Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Tám cách nhìn sai lầm về ngũ uẩn ***

 


TÁM CÁCH NHÌN SAI LẦM VỀ NGŨ UẨN

Đời sống nhiều lúc cần phải tháo gỡ những mặt nạ của thần tượng. Mình cứ trùm lên nó một bức màn sương khói mờ ảo rồi tự mình làm khó mình thôi. Nếu như nó thế nào mình nhìn thấy thế ấy thì mọi sự đơn giản hơn nhiều. Đức Phật dạy chính vì còn sống trong thế giới tưởng tri, cái biết vay mượn từ người khác mà con người thọ lãnh đau khổ.

Có người nặng về tham, về sân, hoặc về si, nhưng có người tổng hợp luôn cả thiện lẫn bất thiện, tánh rất nóng nhưng lại rộng rãi hoặc có trí tuệ nhưng tánh bỏn xẻn, trộn lẫn là như vậy, có lúc ác đi chung với ác, có khi ác đi chung với thiện trong một con người. 

Tham ái: Người tham ái nhiều thì nhìn đời qua lăng kính của tham ái. Thí dụ: đứng trước một bụi hoa Hồng, người tham ái sẽ nói rằng: Gai nhiều vậy mà cũng có bông.

Sân hận: Người sân hận nhiều nhìn đời qua lăng kính của sân hận. Cũng bụi Hồng đó, người sân nhiều sẽ nói: Bông đẹp như vậy mà gai tùm lum.

Si: Vô minh trong Tứ đế

Phóng dật: Sự thiếu tập trung do thiếu định.

Hoài nghi: Sự hoang mang, nghi hoặc do thiếu Tuệ.

Đọan kiến: Ngừoi nhìn đời qua lăng kính tà kiến có khuynh hướng đoạn kiến thì thích học thuyết nào cũng cố, ủng hộ quan điểm đoạn kiến của họ. Ví dụ: họ thích triết học Mác- Lê vì hợp với suy nghĩ của họ, thích thuyết tiến hoá của Darwin…

Thường Kiến: Ngừoi có khuynh hướng thường kiến thích những quan điểm tà ma, vong hồn ….

Ngã mạn: Cách nhìn đời qua lăng kính của sự so đo ( hơn, bằng, thua)

Nhận thức nào bị ám ảnh bởi 8 thứ trên thì không thể chính xác được. Chúng ta thường tìm hiểu cái mình thích hơn là cái mình cần, tuỳ thuộc vào căn cơ sở tánh của mỗi người mà chúng ta có nhiều cách nhìn về cuộc đời.

Đức Phật trả lời: Sở dĩ Samiddhi nói sống trong hiện tại là bởi vì Samiddhi nói riêng và những người như Samiddhi nói chung không còn tiếp tục theo đuổi chìm sâu chìm đắm trong thế giới của ảo tưởng, của ngôn ngữ, mọi thứ được nhìn bằng trí tuệ như thật. Muốn có cái nhìn đúng đắn thì phải né cho bằng được cách nhìn theo kiểu tám lăng kính này, thay thế cách nhìn sai lạc bằng ba cách nhìn đúng đắn tức cách nhìn bằng trí tuệ.

Trích: Kinh Tương Ưng Huyền Giải Tập 1

Sư: Giác Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét