vậy đó là tứ phần Tri Thức.

2. Chính Tư Duy

Suy nghĩ chân chính, ba thể loại suy nghĩ đó là: Suy nghĩ về việc giải thoát bản thân khỏi các pháp uế nhiễm dục trần (Phiền Não Dục) và các đối tượng dục trần (Vật Dục), ly tham dục như đã được giải thích trong phần nói về Ly Dục Ba La Mật, Pháp Toàn Thiện về Ly Dục; Suy nghĩ bất hủy hoại tha nhân (Ly Sân Hận); và suy nghĩ bất hãm hại tha nhân (Ly Oán Độc).

3. Chính Ngữ

Lời nói chân chính - kiểm thúc về Tứ Ác Ngữ: Vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, hồ ngôn loạn ngữ.

4. Chính Nghiệp

Hành động chân chính - Kiểm thúc về Tam Ác Hạnh: Sát mạng, thâu đạo, tính dục tà hạnh.

5. Chính Mạng

Nuôi mạng chân chính - Việc sinh kế mà bất câu hành Thất Ác Nghiệp: Tam thân Ác Hạnh và Tứ Ngữ Ác Hạnh.

6. Chính Tinh Tấn

Nỗ lực chân chính - Nỗ lực để không cho phát sinh Pháp vô tịnh hảo mà vẫn chưa có được hiện bày, nỗ lực để đoạn tận Pháp vô tịnh hảo mà đã có hiện bày, nỗ lực để cho phát sinh Pháp tịnh hảo mà vẫn chưa có được hiện bày, và nỗ lực để phát triển Pháp tịnh hảo mà đã có được hiện bày.

7. Chính Niệm

Chú Niệm Chân Chính - Chú niệm để tỉnh giác về cơ thể của mình, về các cảm xúc của mình, về tâm ý thức của mình và về các Pháp chướng ngại tinh thần (Ngũ Triền Cái), .v.v.

8. Chính Định

Định Thức Chân Chính - Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.

Tám thành phần này không đồng khởi sinh cùng một lúc trong lĩnh vực thuộc về thế tục (Hiệp Thế), chúng chỉ đồng câu sinh với nhau tới mức độ khả thi. Tuy nhiên, khi chúng đến lĩnh vực thuộc siêu phàm (Siêu Thế), thì tất cả tám thành phần này đồng câu sinh. Tám thành phần này chỉ đồng câu sinh ở ngay khoảnh khắc (sát na) của việc thành đạt Đạo Lộ Siêu Phàm (Đạo Siêu Thế) được gọi chung lại là Chân Lý Thánh Nhân về Đạo Lộ mà dắt dẫn đến Việc Chấm Dứt của Sự Khổ Đau có ý nghĩa là nhóm tám yếu tố được bắt đầu với Kiến Giải Chân Chánh (Chánh Kiến) mà đồng khởi sinh một cách toàn bộ và cùng một lúc. Đạo Lộ mà được bao gồm cùng với Quả Vị và Níp Bàn trong sự kết hợp của các hiện tượng thuộc siêu phàm (Siêu Thế) đã đại diện cho tất cả tám thành phần mà hình thành Chân Lý Thánh Nhân về Đạo Lộ (Đạo Thánh Đế).




Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Các Pháp Toàn Thiện *************


CÁC PHÁP TOÀN THIỆN

Xả Thí Trì Giới và Ly Dục

Trí Tuệ Tinh Tấn là thứ năm

Nhẫn Nại Chân Thật Chí Nguyện

Từ Ái và Hành Xả

Tất cả những pháp này làm thành mười Pháp Toàn Thiện


1. Pháp Toàn Thiện về Xả Thí

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Xả Thí và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp ấy.

- Khi một bình đựng đầy chất lỏng đã bị lật úp, cũng như thế, bạn nên xả thí đến tất cả, chúng sanh có thể là hạng thấp, hạng trung hoặc hạng thượng đẳng và chẳng giữ lại một vật gì với bạn.

2. Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh

Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh.

- Loài bò Tây Tạng dám liều thân mạng để bảo vệ cái đuôi có sự cố bị vướng kẹt vào một vật gì thì bò thà chịu mạng vong hơn là làm hỏng cái đuôi trong khi nỗ lực để tháo nó ra, cũng như thế, bạn nên gìn giữ Đức Hạnh ở trong Tứ Thanh Tịnh Giới đó là:

(1) Biệt Biệt Giải Thoát Giới

Thúc liễm thân tâm do nương vào Cụ Túc Giới, Cụ Túc Giới là tên gọi bộ sưu tập về những điều học giới cho các thành viên của Tăng Đoàn.

(2) Thu Thúc Lục Căn

Thúc liễm trong việc kiểm soát các căn.

(3) Thọ Mạng Thanh Tịnh

Thanh tịnh trong việc mưu sinh.

(4) Quán Tưởng Tứ Sự

Nhận thức được bản chất trong việc thọ những vật dụng của một vị Tỳ Khưu.

3. Pháp Toàn Thiện về Xuất Ly

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Xuất Ly và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Xuất Ly.

- Tự nhắc nhở như sau: "Một người đã bị giam cầm trong một thời gian dài và luôn thọ lãnh khổ đau bởi sự tra tấn đòn roi, chỉ trông vào một cơ hội để được thoát ra, cũng như thế, bạn hãy nên coi tât cả các kiếp sống ở trong các cõi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới như là ngục tù và hãy nhìn về sự Xuất Ly để thoát ra khỏi tất cả những kiếp sống này".

4. Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ.

- Tự nhắc nhở như sau: "Trên đường trì bình khất thực từ nhà này đến nhà kia, một vị Tỳ Khưu thọ nhận vừa đủ vật thực từ những chúng sanh có thể là hạng thấp, hạng trung, hạng thượng đẳng, cũng như thế, bạn nên luôn luôn tiếp cận với tất cả những bậc đa văn hữu học, bất kể về chiều sâu học vấn của họ và vấn hỏi họ về những sự kiện và ý nghĩa của tất cả những sự việc nên được biết đến, bằng cách nêu lên những câu hỏi sau:

+ Thưa Ngài, cái chi là Phúc Thiện?

+ Cái chi là Phi Phúc Thiện?

+ Cái chi là xấu xa tội lỗi?

+ Cái chi là tốt đẹp Tịnh Hảo? .v.v.

Bạn phải thực hiện như thế để trở nên thuần thục trong việc hoàn thiện viên mãn Pháp Toàn Thiện về Trí Tuệ.

5. Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn và phải nổ lực để trở nên thuần thục trong việc hoàn thành viên mãn về Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn.

- Tự nhắc nhở như sau: "Thu mình lại, đứng lên và bước đi, con Sư Tử chúa tể của muôn loài thú đã sở hữu nguồn năng lực không hề suy giảm trong những tư thế của việc thu mình lại, việc đứng lên và bước đi luôn luôn cảnh giác, cũng như thế, bạn phải nên thường xuyên khơi dậy nguồn năng lực của mình trong tất cả các kiếp sống của bạn, khi bạn đã thuần thục trong việc hoàn thành viễn mãn Pháp Toàn Thiện về Tinh Tấn thì bạn sẽ chứng đắc được tuệ tri về Đạo và Quả.

6. Pháp Toàn Thiện về Nhẫn Nại

- Phải nên luôn an trú kiên định vào Pháp Toàn Thiện về Nhẫn Nại chẳng chút lay động, như là đôi khi có long khoan dung và ở những thời điểm khác thì lại không có, như có sự Nhẫn Nại với một vài người và với những người khác thì lại không có.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Quả địa cầu to lớn này chẳng hiện bày một dấu hiệu nào về sự thương yêu hoặc sự oán hận đối với tất cả những đồ vật đã vứt bỏ lên trên nó, mà trái lại nó hứng chịu tất cả những đồ vật đã vứt bỏ lên trên nó cho dù chúng là sạch sẽ và tốt đẹp hoặc là ô uế bẩn thiểu, cũng như thế, bạn phải kiên nhẫn chịu đựng với tất cả sự việc mà người đã đối xử với bạn, nó có thể là trong danh dự tôn kính hoặc là trong sự bất kính miệt thị.

7. Pháp Toàn Thiện về Chân Thật

- Phải thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Chân Thật là chỉ nên nói những lời chân thật và không nói lời bóng gió khó hiểu, như là đôi khi có sự chân thật và ở những thời điểm khác lại không có chân thật, như có sự chân thật với một vài người và lại không có chân thật với những người khác.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Sao Mai được phục vụ như một ánh sáng dẫn đường giữ cho ổn định về sự vận hành của nó, không bao giờ sai lệch khỏi sự vận hành, bất kể mùa màng, cho dù đó là mưa, lạnh, nóng ... cũng như thế, bạn không nên đi lệch khỏi con đường chân thật (chân đạo) con đường bao gồm 8 lãnh vực đó là:

+ Điều gì bạn được thấy

+ Điều gì bạn được nghe

+ Điều gì bạn cảm giác

+ Điều gì bạn được hiểu biết

+ Điều gì bạn không được nhìn thấy

+ Điều gì bạn không được nghe

+ Điều gì bạn không được cảm giác

+ Điều gì bạn không được hiểu biết

Nói bạn nhìn thấy với điều được nhìn thấy, nghe với điều bạn được nghe, cảm giác với điều bạn được cảm giác, hiểu biết với điều bạn được hiểu biết, một cách tương ứng, nói bạn không nhìn thấy với những điều bạn không được nhìn thấy, không nghe với điều bạn không được nghe, không cảm giác với điều bạn không được cảm giác, không hiểu biết với điều bạn không được hiểu biết.

Bạn đứng trên con đường Chân Thật (chân đạo) chỉ khi nào bạn nói điều bạn nhìn thấy, điều mà bạn được nhìn thấy với đôi mắt của mình trong trường hợp của thị giác, chỉ khi nào bạn nói điều bạn nghe với đôi tai của mình trong trường hợp của thính giác, chỉ khi nào bạn nói điều bạn cảm giác với mũi, lưỡi và xác thân của mình trong trường hợp của cảm giác, chỉ khi nào bạn nói điều bạn biết điều mà bạn được biết với tâm thức của mình trong trường hợp của kiến thức, và cũng rất dễ nhận biết trong trường hợp của việc không nhìn thấy, việc không nghe, việc không cảm giác và việc không hiểu biết. Như thế ngôn từ được đặt trên con đường Chân Thật thì được cho là Thánh Ngôn (ngôn ngữ của bậc Thánh Nhân) ý nói đến Đức Phật.

8. Pháp Toàn Thiện về Chí Nguyện

- Phải nên thường an trú vào Pháp Toàn Thiện về Chí Nguyện.

- Tự nhắc nhở như sau: "Một ngọn núi đá to lớn vẫn đứng vững vàng trong một khối kiên cố và không bị lay chuyển bởi bảo táp cuồn phong, trái lại nó vẫn kiên cường hiện hữu ở vị trí của nó, cũng như thế, bạn phải kiên quyết và mãi miết thực hiện những thiện công đức mà bạn đã quyết định phải làm.

Sự chú nguyện đó có ý nghĩa là sự quyết tâm để suy kiến những việc xảy ra theo đường lối mà bạn ưa thích một khi bạn đã quyết tâm 'Tôi sẽ làm việc này việc nọ, và tôi sẽ làm cho nó hiện bày theo phương cách này' .v.v.

9. Pháp Toàn Thiện về Từ Ái

- Bạn phải nên thường luôn an trú vào Pháp Toàn Thiện về Từ Ái, và phải nổ lực để trau giồi và tu tập Thiền Từ Ái (Từ Ái tu tập) trong một trạng thái tuyệt đối.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Nước đượm nhuần sự mát mẻ với tất cả mọi người đang tắm, đạo đức và ty liệt cũng tương tự và làm cho chúng trong sạch khỏi sự ô nhiễm và uế trược, cũng như thế, bạn nên phát triễn thiện chí một cách đồng đẳng đến với những ai mong cầu về sự phúc lợi của bạn và đến cả những ai không mong cầu.

10. Pháp Toàn Thiện về Hành Xả

- Một đôi đĩa cân vẫn đứng yên giữ được cân bằng bởi những trọng lượng bằng nhau mà chẳng nghiêng nặng về một phía này hoặc về phía kia, cũng như thế, nếu bạn vẫn giữ tâm một cách điềm tĩnh khi đối diện với sự hạnh phúc hoặc khổ đau.

- Tự nhắc nhở lấy mình: "Quả địa cầu to lớn này chẳng hiện bày một dấu hiệu nào về sự thương yêu hoặc sự oán hận đối với tất cả những độ vật đã vứt bỏ lên nó, cho dù chúng là sạch sẽ hay bẩn thiểu, cung như thế, bạn phải luôn giữ điềm tĩnh thản nhiên ở trong tâm không bị tác động bởi thương yêu hoặc là oán giận.

Ngài Sumedha trong tập Biên niên sử Chư Phật.

--------o0o-------

Sau đó, Ngài đã xem xét kỹ lưỡng những Pháp Toàn Thiện theo trình tự hướng tới trước: Xả Thí, Đức Hạnh (Trì giới), Xuất ly (Ly dục), Trí Tuệ, Tinh Tấn, Nhẫn Nại, Chân Thật, Chí Nguyện, Từ Ái và Hành Xả. 

Và rồi Ngài đã xem xét kỹ lưỡng theo trình tự ngược lại: Hành Xả, Từ Ái, Chí Nguyện, Chân Thật, Nhẫn Nại, Tinh Tấn, Trí Tuệ, Xuất Ly, Đực Hạnh và Xả Thí.

Sau đó Ngài xem xét kỹ lưỡng những Pháp này theo mỗi nhóm với hai Pháp và bắt đầu với hai Pháp ở giữa: Tinh Tấn, Nhẫn Nại; Trí Tuệ, Chân Thật; Xuất Ly, Chí Nguyện; Đức Hạnh, Từ Ái; Xả Thí, Hành Xả.

Ngài lại xem xét kỹ lưỡng những Pháp này lần nửa và được bắt đầu ở cuối 2 đầu: Xả Thí, Hành Xả; Đức Hạnh, Từ Ái; Xuất Ly, Chí Nguyện; Trí Tuệ, Chân Thật; Tinh Tấn, Nhẫn Nại.

Như thế Ngài đã thẩm sát về mười Pháp Toàn Thiện một cách triệt để, ví thể một máy ép dầu xay nghiền những hạt dầu để xuất ra dầu. 



Chú Minh ....update!




















Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Tu tiến Phúc Hành Tông

 


"Nguyện không làm điều ác"

"Nguyện thành tựu các hạnh lành"

"Nguyện giữ gìn tâm ý trong sạch"

TU TIẾN PHÚC HÀNH TÔNG

Tu tiến là sự tu tập, hành thiền, giữ giới. Là trau giồi để có sự ghi nhớ, tỉnh giác và chánh niệm, luôn luôn biết được thân và tâm trong mọi tạo tác hay hành động. Sự trau giồi này tạo cho bạn có một năng lực để điều phục, thúc liễm thân tâm, chế ngự tham, sân và si. Từ đó có những lời nói, hành động và ý nghĩ thiện đưa đến quả an vui trong cuộc sống.

Cần Như Ý Túc

- Việc thiện nào đã làm thì nên làm tăng trưởng.

- Việc thiện nào chưa sinh thì nên làm cho phát sinh.

- Việc bất thiện nào đã làm thì nên diệt bỏ.

- Việc bất thiện nào chưa làm thì đừng làm cho phát sinh.

Đây cũng là những điều cho ta tu tập trong sự tỉnh giác và chánh niệm.

Trong cuộc sống hằng ngày thực tập chú tâm và ghi nhớ trong mỗi hành động việc làm của mình. Có chú tâm, có tác ý và bớt đi những việc làm máy móc theo thói quen không có suy nghĩ. Thực hành tỉnh thức bằng cách ghi nhận rõ ràng (Chánh Niệm) và để tâm chú ý (Chánh Định) trong mọi công việc làm của chúng ta dù nhỏ hay lớn.

Ví dụ: Khi chúng ta vừa ăn cơm vừa đọc báo, xem truyền hình hay điện thoại cùng một lúc, cơm thì đưa vào miệng và nhai theo thói quen mà mắt và tâm thức thì để vào tờ báo, truyền hình hay điện thoại. Một điều nữa là vì quá tham nên chúng ta muốn làm được thật nhiều việc trong 24 tiếng đồng hồ chứ không chịu bỏ bớt chuyện gì, vì thế trong cùng một lúc chúng ta làm hai hay ba việc, như vậy thì chúng ta không có sự ghi nhận và chú tâm trọn vẹn rõ ràng vào việc ăn cơm.

Nên cần nhìn lại vấn đề trên để thực tập ghi nhận, tỉnh thức, sống tỉnh giác và chánh niệm.

Thường xuyên tập luyện như thế trong khi hành thiền và mọi sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày thì được một sự tỉnh giác, chánh niệm, nhận thấy rõ những tâm ý thiện hay bất thiện sanh khởi. Nếu thấy được tâm ý thiện hay bất thiện khởi lên thì sẽ biết cách ứng phó, để tạo hành động thiện và ngăn ngừa hành động bất thiện.

Đây là những phương pháp khởi đầu, mới làm quen với cách Tu Tiến, hành thiền và mới đi vào cuộc sống tâm linh. Thiền có tầng bậc khác nhau cũng như tu tập điều có từng giai đoạn, từng thời điểm và tùy theo chí nguyện của mỗi người. Chắc chắn chí nguyện của mỗi người điều khác nhau cho nên sự tu tập thường xuyên hay chểnh mãng cũng khác nhau.



THỰC HÀNH (Giai đoạn bắt đầu)

Mỗi ngày nên dành khoản 15 phút thực tập an tịnh thân tâm và tập sống tỉnh thức.

A. NGHI THỨC:

Đãnh Lễ Phật (3 lễ)

- Lễ thứ nhất, với hết lòng thành kính, con trí kính lễ Ân Đức của Ngài, tri ân Bậc Đạo Sư đã giác ngộ giải thoát.

Lễ thứ hai, với hết lòng thành kính, con trí kính lễ Ân Đức của Ngài, tri ân Bậc Đạo Sư đã chỉ ra con đường giác ngộ giải thoát cho chúng con.

- Lễ thứ ba, với hết lòng thành kính, con trí kính lễ Ân Đức của Ngài, và nguyện gieo nhân đến Đạo Quả Níp Bàn.

Thọ Tam Quy

- Con nguyện quy y Phật

- Con nguyện quy y Pháp

- Con nguyện quy y Tăng (3 lần)

Thọ Ngũ Giới

- Con xin vân giữ điều học và cố ý tránh xa sự Sát Sanh

- Con xin vân giữ điều học và cố ý tránh xa sự Trộm Cắp

- Con xin vân giữ điều học và cố ý tránh xa sự Hành Dâm

- Con xin vân giữ điều học và cố ý tránh xa sự Nói Dối

- Con xin vân giữ điều học và cố ý tránh xa sự Dễ duôi, uống rượu và các chất say.

Rải Tâm Từ

- Mong cho tôi được an vui và tất cả chúng sanh cũng được như tôi.

Niệm Sự Chết

- Tất cả chúng sanh đều có sự chết là nơi cuối cùng và tôi cũng vậy.

B. HÀNH THIỀN:

Khi thực hành an tịnh thân, tâm, bạn ngồi tỉnh lặng, chú Tâm vào hơi thở. Chú tâm theo dõi hơi thở vào , hơi thở ra. Nếu hơi thở nặng thì biết và ghi nhận là hơi thở nặng. Nếu hơi thở nhẹ thì biết và ghi nhận là hơi thở nhẹ. Khi có những ý nghĩ nào sanh lên thì nhận biết, nhưng không chạy theo, mà quay về ghi nhớ và chú tâm vào hơi thở. Khi không nhận biết được ý nghĩ xen vào thì sẽ bị những dòng ý nghĩ sinh khởi kéo Tâm đi từ những ý nghĩ này đến những ý nghĩ khác, liên tục và không ngừng nghĩ, như thế là đã mất sự chú tâm và ghi nhớ đến hơi thở vào, và hơi thở ra. 

C. HỒI HƯỚNG:

"Phước quý báu mà con đã trong sạch làm đây, nguyện làm nhân đến đạo quả Níp Bàn"

"Nguyện xin hồi hướng đến chư thiên, vua trời đế thích, các ngài tứ đại thiên vương, chư thiên ở khắp mọi phương trời, nhất là chư thiên ở trong nhà chúng con, xin chư thiên hoan hỷ, hoan hỷ, hoan hỷ với quả phước báu này, được tăng phước tăng thọ trong các cõi trời mà các ngài đang trú ngụ"

"Nguyện xin hồi hướng quả phước báu này đến cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ đã quá vãng, đặng hay biết mà hưởng cảnh quả phước như ý nguyện, nếu sống trong cảnh khổ xin được thoát khổ, nếu được trong cảnh an nhàn thì được tăng phước tăng thọ"

"Nguyện xin chia quả phước báu này đến thân bằng quyến thuộc, ông bà, cha mẹ còn đang tại tiền, xin được tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thân tâm được an lạc, và đặng hưởng cảnh quả phước như nguyện"

"Nguyện xin hồi hướng quả phước báu này đến chư diêm vương, đến tất cả chúng sanh trong ba giới, bốn loài và cho con sớm mau đặng hưởng cảnh quả phước như ý nguyện mong cầu đều nhau cả thảy".


Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023

Nói gì với người sắp mất

 


NÓI GÌ VỚI NGƯỜI SẮP MẤT - (BÀI KINH CẦU SIÊU).

CÁCH TỐT NHẤT LÀ GIÚP NHAU SỐNG THANH THẢN, GIÚP NHAU CHẾT BUÔNG BỎ.
Một trong pháp CẦU SIÊU hay nhất của Phật Giáo nguyên thủy, do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày ra.
Ngài dạy cho mình, rất tiếc ngày nay, tôi không hề được nghe ở những buổi Cầu Siêu. Mặc dầu Đức Phật không bao giờ Ngài chủ trương Cầu Siêu, nhưng mà thật ra Ngài có hướng dẫn người ta Cầu Siêu rất hay.
Mà tôi rất thấy làm lạ :
- Phật tử Việt Nam không hề biết đến chuyện đó.
● Ngài có một người bà con là người Chú họ đến hỏi Ngài :
- Bạch Thế Tôn, nếu mà phải chăm sóc một người thân lúc sắp chết thì chúng con phải làm gì cho đúng tinh thần của một Phật tử, tinh thần Chánh Pháp ...?
Đức Phật dạy hãy đến bên Cha Mẹ, người thân và nói thế này :
- Việc nhà đã có người lo.
Chết không phải là kết thúc mà nó là sự bắt đầu.
Cái tấm thân này chỉ là một chén đất đã mẻ, cũ.
Người có Công Đức, bỏ nó đi để kiếm một cái bát bằng vàng ở chỗ khác.
Nó bây giờ đã già và đã xấu, nó đã đau đớn, nó đã nhăn nheo thế này mà tiếc gì nữa ..!
Tại sao không nghĩ đến một chỗ khác tốt hơn ...?
Cõi nhân loại này mệt mỏi lắm ...!
Hãy nghĩ đến các cõi Trời :
- Ở đó không có đau, không có bệnh, không có hờn giận, không có sợ hãi, không có đấu tranh, không có máu lệ, có điều kiện tu học tốt hơn.
Nhưng hễ còn Tái sanh thì còn Khổ.
Ở cõi nào đi nữa thì cũng có lúc quay về chỗ Khổ nhất.
Cho nên hãy nghĩ đếnTam Tướng, nghĩ đến sự lìa bỏ cái Ngũ Uẩn để đừng có Tái Sanh nữa.
Đừng mong đợi Tái Sanh nữa mà hãy tác ý đến Niết-Bàn.
● Nếu các vị hỏi tôi :
- Hộ Niệm cho Mẹ tôi, tôi phải làm sao ...?
Tôi nói rõ, tôi sẽ hỏi Mẹ tôi trước (nếu Mẹ mê rồi thì thôi không nói) nhưng nếu Mẹ còn tỉnh tôi sẽ hỏi :
- Mẹ muốn nghe gì hay là nằm nghỉ.
- Mẹ giữ Chánh Niệm, thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào.
Đừng nghĩ gì hết, hít sâu, thở chậm, hít sâu, thở chậm ...
Còn nếu Mẹ tôi muốn nghe thì tôi sẽ hỏi thêm :
- Mẹ muốn nghe nói hay là Mẹ muốn nghe Tụng.
Nếu mẹ muốn nghe Tụng thì con sẽ mời quí Sư Tụng, còn Mẹ muốn nghe nói thì Mẹ muốn nghe ai nói.
Nghe con nói hay người khác nói ...?
Nếu Mẹ tôi nói :
- Sư nói đi, thì tôi sẽ nói rất gọn :
- Mẹ do Nghiệp ảo ảnh mà đến đời này, rồi bây giờ cũng do Nghiệp ảo ảnh mà đi.
Đã nói ảo ảnh thì không có gì sợ, không có gì tiếc nhớ.
Mẹ nhớ bây giờ Mẹ bình tỉnh là đi ngon lành nhất, con đường Thiện chỉ dành cho người Tỉnh Thức.
Bây giờ Mẹ nằm nghỉ một chút.
Bàn tay đây Mẹ cầm đi; hít sâu, thở chậm, không có gì sợ hết.
Đang bỏ đồ cũ, đang dọn về nhà mới; lúc nào cũng kế bên để cho Mẹ đi.
Đó là cách mà Hộ Niệm cho người hấp hối rất là tốt.
Mà khổ một nổi là ngày nay mình không nói cho người bệnh hiểu, mà mình khoái tụng cho người bệnh nghe.
Hai cái này khác nhau phải không ...?
Nói cho họ hiểu, nó khác, còn tụng cho họ nghe, nó khác.
Người ta đang ngáp ngáp mà mà lại tụng ê.. a ..Pali không hiểu mà ồn thêm.
Mà tôi còn biết nhiều cái đám, Bố Mẹ đang nằm ngáp ngáp mà con cái bu lại khóc lóc.
Các vị biết, khi mà ra đi trong tiếng khóc của người thân là mình bị hoảng loạn cũng có, mình tiếc thương.
Người ra đi không đành thì không có nên.
Mình biết Đạo không có hành động kỳ cục như vậy.
Mình phải giúp cho họ ra đi thanh thản.
● Cho nên có nhiều cách để chúng ta giúp nhau.
Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau Sống Buông Bỏ và giúp nhau Chết Thanh Thản thoải mái.
Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.



Bức tường và Chiếc cầu

 


BỨC TƯỜNG VÀ CHIẾC CẦU

Do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống mà mỗi chúng sanh sinh ra trong cuộc đời có vô số những thứ rào cản.
Trong lòng mỗi chúng sinh có những bức tường, những chiếc cầu.
Bức tường của anh không giống bức tường của tôi, chiếc cầu của anh không giống chiếc cầu của tôi.
Bức tường = những thứ chặn đứng, nhận thức của mình, thí dụ: quan điểm chính trị, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng,… của tôilà những rào cản thay vì vượt qua rào cản để tôi nghĩ đến & nhìn tới những cái cao hơn xa hơn rộng hơn, đằng này chính những rào cản chính trị, tôn giáo, văn hóa, ..khoa học, có những người bị tù đày trong những quan điểm khoa học.
Mà khoa học mênh mông lắm, học được ba mớ tự cho là thước đo vũ trụ, ngay cả khoa học cũng có thể là rào cản cho nhận thức của mình.
Có nhiều thứ rào cản, có thể là thứ mình thích, mà mình ghét gì cũng là rào cản.
Có người vì lý do nào đó, không thích chùa, thấy không có tóc, thấy ê a là họ ghét, mà trong khi chưa một lần họ ngồi xuông nghe tăng ni nói gì, đọc trang kinh phật coi nói gì. Họ xài chữ rất nặng “ thầy chùa, bà vãi” họ chỉ nghĩ tới đó thôi.
Chính cái ghét đó làm họ không đi xa được.
Cũng có trường hợp do mình thích gì đó làm mình không đi xa được : thích mua sắm, rong chơi, giao tiếp, cắm đầu trong cái thích mình cũng không đi xa được.
Vậy cái thích, cái ghét cũng là rào cản dầu là chính trị, văn hóa, .. .ngay cả khoa học.
Cái cầu cũng chính là những cái thích, ghét. Cái thích đưa mình tới những bến bờ không giống ai, cái ghét cũng là cái cầu bắc sang bờ khác không giống ai.
Trong lòng mỗi người có những bức tường chặn đứng tư duy và những cây cầu đưa chúng ta đến những bến bờ không giống nhau.
Ngay từ bây giờ, trong từng cái mình thích, bản thân nó vừa là bức tường chận đứng nhận thức của mình, mình không leo ra khỏi bức tường đó, nó cũng là cái cầu kết nối mình kết nối mình với bến bờ nào đó, trong cái nhìn.
Cái nghe cũng vậy. Đối với Phật pháp mỗi người đến bằng những bức tường, cây cầu. Đó là tôi nói nhẹ, chứ mình đến với Phật pháp này có nhiều bức tường chận lắm, và có nhiều cây cầu kết nối sang những bến bờ nào đó trong Phật pháp.
Bức tường đó, cây cầu đó, không có gì lạ hết. Nó chính là cái mình thích, ghét, cái mình quan tâm, thứ mình trốn chạy, kiếm tìm. Nó vừa là bức tường vừa là cầu nối.
Tôi nói về Phật pháp nha.
Thích bố thí quá, chỉ coi nặng bố thí, coi thường người không bố thí.
Thích bố thí là tốt nhưng coi thường người không bố thí là bậy, tự mãn với cái hạnh bố thí của mình là bậy.
Giữ giới cũng vậy. Giữ giới là sư ngăn tránh điều ác một cách tự nguyện có ý thức, mình không làm bậy vì hiểu tại sao mình không nên làm, đó mới là giới theo tinh thần Phật pháp, Giới không phải là cái mình coi thường người không giữ giới và cái mình tự mãn sự trong sạch, thanh tịnh của mình.
Lúc bấy giờ giới là bức tường, rào cản, và cũng là cây cầu kết nối mình sang bến bờ không phải là giải thoát.
(Trích bài giảng ĐẠO VÀ ĐỜI
Sư Toại Khanh Giảng Giải)

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

Tử sanh luân hồi miên viễn

 


CHÁNH KIẾN VỀ CUỘC ĐỜI

Dr. Mehm Tin Mon  - TK Pháp Thông dịch 

Nhân và Quả Vòng Tử Sanh Luân Hồi Miên Viễn 

Mười hai yếu tố (mắc xích) tạo thành mười một mối quan hệ nhân quả của Pháp Duyên Sanh có thể sắp thành ba vòng xoay như sau:

(1) Vòng Phiền Não hay Phiền Não Luân: - vô minh, ái, thủ 

(2) Vòng Nghiệp hay Nghiệp Luân: - hành, nghiệp hữu (kamma bhava) 

(3) Vòng Quả hay Quả Luân: - sanh hữu (upapattibhava), thức, danh-sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh, già và chết. 

Phiền não luôn luôn ngủ ngầm trong tâm chúng ta, sẵn sàng thức dậy khi các đối tượng giác quan đập vào các căn môn tương ứng (mắt, tai, mũi, lưỡi, tâm) và cảm thọ lúc đó sẽ sanh. 

Vô Minh (avijjā) là sự không hiểu biết về bản chất thực của các đối tượng giác quan, không hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp, không hiểu biết về Pháp Duyên Sanh và không hiểu biết về Tứ Thánh Đế. 

Ái (Taṇhā) là khát khao dục lạc và các đối tượng giác quan (sắc, thanh,…), do vô minh làm cho các đối tượng giác quan trông có vẻ như thường, lạc, ngã hay có thực chất, và đẹp trong khi các đối tượng ấy thực tế là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh hay đáng nhờm gớm. 

Thủ (upādāna) là sự gắn bó hay chấp chặt vào dục lạc và các đối tượng giác quan. 

Vô minh, ái, thủ vận dụng hết sức mạnh và ảnh hưởng của chúng để làm cho các chúng sanh thực hiện các hành nghiệp nhằm hưởng thụ các dục lạc, như sát sanh, trộm cắp tài sản của người khác, lừa đảo tiền của người khác, hiếp dâm hay tà dâm, uống rượu, chích hút xì-ke ma túy, hay làm những thiện nghiệp khác để mong thọ hưởng những dục lạc cao cấp hơn trên thiên giới. 

Trong khoảng thời gian của một hành động bất thiện hàng tỷ tâm bất thiện kết hợp với những tư bất thiện sanh lên và diệt như những hành nghiệp, để lại hàng tỷ hạt giống nghiệp hay chủng tử nghiệp trong dòng tâm thức. 

Tương tự, trong khoảng thời gian của một hành động bất thiện, như bố thí, trì giới, hành thiền cũng có hàng tỷ tâm thiện kết hợp với những tư thiện sanh lên và diệt như những hành nghiệp, để lại hay đọng lại hàng tỷ chủng tử nghiệp trong dòng tâm tương tục. 

Những chủng tử nghiệp bất thiện và chủng tử nghiệp thiện này sẽ cho ra những quả xấu hoặc tốt tương ứng bắt đầu từ kiếp hiện tại này. Vào lúc chết một trong những chủng tử nghiệp mạnh nhất gọi là Sanh Nghiệp sẽ có cơ hội làm duyên cho kiếp sau.

Nếu một thiện nghiệp có cơ hội cho quả, một hiện hữu mới trong cõi an vui — cõi người hoặc cõi chư thiên, sẽ xuất hiện. Nếu một bất thiện nghiệp có cơ hội làm duyên cho hiện hữu mới, hiện hữu ấy sẽ xuất hiện nơi một trong các cõi khổ — địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh hoặc A-tu-la. 

Lại nữa, khi các chủng tử nghiệp tạo ra những hiện hữu mới, vô minh, ái, thủ sẽ đóng vai trò như những trợ lực giống như cách đất, nước, và gió hỗ trợ cho những hạt giống cây để sanh ra những cây mới vậy.

Vì thế các chúng sanh sẽ tái sanh vào những cõi mà họ dính mắc. Chẳng hạn, người Bà-la-môn giàu có tên là Todeyya tái sanh làm chó trong căn nhà của chính ông ta. Tỳ-kheo Tissa tái sanh làm con rệp trong tấm y mới mà vị ấy dính mắc; thiếu nữ Uposathā, người đã giữ giới một cách trong sạch, tái sanh làm một thiên nữ trong Lạc Viên Nandavana trên cõi trời Đạo Lợi, nơi mà cô mong ước được sanh về. 

Khi một hiện hữu mới xuất hiện, vô minh, ái và thủ cũng xuất hiện trong dòng tâm thức mới như những phiền não ngủ ngầm. Khi các đối tượng giác quan đập vào căn môn tương ứng khiến cho Thọ sanh, các Phiền Não sanh trong dòng tâm thức ấy. Những phiền não này sẽ khiến cho hành nghiệp mới và chủng tử nghiệp mới sanh. Với sự hỗ trợ của vô minh, ái và thủ, những chủng tử nghiệp này sẽ tạo ra sự hiện hữu mới, điều này có nghĩa là vòng quả luân lại tiếp tục xoay vào lúc chết. 

Như vậy, vòng luân hồi sẽ duy trì sự xoay chuyển như sau: “phiền não luân → nghiệp luân → quả luân → phiền não luân → nghiệp luân → quả luân,….” Vòng xoay cơ bản nhất là phiền não luân.

Vì thế, bao lâu phiền não còn có mặt trong tâm của các hữu tình chúng sanh chừng đó họ vẫn sẽ thực hiện các hành động với chủ ý có khả năng tạo ra nghiệp và chủng tử nghiệp. Những chủng tử nghiệp này sẽ tạo ra sự tái sanh hay hiện hữu mới vào lúc chết với sự hỗ trợ của vô minh, ái và thủ. Khi tái sanh có mặt thì những phiền não này cũng có mặt như những phiền não ngủ ngầm. Vòng tử sanh Luân Hồi cứ tiếp tục diễn tiến như vậy cho mỗi chúng sanh từ quá khứ vô thỉ cho đến tương lai vô định. 

Luân Hồi Dài Bao Lâu? Bạn Đã Sống Vô Lượng Kiếp Sống 

Này các Tỳ-kheo, cái nào các người nghĩ là nhiều hơn: nước mắt mà các người khóc than trong vòng luân hồi này do phải gần gũi những người mình không ưa và xa lìa những người mình yêu mến - cái này hay nước trong bốn đại dương? Thực sự các người đã đổ nước mắt trong vòng luân hồi này nhiều hơn cả nước trong bốn đại dương vậy. (Anamatagga Saṃyutta, Tiṇakaṭṭha Sutta 394). 

Luân Hồi dài đến nỗi không một người nào không từng có quan hệ đối với chúng ta như cha, mẹ, vợ, chồng, con trai, con gái, cô, cậu,…Vì thế chúng ta không nên có lòng thù nghịch mà phải thân thiện với nhau. (S.ii.189— 190).

Sanh làm người - Một trong những điều quý giá nhất 

1. Năm Điều Rất Khó Gặp: Kiếp sống làm người của chúng ta là quý nhất

Hàng ngày Đức Phật thường nhắc các hàng đệ tử của ngài rằng có năm điều rất khó đạt được và thúc giục mọi người hãy hoàn thành Tam Học (Giới – Định – Tuệ) để tự giải thoát mình khỏi mọi khổ đau.

(1) Trở thành một vị Phật là điều rất khó. Vì thế gặp được giáo pháp của Đức Phật (Sāsanā) cũng là điều rất khó. 

(2) Có được thân người là điều rất khó. 

(3) Phát triển được niềm tin (saddhā) nơi Phật, Pháp, Tăng và luật nhân quả là điều rất khó. 

(4) Xuất gia sống đời một vị Tỳ-kheo là một điều rất khó. 

(5) Nghe được chánh Pháp đúng như Đức Phật đã giảng giải là điều cực kỳ khó. (Sagāthāvagga Saṁyutta, A.225)

Có thể nói, hầu hết chúng ta đã có được bốn hay năm điều khó gặp trên, vì thế chúng ta phải xem kiếp sống làm người của chúng ta là rất giá trị và chúng ta không nên sử dụng sai kiếp người bằng cách sống cẩu thả hay sống chỉ để thụ hưởng các dục lạc. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không nên tự tử vì một hành động không hợp pháp như vậy chứng tỏ là chúng ta đã thất bại hoàn toàn trong cuộc sống. 

Chúng ta phải cố gắng hết sức để tận dụng những cơ hội vàng đã mở ra cho chúng ta này để đạt đến mục đích cao nhất của cuộc sống như lời khuyên của Đức Phật.

2. Cõi người

Về một số phương diện nào đó vẫn tốt hơn các Cõi Chư Thiên. 

Dù kiếp sống làm người và kiếp sống chư thiên cõi trời dục giới cả hai đều được đạt đến bằng qủa của những phước nghiệp thông thường như bố thí, giữ giới hoặc hành thiền. Tuy nhiên dục lạc cõi trời vẫn thù thắng hơn dục lạc cõi người. 

Dục lạc thù thắng hơn có nghĩa là sự hưởng dục sẽ nhiều hơn và sự lơ là trong việc làm phước cũng nhiều hơn. Một số chư thiên mải mê hưởng thụ các dục lạc đến nỗi quên ăn và vì thế họ phải chết. Vì họ lơ là trong việc làm phước, họ có thể phải tái sanh vào các cõi khổ sau khi chết. 







Updating ..........











Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

Buông bỏ ***

 



BUÔNG BỎ
Nên đọc cái gì và tại sao.
Nội dung đại lượt của Tam Tạng, thì phần nào là phần Phật ngôn, phần nào là phần do các vị kết tập... 
Để trả lời phần này thì chúng ta nhắc đến bài kinh ngắn trong Tăng Chi Bộ. Có lần đó bà Gotami, di mẫu của Đức Thế Tôn đến thưa với Ngài là "Bạch Thế Tôn, hàng hậu học về sau, họ sẽ phải nghe thấy rất là nhiều hướng dẫn có nhãn hiệu là Phật Pháp. Và họ sẽ dựa vào đâu để xác định, minh định được đó là lời Thế Tôn?" Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: "Cái pháp môn nào mà càng theo đuổi càng hành trì, mà giúp người ta được sự an lạc thì đó là chánh pháp. Càng theo thì mình càng trở nên tinh tấn đó là chánh pháp, càng theo mà mình càng dễ nuôi đó là chánh pháp".
Cái pháp môn nào đường lối hành trì nào mà càng theo người ta càng chán sợ đám đông, càng ưa thích sống viễn ly, độc cư thì đó là chánh pháp, Ngài nói 8 tiêu chí nhưng đó là mình nói gọn lại.
Ngài Ajahn Chah cũng nói "Đặc điểm của Phật Pháp là mình càng theo mình càng có khả năng buông bỏ".
Cuối cùng thì khả năng buông bỏ chính là đặc điểm của giáo pháp.
Cuốn sách nào, ngôn từ nào, chữ nghĩa nào mà nó giúp mình có được sự củng cố Bát Chánh Đạo, củng cố trong các hạnh lành, trong 37 phẩm bồ đề, đó chính là cái mình cần nghe, cần đọc.
Ngôn từ nào, cuốn sách nào, chữ nghĩa nào mà dạy cho mình khả năng buông bỏ tốt, thì đó chính là chánh pháp.
Buông bỏ nghĩa là sao?
Mình đọc sách đó, mình không có đắm đuối, đê mê trong cái đời sống hưởng thụ nửa, không có tiếp tục đắm đuối chìm sâu trong đời sống tình cảm nửa, bớt oan trái, nội kết, thù hận, xung đột, mâu thuẫn với người khác, đó là dấu hiệu, đó là buông bỏ.
Nên nhớ điểm này, bất cứ một cuốn sách hay bài giảng nào mà nó không mang hơi hướng buông bỏ, mà nó mang hơi hướng ràng buột, trói chặt (trói chặt vào niềm tin, trói chặt vào đường lối nhận thức) thì bản thân nó có vấn đề.
Thí dụ: Vị thầy nào đó nói cho chúng ta nghe bao nhiêu điều hay ho, nhưng lắng tâm lại ý ngầm của cuốn sách đó, ý ngầm của ngôn từ đó, ý ngầm của vị thầy đó khuyên mình tôn vinh cái đường lối của vị đó, tôn vinh con người của vị đó, đó là đại kỵ. Khi mình thấy rằng cuốn sách đó càng đọc khiến cho mình có khuynh hướng tham thích, bất mãn, chống đối, ràng buộc với một người hay sự vật hay một đường lối nào đó là bản thân nó đã sai rồi.
Cho nên, nội dung của Phật Pháp, nội dung của Kinh sách nói chung, những cuốn mà mình phải lưu tâm tìm đọc, cái chuyện đầu tiền là kêu gọi sự lìa bỏ ác pháp, lìa bỏ chuyện xấu, chuyện bậy, càng đọc nó cảng tháo cỡi không thương thích người, vật, sự kiện nửa đó là sự tháo cởi một, tháo cởi hai là không tiếp tục thù oán, nội kết, ràng buộc trong cái thích cái ghét, trong cái đam mê và cái bất mãn nửa. Đó là nội dung của buông bỏ.
Đại kỵ tránh chuyện thờ tổ, Chư Phật đại diện cho chân lý, thờ Phật là thờ chân lý, ngoài Chư Phật ra thì tất cả đều là những người nói theo Phật.
Nếu Sư Phụ mình nói sai lời Phật thì hay bằng trời đi nửa thì cũng nên tránh, còn nếu nói đúng lời Phật thì cái người phải mang ơn là Phật chứ không phải thầy, có chăng mang ơn thầy vì nắm tay dắt đi một đoạn đường.


....Updating
Tóm lượt bài giảng Sư Giác Nguyên