Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

1. Kinh nghiệm Tuệ Quán (Phần: Chỉ Quán song tu)


I. CHỈ QUÁN SONG TU

Tổng lược:

Mục đích của Định Học là thanh lọc nội tâm nhằm lìa bỏ 5 Triền Cái để chứng thiền và lìa bỏ các phiền não còn lại để chứng đạo.

Dĩ nhiên Định Học chỉ là nền tảng quan trọng cho Tuệ Học, tức chỉ là giai đoạn Tâm Tịnh trong Thất Tịnh.

Theo Tăng Chi Bộ, 2 bài Alokasutta Pacalayamanasutta thì trí tuệ kết hợp với sơ định mới có thể làm tốt việc quán chiếu Danh Sắc. Sự kết hợp này cho tâm ta một tia sáng để soi rọi các pháp được tốt hơn.

Và cứ vậy từ Sơ định, tức khả năng định tâm của hành giả buổi đầu, trí tuệ của hành giả sau đó sẽ ngày một tinh tường hơn khi khả năng định tâm đã tới mức Cận định và cuối cùng khi chứng đạo (dù tầng thánh nào bất luận) thì một hành giả chưa từng đắc thiền đi nửa cũng phải có được trình độ Sơ thiền để thấy được tận cùng bản chất Chân Đế của Danh Sắc và chấm dứt phiền não một phần hay toàn bộ. Dĩ nhiên thiền chứng càng cao thì khả năng Tuệ Quán càng được hỗ trợ hữu hiệu hơn. Trên tất cả, Tứ thiền Sắc Giới được xem là phương tiện tốt nhất cho Thiền Quán bởi nó là ranh giới sau cùng giữa Danh và Sắc và khả năng định tâm ở trình độ này không có gì để bàn nữa. Trình độ thiền Vô Sắc tuy có cao hơn nhưng nó không thích hợp cho việc quán chiếu sắc pháp.

Cả 40 đề mục Thiền Chỉ đều được nhắc đến trong Chánh Tạng, nhưng đề mục hơi thở (anapanasati) được xem là phổ biến và đa dụng nhất bởi có thể cùng lúc là đề mục Thiền Chỉ (samatha) để dẫn đến tứ thiền Sắc Giới và cũng là đề mục Thiền Quán (vipassana) để dẫn đến Tứ Thánh.

Không như những đề mục khác trước sau chỉ là một, đề mục hơi thở lúc đầu thì thô thiển nặng nề, càng về sau thì mỗi lúc một trở nên vi tế dần, đến lúc gần như mất hẳn. 

Để tu tập đề mục đặc biệt này, hành giả bắt buộc phải có 5 quyền (indriya - Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) vững mạnh.

Thực ra nếu đọc kỹ trong chánh tạng thì ta sẽ thấy Đức Phật đã hướng dẫn rất rõ ràng phương thức tu tập đề mục này qua công thức Tam học hỗ tương: Giới sinh Định, Định sinh Tuệ, Tuệ dẫn giải thoát. Hành trình đó được bắt đầu từ việc trải qua ba ấn chứng (nimitta), quân bình 5 quyền và dồi mài 7 giác chi. Bất cứ đường lối hành trì nào không đi đúng hướng dẫn này cũng phải được xem là tà pháp, hành giả coi như tự hủy công phu của mình.

Đồng thời, với sự hỗ trợ của tứ thiền Sắc Giới chứng được từ đề mục hơi thở, hành giả có thể cùng lúc tu tập thêm bốn đề mục hộ thân: Niệm Phật, Niệm Chết, Niệm Từ Tâm và Quán thể trượt, cũng như cả 10 đề mục Kasina nếu muốn để có thể lão luyện trong việc hiện thông.

Phép quán Tứ Đại cũng được xem là một sự hỗ trợ quan trọng để hành giả chứng thiền, song song với đề mục Thể trượt và Tử thi. Các thiền sư chủ trương chỉ quán song tu cũng rất tán thành việc tu tập đề mục màu trắng để tao thêm ánh sáng trong lúc theo dõi hơi thở theo Thiền Chỉ và chính nó cũng rất có lợi cho công phu Tuệ Quán sau đó.

Nói vậy tôn chỉ của dòng thiền Pa Auk là tập trung tu tập đề mục hơi thở như là cách tốt nhất để trau dồi chánh định, cùng với các đề mục hỗ trợ gồm quán tứ đại, 10 Kasina và 4 đề mục hộ thân.

A. HÀNH TRÌNH ĐỊNH HỌC

Đạo đế là con đường dẫn đến Diệt Đế (Níp Bàn), cứu cánh chấm dứt Khổ Đế (vô dư Níp Bàn) và chấm dứt Tập Đế (hữu dư Níp Bàn). Đạo Đế bao gồm Bát Chánh Đạo mà nói gọn lại là Tam học. Tùy theo trình độ tu tập Tam học mà hành giả từng bước trừ diệt được các hình thức phiền não từ thô đến tế.

Phiền não thô nhất  là thứ  phiền não biểu hiện qua thân nghiệp và khẩu nghiệp bất thiện, ai nhìn cũng thấy. Giới Học  có công năng đối phó với dạng phiền não này.

Dạng phiền não thứ hai vi tế hơn một chút, không biểu hiện qua thân khẩu, nên chỉ có đương sự và người chứng Tha Tâm Thông biết được mà thôi. Ta phải dùng Định Học cụ thể là các tầng thiền định để trấn áp các phiền não dang này theo kiểu lấy đá đè cỏ, thay vì Giới Học đối với dạng phiền não đầu tiên chỉ có tác dụng như người ta cắt cỏ.

Dạng phiền não thứ ba được gọi bằng thuật ngũ pali là Anusayakilesa ám chỉ khả năng tái hiện của phiền não mà hiện giờ có thể đang vắng mặt. Để đoạn trừ khả năng tái hiện này của phiền não hành giả phải tu tập rốt ráo Tuệ Học qua việc quán chiếu Danh Sắc để chứng đắc tối thiểu Sơ Đạo (Tu Đà Hườn). 

Nói vậy ta mới thấy được mối tương quan mật thiết của Tam học, mà đặc biệt ở đây là Định Học và Tuệ Học trong pháp môn Chỉ Quán song tu.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh, kinh samadhistta, Đức Phật đã dạy rất rõ: Hãy tu tập chánh định vì người có định đúng mức mới có thể thấy được các pháp như thật.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, một hành giả chỉ mới có k.hả năng nhất tâm trong một hai giờ đồng hồ thì khó mà quan sát tường tận được các thể trược một cách đúng mức, như cái nào là đất, nước hay lửa, gió. Trừ phi hành giả là người đã chứng tối thiểu Cận Định ngay lúc đó.

Người chứng thiền, tối thiểu Sơ Thiền, ngoài khả năng định tâm (Định học hay Định quyền), trí tuệ (Tuệ quyền hay Tuệ học) của họ cũng sắc sảo tinh tường hơn người bình thường. Chúng tôi nhắc tới lui chuyện này cũng chỉ nhằm mục đích xác định mức cần thiết và tầm quan trọng của việc trau dồi khả năng định tâm mà rất nhiều hành giả chuyên Quán thường xuyên có vẻ xem nhẹ. Bởi rõ ràng ngài Xá Lợi Phất đã xác định trong kinh Trạm Xe (Trung Bộ) rằng Định Học là Tâm Tịnh trong Thất Tịnh, không có Tâm Tịnh thì không thể có Đoạn Nghi Tịnh, Tri Kiến Tịnh, giai đoạn bắt buộc để hành giả chấm dứt phiền não. chứng ngộ Níp Bàn. Thanh Tịnh Đạo ghi chú thêm rằng Tâm Tịnh là Cận Định trở lên. Còn mức định tâm theo phút, theo giờ tức theo thời khóa mà tu của hầu hết hành giả hôm nay phần lớn chỉ ở mức sát-na định. Trình độ định tâm này không đủ để hành giả có thể chuyên chú và an lạc trong suốt nhiều giờ và như vậy việc quán chiếu chắc chắn sẽ bị gián đoạn. Nhiều lúc sự quán chiếu gần chạm mức, thì hành giả đã bị tác động bởi 5 triền cái như bị nhứt mỏi, buồn ngủ hay phóng tâm chuyện gì đó rồi tham hay giận.

B. PHÉP NIỆM HƠI THỞ

Có mấy bước căn bản mà hành giả tu tập đề mục hơi thở phải nhớ là luôn hít thở trong tỉnh thức để biết rõ hơi thở đang vào hay ra và dài hay ngắn. Sau cùng là sự ghi nhận toàn bộ để có thể chú tâm trên đó. Ở đây trong Thanh Tịnh Đạo có hướng dẫn rõ rằng bước đầu hành giả nên chọn tư thế ngồi thẳng lưng, giữ mình thật thỏa mái, hai mắt nhắm hờ, hít thở thật tự nhiên không gượng ép và chú ý vào một trong hai điểm mũi hoặc môi trên. Sau đó hành giả bắt đầu đếm số (ganana - sổ tức): Hít vào thở ra đếm một, hít vào thở ra đếm hai ... cứ vậy cho đến 8, con số tượng trưng cho bát Chánh Đạo, công phu đếm thở này có thể kéo dài một hai giờ đồng hồ và sau ít phút nghỉ ngơi hành giả có thể tiếp tục làm lại từ đầu.

Chính nhờ việc đếm số này, hành giả sẽ dần dần có được Niệm và Định không chỉ trong lúc đếm, mà còn có thể suốt ngày hít thở trong chánh niệm ngay bất cứ lúc nào có thể. Gọi là hơi thở dài hay ngắn là dựa vào thời gian lâu hay mau của mỗi hơi thở. Từ sự ghi nhận khó khăn buổi đầu do định yếu, dẫn dần rồi thì hành giả có thể dễ dàng ghi nhận toàn bộ từng hơi ra vào theo cách một người giữ cổng hay anh thợ cưa mà trong kinh đã nhắc tới.

Người giữ cổng không cần biết người ta từ đâu đến và sẽ về đâu, chuyện họ là nam hay nữ hoặc ăn mặt thế nào cũng không quan trọng. Việc duy nhất mà người giữ cổng phải làm chỉ là quan sát ngay ngạch cửa để biết có người ra và có người vào, chỉ vậy thôi. Hành giả cũng xem mũi hay môi của mình là ngạch cửa để quan sát hơi thở vào ra. Hoặc hành giả cũng giống như anh thợ xẻ gỗ không cần nhìn vào khúc gỗ hay toàn bộ cây cưa mà chỉ việc nhìn vào chổ răng cưa chạm vào thân cây. Không còn gì phải làm hơn nửa.

Điều phải ghi nhớ thêm ở đây là hành giả lúc nào cũng phải để hơi thở vào ra tự nhiên không can thiệp, mà chỉ quan sát chúng. Tâm càng chuyên chú thì Định càng mạnh và Định càng mạnh thì hơi thở càng trở nên vi tế, thậm chí sẽ có lúc hành giả sẽ thấy như mình không còn thở nữa. Các ngài dạy rằng lúc đó hành giả không nên sợ hãi hay thắc mắc mà chỉ việc tiếp tục chú ý vào 2 điểm môi hay mũi là chổ hơi thở ra vô mọi khi thì sớm muộn gì cũng sẽ thấy nó trở lại.

Quá trình tu tập hơi thở nếu suông sẻ thì sẽ diễn ra theo trình tự như sau:

- Hơi thở vào ra lúc đầu mới tu tập được gọi là Sơ Tướng (parikammanimitta).

- Khi định tâm vững mạnh hơn nữa thì hơi thở sẽ có lúc không phải vô hình vô sắc nữa mà đối với hành giả lúc này nó trở thành một ấn tượng hay vật thể có thể nhìn thấy như một miếng bông gòn, một sợi chỉ hay mảnh lụa phất phơ. Tùy người và tùy lúc mà những ấn tượng này có hình dáng và màu sắc khác nhau. Hình ảnh này của hơi thở được gọi là Nhiếp Tướng (uggahanimitta).

- Nếu hành giả tiếp tục đi tới không bỏ cuộc nửa chừng thì Nhiếp Tướng trong giai đoạn tiếp theo sẽ có thêm ánh sáng hoặc trở nên trong suốt. Điều đặc biệt là tuy hơi thở gần như là một đề mục vô hình vô sắc nhưng ấn tướng của đề mục này thì lại rất cụ thể. Các ngài dạy rằng dầu hơi thở có trở thành một ấn tướng như thế nào đi nửa thì hành giả nhớ trước sau chỉ tập trung định tâm vào môi và mũi của mình mà thôi. Dầu nó lúc này ngó như một làn khói hay dãi lụa thì nhớ đừng chú ý phần ngoài của chúng, mà chỉ tập chú vào môi hay mũi mà thôi. Ấn tượng của hơi thở trong giai đoạn này được gọi là Tự Tướng (patibhaganimitta). Chữ patibhaga nghĩa là tương tự hay giống như. Trong pháp môn thiền chỉ khi hành giả sắp đắc thiền thì đề mục ban đầu lúc này sẽ thành ra một hình ảnh hay ấn tượng nào đó không giống nư cũ nữa, không giống nhưng cũng chính là cái cũ, tuy là cái cũ nhưng lúc này không còn giống hệt vậy nữa, chỉ tương tự thôi. Đó là lý do của thuật ngữ patibhaganimitta mà các cao tăng Việt Nam xưa nay vẫn dịch là Quang Tướng, nhằm nhấn mạnh khía cạnh phát sáng của các đề mục trong giai đoạn này.

Với một người có nhiều phước duyên thì kể từ lúc Tự Tướng xuất hiện, 5 triền cái sẽ dần dần phai nhạt, cũng có nghĩa là các phiền não nói chung cũng sẽ từng bước nhường chổ cho định tâm. Lúc này thời gian định tâm của hành giả trong ngày sẽ nhiều hơn thời gian phóng tâm và thời gian sống thiện sẽ nhiều hơn sống bất thiện. Ta phải nhận rằng đây là kỳ tích đối với một phàm phu. Tôi muốn nhắc lại ở đây điều tối quan trọng là những hình ảnh đẹp đẽ mà hành giả thấy được từ ấn tướng hơi thở không quan trọng bằng chính hơi thở. Nó có xuất hiện trong hình thức nào thì hành giả cũng chỉ quan tâm đến tình trạng ra vào mà thôi. Trong trường hợp các ấn tướng biến mất, cũng không có gì đáng ngại. Hành giả cứ tiếp tục theo dõi  hơi thở như chưa có gì xảy ra. Các ấn tướng có thể sẽ tái hiện rồi biến mất như cũ, trong thời gian lâu mau bất định, với hành giả trước sau cũng chỉ có hơi thở. Hành giả xem hơi thở quan trọng như một bà hoàng hậu chuyên tâm chăm sóc bào thai của mình vậy, hay như một người nông dân dốc lòng chăm sóc ruộng lúa. Mỗi lúc hành giả sẽ thấy rằng việc quân bình 5 Quyền là vô cũng quan trọng.

Qua đó Định và Cần là một cặp và Tín với Tuệ là một cặp, chúng phải luôn được niệm điều hợp chặt chẽ và hợp lý. 5 Quyền quân bình thì tự nhiên Thất Giác Chi cũng được quân bình. Từ đó, lúc nào tâm quá thụ động, yếu ớt thì hành giả phải nhờ đến sự hỗ trợ của Trạch, Cần, Hỷ Giác chi, và ngược lại khi tâm quá xung động, bồng bột thì hành giả phải nhờ đến sự có mặt của Tĩnh, Định, Xả Giác Chi. Niệm Quyền và Niệm Giác Chi luôn có vai trò kềm giữ các thứ còn lại. Đức Phật gọi niệm là một yếu tố hạt nhân mọi nơi mọi lúc (sabbatthika) đối với các thiện pháp.

Các ngài nói rằng với một người chứng tứ thiền Sắc Giới thì ngoài việc quan sát nội tâm của mình, vị đó có thể thấy được cả Sắc Ý Vật để từ đó quan sát được cả dong tâm Hữu Phần và nhờ vậy cũng thấy được Tự Tướng xuất hiện ra sao trong Ý môn. Người càng tinh tấn thì việc quan sát này sẽ càng lúc dễ dàng hơn là một người thiếu tinh tấn để thời gian tu thiền bị gián đoạn liên tục. Đề mục hơi thở có thể dẫn đến Ngũ Thiền và nhiều hành giả do từng học hỏi giáo lý có thể rất dễ lầm tưởng là mình đã đắc tầng thiền này, tầng thiền kia nhưng họ đã quên rằng chỉ riêng việc muốn chứng sơ thiền, họ phải cùng lúc làm được 2 việc là trấn áp 5 Triền cái và biến 5 tâm sở tợ tha (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định) xưa giờ chỉ có trong tâm Dục Giới nay trở thành 5 chi thiền để nhận biết cảnh đề mục và đối phó cảnh phiền não. Một người tinh tấn tu tập và thiết tha lý tưởng thiền định thì sau một thời gian chứng thiền sẽ có được 5 khả năng mà hành giả dễ ngươi không làm được. Kinh gọi đó là 5  pháp tự tại (Vasi):

Quán Chiếu Tự Tại: Là khả năng nhận diện từng chi thiền.

- Nhập Định Tự Tại: Là khả năng vào thiền bất cứ lúc nào mình muốn.

- Trụ Thiền Tự Tại: Là khả năng kéo dài thời gian nhập thiền như ý muốn.

- Xuất Định Tự Tại: Là khả năng ra thiền nhanh chóng như ý muốn. Với những vị giỏi thần thông thì chính khả năng này giúp họ có thể nhanh chóng chuyển đổi đề mục để trong một khoảnh khắc có thể biến hiện nhiều loại thần thông khác nhau.

- Phản Khán Tự Tại: Là khả năng nhìn lại các chi thiền để có thể nhàm chán chúng nhằm tiến lên tầng thiền cao hơn. Người muốn chứng lên các tầng thiền cao DỨT KHOÁT phải có khả năng này.

Từ sơ thiền, khi thấy được sự thô thiển thấp kém của nó, hành giả tự nhiên lìa bỏ 2 chi Tầm Tứ để chứng nhị thiền. Cũng theo cách chán cũ tìm mới, hành giả bỏ thêm chi Hỷ để chứng Tam Thiền, sau đó bỏ thêm chi Lạc để chứng Tứ Thiền. Lúc này tâm thiền của hành giả chỉ còn lại 2 chi Định và Xả (phân tích theo tạng kinh).

Tầng Thiền              Chi Thiền

Sơ Thiền                    Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định

Nhị Thiền                    Hỷ, Lạc, Định

Tam Thiền                    Lạc, Định

Tứ Thiền                        Định, Xả

 














Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Phép lạ

 


Phép Lạ

Bài giảng trưa nay, chúng ta bàn về một chuyện vừa lạ vừa quen, quen mà lạ. Đó là, chữ Miracle trong đạo Phật, trong Pali gọi là Pāṭihīra/ Pāṭihariya.

Trong cái nhìn rốt ráo của đạo Phật không có gì là miracle hết, tất cả đều là chuyện bình thường, chuyện tự nhiên.

Thí dụ, trong khả năng con người, chuyện mình có thể độn thổ, bay trên hư không, đi trên nước, thì trong cái nhìn thế gian là chuyện lạ, chứ trong tinh thần Phật pháp thì không có gì lạ vì :

(1) Trình độ tâm linh,

(2) Phước duyên, duyên nghiệp mà chúng sanh có khả năng đó hay không ?

Thí dụ, Mình làm loài chim thì mình có thể bay, mình làm cá thì có thể sống trong nước, mình làm giun dế, rắn rít thì có thể sống trong đất, chuyện đó rất bình thường. Có điều mình thấy người bay được mình thấy lạ, chứ nói theo kinh Phật thì không có gì lạ. Hễ đủ điều kiện thì nó xuất hiện thôi. Tại mình thiếu điều kiện thì chuyện đó không xuất hiện được.

Trên thế giới có người kiếm một ngày không được 1 đô la, có những người một ngày shopping hết mấy chục ngàn đô la.

Đó cũng là chuyện lạ mà người ta không để ý.

Cứ đòi phải đi trên nước, đi trên lửa, độn thổ, bay trong gió mới là chuyện lạ.

Lạ trong Phật pháp, có 2 bài kinh, nói về chuyện lạ, đều là Tăng chi hết. Bài kinh 1, đức Phật, có 3 phép lạ = (1) có thể đọc hiểu tâm người, có những loại bùa chú có thể giúp người ta đọc hiểu được tâm người khác ; (2) thần thông thứ 2 là có thể biến hiện cái này cái kia, cũng có những chú thuật, có thể giúp cho các vị thầy pháp, pháp sư có thể thực hiện khả năng đó. 2 khả năng đó không đáng tán thán. Khả năng thứ 3 mới được đức Phật tán thán là (3) Giáo hóa thần thông = ngôn từ, gương sống giúp người ta từ xấu thành tốt, từ tốt thành tốt hơn, từ phàm sang thánh, từ đọa sang siêu.

Một bài kinh khác, đức Phật dạy, khi Như Lai ra đời, có mấy chuyện lạ, có chỗ Ngài kể về vật chất (địa cầu rung động, hào quang vi diệu chiếu soi vô lượng vũ trụ, lửa địa ngục tự tắt trong khoảnh khắc,… ) có chỗ Ngài kể về tâm linh = chuyện lạ là khi vị Chánh Đẳng Giác ra đời thuyết pháp độ sinh thì có những chuyện lạ sau đây= lời dạy chư Phật giúp chúng sanh đi ngược dòng đời, đi ngược dòng chảy của tâm lý sanh tử. Là sao ?

Chuyện đầu tiên, thói quen chúng sinh, satta = chúng sinh, có nhiều nghĩa từ nguyên/etymology, trong đó có nghĩa độc đáo là « dính » từ sajjati = đụng đâu dính đó. Dính bằng 2 cách = bất mãn trong 6 trần & đam mê thích thú cũng là một cách dính. Mà Phàm tâm thì luôn có khuynh hướng dính khắng, chấp chặt vào 6 trần cho nên được gọi là satta /chúng sinh.

Với lời dạy chư Phật những người hữu duyên, có trí họ sẽ đi ngược lại, học được phép buông bỏ.

Phép lạ đầu tiên : Bản thân các Ngài buông bỏ, dạy cho người khác buông bỏ, buông thứ đa phần tuyệt đại chúng sinh ôm thì mình buông, trong : sắc, thọ, tưởng, hành, thức, trong sắc thinh khí vị xúc, không tiếp tục nữa.

Phép lạ 2 : Khi chư Phật ra đời người ta biết trân quý những cái cuộc đời chán sợ.

2 cái này tôi giảng chung 1 ý.

1- Người ta buông bỏ cái cuộc đời đam mê

2- Người ta trân quý cái cuộc đời chán sợ

Không biết Phật pháp, mình muốn có tiếng tăm, sức khỏe, tiền bạc,… biết PHật pháp thì cái mình trân quý là những giá trị tinh thần : ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo,… Mấy cái kia không phải cái mấy người tu Phật hướng tới.

Người tu Phật :

- Buông cái người ta nắm.

- Trân quý cái người ta chán sợ.

- Yêu sự giản dị, thiểu dục, buông bỏ.

- Chán sợ đám đông, thích sống một mình.

Trong kinh ví dụ, hành giả như loài thiên nga = thích sống chỗ vắng, chỗ sạch.

Còn người mình như gà vịt, gia cầm, thích sống chỗ nào ồn ào, có thức ăn. Khác nhau nhiều lắm. Những loài chim quý trong thiên nhiên (phượng, hoàng, hạc,…) nó sống một mình, chỗ vắng. Ai có nghiên cứu về khoáng chất, sinh vật thì đều biết : Khoáng chất quý hiếm, sinh vật quý hiếm, động vật, bông hoa quý hiếm luôn ở chỗ vắng, chỉ ở đời sống độc cư, một mình thanh tịnh vắng vẻ chúng ta mới dễ dàng thành tựu giá trị tâm linh.

Những nhà văn, nhà thơ, kiến trúc sư, triết gia, nhà khoa học,… thường có những thành tựu lớn trong thành tựu từ bối cảnh độc cư nói gì người tu Phật.

Một số chúng sanh sau khi nghe pháp biết buông cái người ta nắm, trân quý cái người ta chán sợ.

Ngay bên Cơ đốc, linh mục có 2 : linh mục dòng phải có 3 lời khấn hứa, một đời theo đuổi (1) suốt đời khiết bạch không có tình cảm nam nữ (2) sống thương khó = không có tài sản, chỗ nào khó khăn thì vị đó tới, (3) trọn đời vâng phục giáo hội tuyệt đối.

Linh mục triều : có thể học đại học, lấy bằng cấp khác nhau, bên cạnh phục vụ giáo hội.

Số lượng linh mục dòng ít hơn linh mục triều vì đời sống linh mục dòng khốn khó lắm.

Hôm nay chúng ta biết, Tình trạng nhà thờ không cha rất nhiều.

Baptist mục sư có vợ được thì còn đỡ, có người chăm sóc nhà thờ, còn dòng.

Riêng Âu Mỹ hiếm lắm, chỉ có Châu Á, Châu Phi thoải mái về cha, về sơ, riêng Âu Mỹ hiếm lắm, vì đời sống một linh mục giữa thời này nó khó lắm.

Tôi cố ý lạc đề, cho các vị thấy, bên đạo Chúa, người ta không đặt nặng ly dục mà người ta coi trọng tinh thần ly dục, thì nói chi người cầu đạo giải thoát.

Biết Phật pháp rồi, chuyện đầu tiên là biết buông bỏ, biết rời xa lối mòn của bản thân mình trong nhiều đời, và rời xa lối mòn của đa phần thiên hạ.

Nhiều người buổi đầu đến với đạo bằng lý tưởng cầu giải thoát, ly dục, nhưng khi bắt đầu có được tí đạo nghiệp thì bắt đầu đi quay trở lại lối mòn của mình, của thiên hạ = sở hữu cái này cái kia xem đó là đạo nghiệp, từ uy tín trong tăng, tín đồ cho đến, sở hữu đạo tràng lớn, cơ sở tự viện,… tất thảy đều là lối mòn.

Nếu mình ở đó, kiểu « cư trần bất nhiễm » thì tốt, còn không dễ mắc bỏ nhà nhỏ, tìm nhà lớn hơn, chứ không phải xuất gia. Xuất gia là bỏ nhà, đây không phải, bỏ nhà nhỏ tìm nhà lớn hơn, tài sản lớn hơn, đầu tư danh lợi lớn hơn mà lại kín đáo, nhưng nhìn sạch sẽ, thơm tho hơn. Chứ nội dung y chang thế tục.

Cái khó của người tu Phật là như nhiều lần tôi nói.

(1) Không thấy mọi hiện hữu là khổ. Đây là một nhận thức rất quan trọng của Đạo Phật. Khi không thấy được nhận thức này, toàn bộ đạo nghiệp của mình là số 0 dầu là đam mê trong thần thông, thiền định, trong một công hạnh nào, thích bố thí, niệm phật, phục vụ, kiến tạo, hoằng pháp,.. thích gì thì thích mà thiếu nhận thức MỌI THỨ LÀ KHỔ thì chúng ta tiếp tục quay lại lối mòn. Người như vậy thì không phải sống trong phép lạ của chư Phật. Vì phép lạ của chư Phật là sự buông bỏ. Nếu tiếp tục nhân danh cái gì đó để nắm níu cái gì đó thì không phải sống trong phép lạ. Vì phép lạ đầu tiên của chư Phật là Buông bỏ = buông bỏ những thứ thiên hạ yêu mê, chấp giữ, trân quý cái thiên hạ chán sợ.

Nhiều người tưởng tu phải cực vì cực mới là tu, tu phải nhẫn, vì nhẫn mới là tu, tu phải từ bi vì từ bi mới là tu. Hiểu vậy tiểu học quá. Mà cái quan trọng là : TẠI SAO ANH BUÔNG ? Đâu phải anh buông để cầu công đức, mà anh buông vì anh không tìm thấy giá trị để nắm.

Giới luật thanh tịnh để cầu công đức, giới luật thanh tịnh vì sợ tội lỗi chưa đủ, mà vì anh không thể sống buông thả, thì cái đó mới là giới. Anh không thể sống buông thả, không tìm ra lý do để anh buông thả nên anh có giới, thì cái đó tốt hơn.

Anh không tìm ra lý do để anh bủn xỉn thì bố thí mới có ý nghĩa.

Anh không tìm ra lý do để thù ghét, bất mãn ai đo thì tâm từ anh mới thật sự.

Anh không có lý do để căm ghét, căm hờn, bất mãn người khác thì lúc bấy giờ tâm từ, cái nhẫn mới có ý nghĩa.

Còn nếu không tìm ra được lý do tại sao mình phải bố thí, từ tâm, kham nhẫn, phải thiền định, sống đơn giản thì chưa, chỉ mới ở mức tu cầu phước thôi. Chưa đến mức tu Tuệ.

Tu tuệ = anh hiểu tại sao, lý do nào mình như vậy. Đây chính là phép lạ của Đạo Phật.

Buông cái người ta nắm, trân quý cái người ta chán sợ là chỗ đó.

Ngay cả con đường Tuệ Quán là phương pháp rốt ráo nhất của Đạo Phật, có rất Nhiều hành giả mắc cái này : Cái gì cũng buông hết, xa vợ chồng, con cái, nhà cửa,… vô thiền viện thì họ tiếp tục nắm níu, bám chấp vào từng cảm xúc rần rần, mát lạnh, an lạc, thanh tịnh, nhẹ nhàn, …thì chưa khá, chỉ nhìn nó thôi, nhìn nó đến và nhìn nó đi. Cái đó mới đúng là Tứ Niệm Xứ.

Học pháp lý cũng vậy. Hồi xưa coi trọng cái gì không biết, giờ chỉ còn pháp học pháp hành. Chỉ còn kiến thức giáo lý, chỉ còn tu tập chánh niệm. Không ít người, học ba mớ kể cả thuộc lòng Tam Tạng mà thấy mình hay là chưa khá. Dầu len len trước mặt mọi người khiêm tốn cách mấy, ngôn từ có khiêm hạ, khiêm cung cách mấy, trong bụng thấy mình hay hơn đứa khác là chưa khá.

Vì suy cho cùng, chuyện chúng ta học đạo, hành đạo là uống thuốc chữa bệnh thôi. Mình bị ung thư phải uống thuốc, chấp nhận các liệu trình, liệu pháp chữa bệnh không có gì hãnh diện hết. Chuyện chứng đạo là mình hết bệnh. Chỉ vậy thôi.

Học đạo hành đạo chỉ là quá trình tìm hiểu thuốc men, uống thuốc chữa bệnh, chấp nhận các liệu pháp. Khổ cái mình là satta, đụng dâu dính đó. Ngày chưa biết đạo thì dính cái rẻ tiền, biết đạo thì dính cái nặng ký hơn, có vẻ sang, sạch hơn tí. Nhưng vẫn là dính thôi quý vị. Nhiều lần tôi nói : Phân khô hay phân ướt cũng là phân thôi quý vị.

Phi hành gia ngoài vũ trụ, phân của họ được nén trên bịch, đem về trái đất, giờ mình cầm túi mấy ông mang về gớm chết đi được, dù nó qua quá trình xử lý rồi, mình không thấy, mình chỉ biết, mình cũng ngán.

Trong nhận thức người cầu giải thoát, mọi ôm ấp, chấp thủ trì níu nào cũng là phân khô thôi.

Phép lạ nữa của đạo Phật là 1 cặp = biết coi nặng cái người ta coi nhẹ & biết coi nhẹ cái người ta coi nặng.

Cặp này nghe giống cặp trước mà nó khác.

Các vị học tiếng gì đi nữa, chắc chắn, phải biết mấy dấu chấm, phẩy, đúng không ? mình tự hào mình biết tiếng này tiếng kia, tự hào kiến thức ngoại ngữ chứ không ai tự hào khả năng chấm phết hết. Dù đó cũng là kiến thức

Theo tinh thần đạo Phật, cuốn sách, một đoạn văn, chương sách quan trọng chuyện đó không có gì lạ, theo tinh thần Phật pháp, mấy dấu chấm (.) phẩy (,) chấm than ( !) đều quan trọng hết. Nghe có kỳ không ?

Thay vì nghiên cứu thiên kinh vạn điển, chỉ chuyện rất nhỏ thôi nó cũng là toàn bộ tinh thần Phật pháp.

Phép lạ đạo Phật là có khả năng cái người ta coi nhẹ và coi nhẹ cái người ta coi nặng. Ở phần này tôi muốn nói dấu chấm, dấu chấm phẩy. Tôi nhớ có lần tôi nói các Phật tử. Toàn bộ Phật pháp nằm trong 4 phép tính thôi : biết cái gì cần cộng, cái gì cần trừ, cái gì cần nhân, cái gì cần chia. Thiện pháp cần cộng, cần nhân ; Ác pháp cần trừ, tình thương cần chia, cái gì hay đẹp là phải chia. Toàn bộ pháp tu mình chỉ có cộng, trừ, nhân, chia.

Bữa nay trong phần này, tôi muốn nói pháp tu qua mấy dấu chấm.

Nhiều người tự hào mình là Phật tử mấy chục năm, biết nhiều giáo lý, dự nhiều khóa thiền,... mà tôi dám chắc mấy dấu này họ hiểu chưa hết.

Nếu hôm nay họ đến hỏi tôi, tôi chỉ nói họ chỉ tu trong mấy dấu chấm, dấu phẩy thôi.

Chấm, nó có nhiều dấu chấm : Chấm hết câu, chấm xuống dòng, chấm kết thúc quyển sách, bài văn, không viết nữa, một chữ nữa cũng không viết.

Có những cái phiền, những cái bất thiện, bất thiện nào cũng là phiền hết, mà tôi đang nói những trường hợp chúng ta không có khả năng tu tập theo tinh thần dấu chấm.

Chấm là không tiếp tục. Nhưng nãy tôi nói chấm có 3 dấu chấm = chấm hết câu, chấm xuống dòng, chấm hết. Chấm xuống dòng = vẫn viết nhưng qua đoạn khác. Còn phẩy là còn tiếp diễn, còn đi tới, chưa hết, chỉ là chuyển mạch thôi.

Một người tu, giáo lý không giỏi chỉ cần học thuộc lòng ý nghĩa mấy dấu chấm này.

Có những cái không có lợi mình phải bỏ. Nó chỉ là dấu chấm thôi. Để các vị hiểu, Tôi giảng cho các vị 4 pháp tỉnh giác :

(1) Satthaka sampajañña = Hành giả sắp làm cái gì, hành giả biết rõ, cái này có lợi cho công phu chánh niệm, tuệ quán hay không ? thấy không lợi ích thì không làm. Thí dụ, mình đang trong khóa thiền, trong thời gian tu chánh niệm, có người giới thiệu cho 1 website, clip youtube nghe ông thầy giảng, cuốn sách hay,… thì tự xét xem, việc dừng lại công phu tuệ quán đi đọc, đi nghe mấy cái đó cái nào hơn. Nếu thấy tiếp tục sống chánh niệm tốt hơn thì nên tránh cái kia. >>> Biết cái gì có lợi,cái gì vô ích, và cái gì lợi nhiều hơn, mình quyết định theo hướng đó.

(2) Sappayasampajañña = Biết cái đó có lợi ích, nhưng cách thức, con đường thực hiện nào thoải mái, tốt cho mình. Thí dụ, đang tu trong thiền viện, tự nhiên có bạn tu rủ vô rừng, lên núi có hang vắng đẹp yên tĩnh. Dĩ nhiên họ chỉ rủ mình đi tu thôi, nhưng xét xem, bỏ thiền viện đến chỗ nào đó phải băng qua đò, xuồng,…. Nó có giúp cho tu tập thuận lợi hay khó khăn. Hoặc tự nhiên đi tu, họ rủ xin thiền sư ra chợ may ít đồ cotton mặc cho thoải mái, thì mình tự xét tiếp tục mặc cái này sống chánh niệm trong thiền viện ok chưa hay bỏ công ra chợ mua sắm, đặt may,… nếu thấy nó gián đoạn công phu thì nên ngưng. >>> Coi cái gì thuận lợi, tiện lợi cho công phu tu tập của mình.

Có những chuyện thấy cần làm, nhưng nhiêu đó đủ rồi. Biết cái nào nên chấm, cái nào nên chấm xuống dòng. Thí dụ, sáng nay phát bồ đề tâm hoan hỷ thấy bàn Phật cần bình hoa thì ra rừng kiếm bó hoa nho nhỏ là đủ rồi. tới đó chấm. chứ còn nhào ra cuốc đất, trồng bông trong thiền viện thì nên chấm, hoặc chấm xuống dòng.

Tất cả tục niệm không giúp cho công phu tu học là phải chấm hết.

Cái nào cần chấm hết câu, cái nào cần chấm xuống dòng, cái nào cần chấm hết.

Biết rõ cái nào cần tiếp tục, là tu theo dấu phẩy.

Dang ngồi thiền mà thèm bánh xèo, món ăn nào đó, chánh niệm biết đó là phóng dật, phiền não, mình cũng ngầm hiểu rằng, nếu bây giờ không có suy tư, nhận thức dứt điểm thì chánh niệm chỉ là dấu phẩy thôi.

Nhớ dấu phẩy có 2 nghĩa, thiện & bất thiện. Tất cả những gì làm được trong thiện nghiệp nhớ, chưa đi đến đâu, chưa chứng Tu Đà Hườn thì tất cả chỉ là dấu phẩy thôi. Không thể nào tự đắc với dấu phẩy hết. Tất cả thiện pháp tôi chỉ là dấu phẩy vì sau dấu phẩy là gì thì chỉ có trời biết. Mình còn nhiều chuyện phải làm lắm.

Dối với pháp bất thiện, nhớ rằng, tất cả tục niệm, ác niệm mình tránh được bây giờ chưa hết đâu, nó còn nữa, nên không có lý do gì tự đắc với công phu của mình hết. Sáng nay mình tránh được cái sân nhưng nó mới dấu phẩy thôi, chiều nay nó còn nữa.

Đối với ác pháp khi nhớ đằng sau ác pháp là dấu phẩy để tăng cường đề cao cảnh giác.

Đối với pháp thiện thì nhớ đằng sau chưa hết, phải tiếp tục nữa.

Tu chấm than = chọn đúng đường rồi thì không do dự !

Một người thiếu tín, tấn, niệm, định, tuệ thì tôi đoan chắc 1000% sớm muộn cuộc tu người đó có vấn đề. Chúng ta hiểu lầm, tưởng là đức tin đi trước, không phải mà cả 5 cái này giá trị hoàn toàn bằng nhau, kể cái nào trước cũng được. mình gượng mình nói tín là quan trọng, vì nói không có đức tin thì không có tinh tấn,… pháp môn tuệ quán là quân bình 5 quyền mới chứng đạo được, 5 cái có mặt cùng lúc, cân bằng, cân đối với nhau mới đắc được.

Chuyện đầu tiên, khi nói 5 quyền, tui nói trí trước.

Tôi bị cận, tôi không mang kính, nhìn xa mới cần chứ nhìn màn hình gần này tôi không cần, nên tôi giảng tôi không mang kính. Tôi có kinh nghiệm này.

Có những lần tôi làm việc trước mắt tôi không đeo kính, lát sau tôi quên không biết kính để đâu, kinh nghiệm tràn trề, mất kính hoài. Người ta nói « mấy thằng đui hay mất kính lắm » vì tháo ra không nhớ. Nhiều khi ráng nhẩm nhẩm, hồi nãy mình để đâu ta, có bữa tôi để toa let, tôi cầm săm soi món đồ, vô tới phòng ngủ, đi quá xa rồi, mà không nhớ được đành xài mắt kính sơ cua, tôi có 2 loại sơ cua (1) kính cũ lúc con mắt chưa thay độ, làm kính mới tôi giữ lại (2) đi tiệm đồ cũ, tôi gặp mấy cái mắt kính nhìn gọng nó hợp với mình, đeo thấy vừa độ thì tôi cũng mua. Cái vị đến chỗ tôi thấy hộp đựng viết tôi có mấy cái kính này, có cái gọng nữ, miễn sao tôi gắn vô thấy vừa là tôi để tôi cấp cứu, để tìm kiếm trong trường hợp

Tu hành là phải có trí tuệ, nhưng phải có trí tuệ thì mới vun bồi trí tuệ được. Anh phải có trí tuệ, anh mới chọn Phật pháp. Tôi ví dụ chứ không nói đạo Phật tốt, đạo chúa tốt. Khi anh vào đạo Phật, tại sao không theo trường phái này, mà theo truyền thống kia, sao không chọn sư phụ này mà chọn sư phụ kia, trong các sư phụ đâu phải mình chấp nhận hết, có cái mình phản bác, có cái mình để đó tính sau

Cho nên, nói tu hành là duy tuệ thị nghiệp, nhưng muốn đạt đến nhận thức lấy trí tuệ làm sự nghiệp thì phải có trí tuệ.



Trí tuệ có 3 :

Làm sao biết mình đúng đường ? = trạch pháp giác chi, khả năng phân tích, phân biệt, chọn đúng đường rồi thì không do dự. Làm sao đạt trình độ không do dự ? mình có nhiều lý do để do dự : trong lúc đau bệnh, quyến rũ hấp dẫn, nhưng người có trạch pháp/ quyết định tánh ,phải có mắt tuệ.

Hồi nãy tôi nói, muốn nhìn rõ thì người cận phải tìm kính, nhưng muốn tìm cái kính bị mất thì phải xài cái kính khác, chứ không lấy tay mà dò.

Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có 3 hạng = lấy đức tin, lấy tinh tấn, lấy trí tuệ làm chủ đạo. trong 3 hạng này, hạng trí tuệ là đi nhanh nhất, lấy mắt kính đi tìm mắt kính là nhanh nhất, chọn đúng đường là chấm than liền, không do dự ! còn 2 hạng kia là lấy công làm lời, cũng dùng trí nhưng lấy công làm lời. Tìm được đạo vừa ý nhưng có nhiều khi sai đường, đến lúc thấy nó sai quay đầu lại tìm con đường khác, cho nên Bồ Tát hạnh tinh tấn đi lâu nhất trong 3 hạng, 80 A Tăng Kỳ ; còn hạng đức Tin, nay tin ông thầy này, không xong, chạy qua ông thầy khác, hạng này so hạng 1 mình thấy có vẻ khá hơn, cuối cùng phát hiện theo ông thầy G ngon nhất, rồi phát hiện ra chỉ nên tin ổng 40-50% thôi, mà cũng phải dùng niềm tin xác định ổng đáng theo, ở điểm nào thôi, nên ông này tu thời gian =1/2 ông Tinh Tấn. Ông thứ 3 là ngon nhất, đi nhanh nhất. Lấy tuệ làm chủ đạo.

Lấy trí xác định, thấy sai, không theo. Đi đúng rồi thì biết cách đi nhanh, hiệu quả. Cũng con đường đó mà đi cách nào. Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền, còn không đi đúng đường mà sai cách thì sẽ lọt vào hoàn cảnh thiền tông gọi là : Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã = Chèo thuyền trên núi, cưỡi ngựa dưới biển.

Bồ Tát hạnh Trí tuệ là đi nhanh nhất, xác định đúng con đường, phương thức đi con đường đó, chỗ nào cần phương tiện đường bộ, chỗ nào cần phương tiện đường thủy, chỗ nào cần phương tiện đường không.

Trí có 3 = văn, tư, tu.

Văn = nghe, đọc có chọn lọc, có phê phán

Tư = khả năng gặm nhấm, tiêu hóa những gì lọt vào mắt, vào tai, chỉ là tư duy.

Tu = áp dụng vào thực tế, đưa vào cụ thể điển hình những gì đã học, đã tư duy. Thí dụ, kinh sách lật ra « các hành là vô thường… » = trí văn , suy tư = từ lúc lọt lòng mẹ, có cái thiện ác buồn vui nào kéo dài quá 1 giây đồng hồ, không, nó chỉ là sự lắp ráp, thương hải hóa vi tang điền, từ môi trường khoáng chất trái đất, các tầng lớp vỏ địa cầu,… luôn biến thiên vô thường rồi thì nhà cửa, thân xác con người,.. tất cả đều vô thường sớm muộn lâu mau thôi = tư duy. Bây giờ phải đưa nó vào thực tế tu chứng = sống chánh niệm. Chứ đọc sách, xem kinh, ngẫm ngẫm thì chưa. Phải sống chánh niệm, làm gì biết nấy mới biết cả đời mình chỉ có 4 thứ : Thiện ác buồn vui.

Thiện đời này là nhân vui, sướng đời sau.

Ac đời này là nhân khổ, đau đời sau.

Vui đời này là quả thiện đời trước, khổ đời này là quả ác đời trước.

Phải sống chánh niệm, sống có giới, định, niềm tin, tinh tấn, trên hết có tuệ mới xác định công thức vạn hữu vô thường, vô ngã, nó là như vậy.

Từng cơn đau, nỗi sợ hãi, hờn giận, thiện pháp,… đến rồi đi, chứ không có cái nào đứng hoài hết. Mọi thứ do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà mất đi, chúng ta không thể can thiệp biến dòng sông đang chảy chảy ngược mà chỉ có thể hiểu rõ thành phần hóa chất, của từng giọt nước của con sông mà thôi.

Không thể cưỡng vô thường thành thường

Hễ có mặt trong đó là tiếp tục, như đức Phật, chưa tới ngày viên tịch Ngài chấp nhận, nóng, đói, tê, già, bệnh,… nhưng Ngài không thể đi ngược lại nguyên tắc vạn hữu.

Mình gọi Tùy duyên = theo dòng xô đẩy của vạn pháp mà để mình được thiện hơn, không tiếp tục trong ác nữa.

Người sơ cơ không hiểu tưởng tránh ác hành thiện.

Mà khi anh biết ác đã là thiện. khi biết là thiện thì thiện đúng rồi.

Ngay cả chứng thánh thì không có diệt trừ phiền não, đó là trên từ ngữ, trong thực tế người học A Tỳ Đàm hiểu, không có ai đó lấy búa thiện pháp trí tuệ đập bể phiền não, mà chứng thánh là thay thế cách nhìn, thay vì ngày xưa nhìn như vậy giờ không nhìn như vậy nữa. Chứ không có cục thánh trí đập cục phiền não. Khi duyên đủ vị đó hiểu ra : Ồ đó giờ mình hiểu lầm.

Trong suốt thời gian dài mình hiểu lầm người đó trộm đồ mình, rồi mình phát hiện món đồ lọt xuống giếng thì hiểu lầm mất tiêu.

Hoặc đem lòng thương thích món đồ, rolex swiss made, một ngày kia mình mở cái máy ra, thấy chữ china trong đó, thì lúc đó cái thích của mình mất đi. Lạnh ngắt liền. giống y như đắc Tu Đà Hườn. Đó giờ nhìn đâu cũng thấy swiss made, chứng thánh rồi nhìn thấy china toàn tập thì lòng nguội lạnh liền.

Cách đây hơi lâu lâu, hi vọng thí chủ không nghe hiểu lầm giận chúng tôi.

Hồi đó họ cho chúng tôi bịch kẹo gừng thiệt ngon, dẻo, cay mà không cay lắm, ngọt mà không ngọt lắm, có tí mùi vani, dễ ăn lắm, để tiếng Đức, tới lúc tôi lật cái bịch ra tôi thấy Guangchou là cái ngon mất đi và tình cảm không còn nữa.

Sẵn tôi nói luôn, bà con Thụy sỹ đừng thấy tiếng Đức trên sản phẩm mà tưởng của đức của thụy sỹ, coi kĩ phía sau nó sản xuất ở thái lan, mã lai, trung quốc,… coi chừng.

Tu theo chấm than là vậy đó quý vị = xác định cái gì đúng cái gì sai, con đường nào phải đi, dứt khoát buông liền.

Phép lạ chư Phật là gì ?

- Dạy cho người ta biết sống buông bỏ cái thiên hạ đam mê, trân quý cái thiên hạ chán sợ

- Biết coi nặng cái người ta coi nhẹ, biết coi nhẹ cái người ta coi nặng.

Người tu biết Phật pháp cho đúng là thấy mấy phép tính.

Biết lúc nào nên chấm, lúc nào nên chấm hết câu, lúc nào nên chấm xuống dòng, lúc nào nên chấm hết. đối với sanh tử phiền não nên chấm hết, đối với thiện pháp lúc nào nên chấm hết câu, chấm xuống dòng, chấm hết. không phải lúc nào thiện pháp cũng làm, mà cần

Vô thiền đường mà cầm cuốn sách là sai, ngồi nghe pháp thấy ly nước ông pháp sư hết chạy đi xuống bếp lấy nước lên châm,… trong khi, lúc đó mình phải tập trung nghe pháp, phải tập trung chứ, mấy công đức kia mình phải chấm hết câu hoặc chấm xuống dòng, để lúc khác làm. Còn bất thiện thì không, phải chấm hết.

Bài giảng sáng nay tôi giảng về phép lạ đạo Phật, dạy cho người ta thấy được, lý do tại sao mình không tiếp tục sống theo lối mòn cũ. Đừng chạy theo thiên hạ.

Chúng ta luôn có 2 dòng chảy cuốn mình đi.

- dòng chảy bản thân = thói quen, khuynh hướng tâm lý, tập khí, nhiều đời, vô lượng kiếp mình đã vậy, khó cưỡng lại

- dòng chảy cuộc đời = từ tác động ngoại lực của người khác, khuynh hướng tu hành của mình là thiểu dục, ly tham, tri túc mà nếu không lựa chọn trú xứ, thầy bạn thì lâu ngày bị cảm nhiễm lúc nào không hay.

Nhớ cái đó rất quan trọng.

Trong kinh nói Tà kiến là gốc sanh tử, nên khi vị Tu Đà Hườn dứt tà kiến thì chỉ không quá 7 kiếp.

Có 2 lý do dẫn đến tà kiến/ chánh kiến :

- từ tác động người khác.

- khả năng tư duy (manasikara) có 2 : tư duy không hợp lý, tư duy vô lý, nghịch lý, bất hợp lý (ayoniso manasikara) => tà kiến & tư duy hợp lý (yoniso manasikara) => chánh kiến.

Có người dễ bị người khác tác động. Có người kiên trì với quan điểm bản thân. Hỏi cái nào tốt ? Khó nói lắm. Nếu người kiên trì quan điểm bản thân mà đúng thì tốt, còn nếu sai lầm thì gọi là ngoan cố, lỳ lợm.

Hạng dễ bị tác động bởi người khác đáng ngại vì nay người này mai người kia.

Con chó ở cạnh 2 ngôi chùa A, B, bên cạnh bờ sông, chùa cúng ngọ 11h chùa cúng ngọ 11h30. Nó đi ăn nghe kẻng chùa A, nó qua nó chầu bển, rồi xong qua chùa B. thức ăn không nhiều, nó phải đi 2 chùa vì thức ăn 2 chùa khác nhau. bữa nó xui, 2 chùa làm lễ cúng ngọ cùng giờ, nó nghe chùa A đánh kẻng trước, lội ra giữa dòng, nghe chùa B đánh kẻng « chùa B lớn hơn, chắc đồ ăn ngon hơn, chùa A ông trụ trì thương nó lắm, lúc nào cũng dành đồ cho ông, rồi nó lội sang chùa A, rồi nghĩ chùa A đồ ăn không ngon, rồi lội sang chùa B,… cứ vậy rồi đuối sức, nước cuốn trôi.

Chuyện đó tào lao, nhưng đừng nói chuyện đó không có, nó chính là tâm tình chúng ta trong đời sống, nẻo đạo nói riêng.

Gia tài mấy chục năm trừ ra 20 năm ngu đầu đời và mấy chục năm ngủ còn lại bao nhiêu ?

Bản thân mình quá lì lợm cũng là nguy hiểm.

Cho nên, biết đạo rồi thì không như vậy nữa.

Phép lạ cuối cùng, phép lạ đạo Phật có tới 84.000 pháp môn nào cũng lạ vì nó có khả năng hoán cải chúng sanh từ phàm sang thánh từ đọa sang siêu mà. Bữa nay tui thu gọn cho các vị dễ nhớ thôi.

Phép lạ cuối cùng là Thấy cái lớn trong cái nhỏ và thấy cái nhỏ trong cái lớn.

Thấy cái lớn trong cái nhỏ = có nhiều câu nói, dòng suy nghĩ, hành động mình tưởng không đáng gì hết, nhưng chủ ý, lý tưởng hành động của nó là gì ? Chỉ một câu nói có thể dẫn đến đại họa, có thể cứu một đời người.

Ví von, nôm na thôi na. Người tu Phật thấy Nhất niệm tức Nhất sinh mà Nhất sinh nằm trong nhất niệm.

Hiểu theo nghĩa đen = mỗi khoảnh khắc tư tưởng (niệm = tư tưởng) dọn đường cho một kiếp tái sinh.

Đời sống của mình thu gọn trong từng khoảnh khắc thiện ác buồn vui, không đợi tắt thở mới chết, không đợi ra khỏi bụng mẹ đỏ hỏn mới là sinh. Sinh tử trong từng khoảnh khắc, nhiều khoảnh khắc làm nên 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, một thập niên, một đời, một dòng sanh tử vô tận.

Không biết đạo thấy đời mình là một đường thẳng. Học đạo ba mớ thấy đời mình là những đốm thiện ác buồn vui. Hành đạo & liễu đạo thì thấy đời mình chỉ là dấu chấm. Từ Line>spot > dot, từng chấm thiện ác buồn vui thôi, ghép lại thành bức tranh hiện hữu của mình.

Người tu hành có khả năng Thấy cái lớn trong cái nhỏ = trong mỗi khoảnh khắc nói năng hành động có ý nghĩa lớn (hoặc thiện, hoặc ác, hoặc tiêu cực, hoặc tích cực) để mình sống trách nhiệm hơn, không coi thường cái gì là nhỏ hết.

Vì đặc điểm của người tu tập tinh tấn có = không coi thường điều ác nhỏ không tránh, không coi thường điều thiện nhỏ không làm, không hoang phí thời gian. ở đây cũng vậy, biết thấy điều lớn trong điều nhỏ, phân tích cái này đủ một thời pháp. Chỉ cần mình mất 1 giờ đồng hồ ham chơi là mình lỡ một cơ hội sanh thiên kiếp đó, chỉ một giờ thất niệm mình lỡ cơ hội chánh niệm.

Có 3 lý do chánh niệm : không biết mình chết lúc nào, không biết mình chứng đạo lúc nào, không biết mình tạo nghiệp gì trong thời gian sắp tới.

Hành giả tinh tấn phải nhớ câu chuyện ông Cấp Cô Độc. Ngày đầu nghe nhắc đến chữ « Buddho » ông chịu không nổi. đến thăm người anh, mà người anh đang chuẩn bị bữa cúng dường ngày mai, cho đức Phật, đêm đó ông ngủ không được, chữ « Buddha » cứ vang trong đầu ông, ông chờ ngày mai không nổi, ông đi tìm, con đường ông đi qua bãi tha ma lâm táng. Người Ấn Độ có thủy táng, điểu táng, không táng, hỏa táng, lâm táng. ổng đi vấp xác người ổng sợ, ổng nghĩ tới Phật ổng thấy đường, niềm vui tự tạo ánh sáng tâm lý, lúc đó có vị dạ xoa, bạn cũ, sivaka / người an lành, mới nhắc, ông hãy nhớ mỗi bước chân của ông bây giờ trị giá 100.000 đồng vàng, vì ông Cấp Cô Độc là thương gia. Như cách nói bây giờ 1 bước chân = 1 triệu đô. Nghe vậy ông tiếp tục đi tới cuối cùng ông gặp đức Phật.

Tôi mượn một chút thôi, « ông hãy nhớ mỗi bước chân của ông bây giờ trị giá 100.000 đồng vàng’ hành giả chánh niệm thấy mỗi khoảnh khắc chánh niệm giá trị lớn, mỗi giây phút bất thiện

Biết cẩn trọng trong từng khoảnh khắc sống. Cẩn thận với nhận thức, niềm tin, với cái mình thích, mình ghét. Tất cả đều có thể là điểm bắt đầu cho định phận đời mình. Hãy cẩn thận với cái thích ghét, quan điểm nhận thức, quan điểm đời đạo, quan điểm chính trị, văn hóa,… vì có nhiều lúc vì quan điểm đó, nó sẽ là nền tảng cho hành động nào đó, vì hành động nào cũng dựa trên nền tảng nhận thức, tâm lý hết.

Tôi ví dụ, vào thập niên 30-40 chỉ riêng Việt Nam có Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, thân Nhật, thân Tây, thân Tàu, vô số hội kín,… lúc đó bao nhiêu người thanh niên y cứ nền tảng nhận thức mình, có người vì thù nhà nghĩ nợ nước, có anh vì miếng bả lợi danh, có anh biết đọc sách tây, báo tàu,… có người chọn Hòa Hảo, có người chọn Cao Đài, Đại Việt, …lịch sử đã chứng minh, chính những chọn lựa đó đã quyết định số phận Việt Nam từ đó đến nay.

Tôi tuyệt đối không nói chính trị, chỉ cho các vị thấy. chính những quyết định của từng thanh niên, chưa hết. Còn các quyết định văn hóa nữa. Tại sao mình chọn nhạc đỏ, nhạc vàng, tại sao mình chọn chơi lan kiểng, tại sao thích du lịch nước ngoài, tại sao mình thích du lịch dã ngoại, thích hưởng thụ trong nhà, có người lại thích ngoài trời, thiên nhiên. Tất cả những lựa chọn đó, nó sẽ thành nền tảng hành động cho mình.

Một nhận thức chính trị được thiết lập trên vô vàn nền tảng khác, trong đó có nhận thức về văn hóa.

Thấy cái lớn trong cái nhỏ là thấy được trong từng khoảnh khắc hiện hữu, nhận xét, vui buồn, thích ghét, yêu hận… của mình có thể là điểm bắt đầu cho vô vàn bi kịch nào đó, là khả năng thấy cái lớn trong cái nhỏ.

Thấy cái nhỏ trong lớn = cái gì vô ích, dầu là cung vàng điện ngọc, tình yêu ba sinh thề hẹn, tình cảm gia đình, danh phận, quyền lực, tiếng tăm, uy tín,… trong mắt thiên hạ ghê gớm lắm, người ta có thể bán mạng để có, để giữ nó nhưng riêng trong lòng người tu Phật, cái gì không lợi mình lợi người đời này kiếp sau, đặc biệt cái gì không liên quan lý tưởng giải thoát thì dầu thiên hạ có đánh giá nó thế nào nó vẫn là con số 0 !

Trong kinh Bổn sanh có câu nói đức Phật mà tôi rất thích. Ngài nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. « Này các tỳ kheo, trong nhiều tiền kiếp Ta đã nhiều kiếp đi tìm cốt lõi trong pháp hữu vị (trong ngai vàng, tiền bạc, tình cảm, thần thông, thiền định, kiến thức vệ đà..) nhưng ta không thấy trong đó thứ cốt lõi nào hết, và cứ vậy, ta dấn bước trên con đường giải thoát. » Câu « Ta đã đi tìm thứ cốt lõi trong pháp hữu vi mà không thấy » tôi rất là thích.

Khi ngài làm vua, ngài thấy làm vua chẳng dẫn về đâu, với người ta thì ghê gớm lắm. Có người thà chết trong vòng tay thê thiếp, Có người coi nặng chuyện nối dõi tông đường, Ngài thấy không có gì hết, thành anh hùng dân tộc, chữ dân tộc sao bằng vạn loại chúng sinh của Phật đạo, rốt cuộc Ngài thấy cái lớn trong cái nhỏ, cái nhỏ trong cái lớn.

Cái cuộc đời làm lơ Ngài thấy nó quan trọng.

Trong bài giảng trưa nay, đặc biệt muốn gửi bà con một vài suy tư cho vui.

Trời Thụy Sỹ bắt đầu chớm lạnh rồi.