Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023

Nói gì với người sắp mất

 


NÓI GÌ VỚI NGƯỜI SẮP MẤT - (BÀI KINH CẦU SIÊU).

CÁCH TỐT NHẤT LÀ GIÚP NHAU SỐNG THANH THẢN, GIÚP NHAU CHẾT BUÔNG BỎ.
Một trong pháp CẦU SIÊU hay nhất của Phật Giáo nguyên thủy, do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày ra.
Ngài dạy cho mình, rất tiếc ngày nay, tôi không hề được nghe ở những buổi Cầu Siêu. Mặc dầu Đức Phật không bao giờ Ngài chủ trương Cầu Siêu, nhưng mà thật ra Ngài có hướng dẫn người ta Cầu Siêu rất hay.
Mà tôi rất thấy làm lạ :
- Phật tử Việt Nam không hề biết đến chuyện đó.
● Ngài có một người bà con là người Chú họ đến hỏi Ngài :
- Bạch Thế Tôn, nếu mà phải chăm sóc một người thân lúc sắp chết thì chúng con phải làm gì cho đúng tinh thần của một Phật tử, tinh thần Chánh Pháp ...?
Đức Phật dạy hãy đến bên Cha Mẹ, người thân và nói thế này :
- Việc nhà đã có người lo.
Chết không phải là kết thúc mà nó là sự bắt đầu.
Cái tấm thân này chỉ là một chén đất đã mẻ, cũ.
Người có Công Đức, bỏ nó đi để kiếm một cái bát bằng vàng ở chỗ khác.
Nó bây giờ đã già và đã xấu, nó đã đau đớn, nó đã nhăn nheo thế này mà tiếc gì nữa ..!
Tại sao không nghĩ đến một chỗ khác tốt hơn ...?
Cõi nhân loại này mệt mỏi lắm ...!
Hãy nghĩ đến các cõi Trời :
- Ở đó không có đau, không có bệnh, không có hờn giận, không có sợ hãi, không có đấu tranh, không có máu lệ, có điều kiện tu học tốt hơn.
Nhưng hễ còn Tái sanh thì còn Khổ.
Ở cõi nào đi nữa thì cũng có lúc quay về chỗ Khổ nhất.
Cho nên hãy nghĩ đếnTam Tướng, nghĩ đến sự lìa bỏ cái Ngũ Uẩn để đừng có Tái Sanh nữa.
Đừng mong đợi Tái Sanh nữa mà hãy tác ý đến Niết-Bàn.
● Nếu các vị hỏi tôi :
- Hộ Niệm cho Mẹ tôi, tôi phải làm sao ...?
Tôi nói rõ, tôi sẽ hỏi Mẹ tôi trước (nếu Mẹ mê rồi thì thôi không nói) nhưng nếu Mẹ còn tỉnh tôi sẽ hỏi :
- Mẹ muốn nghe gì hay là nằm nghỉ.
- Mẹ giữ Chánh Niệm, thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào.
Đừng nghĩ gì hết, hít sâu, thở chậm, hít sâu, thở chậm ...
Còn nếu Mẹ tôi muốn nghe thì tôi sẽ hỏi thêm :
- Mẹ muốn nghe nói hay là Mẹ muốn nghe Tụng.
Nếu mẹ muốn nghe Tụng thì con sẽ mời quí Sư Tụng, còn Mẹ muốn nghe nói thì Mẹ muốn nghe ai nói.
Nghe con nói hay người khác nói ...?
Nếu Mẹ tôi nói :
- Sư nói đi, thì tôi sẽ nói rất gọn :
- Mẹ do Nghiệp ảo ảnh mà đến đời này, rồi bây giờ cũng do Nghiệp ảo ảnh mà đi.
Đã nói ảo ảnh thì không có gì sợ, không có gì tiếc nhớ.
Mẹ nhớ bây giờ Mẹ bình tỉnh là đi ngon lành nhất, con đường Thiện chỉ dành cho người Tỉnh Thức.
Bây giờ Mẹ nằm nghỉ một chút.
Bàn tay đây Mẹ cầm đi; hít sâu, thở chậm, không có gì sợ hết.
Đang bỏ đồ cũ, đang dọn về nhà mới; lúc nào cũng kế bên để cho Mẹ đi.
Đó là cách mà Hộ Niệm cho người hấp hối rất là tốt.
Mà khổ một nổi là ngày nay mình không nói cho người bệnh hiểu, mà mình khoái tụng cho người bệnh nghe.
Hai cái này khác nhau phải không ...?
Nói cho họ hiểu, nó khác, còn tụng cho họ nghe, nó khác.
Người ta đang ngáp ngáp mà mà lại tụng ê.. a ..Pali không hiểu mà ồn thêm.
Mà tôi còn biết nhiều cái đám, Bố Mẹ đang nằm ngáp ngáp mà con cái bu lại khóc lóc.
Các vị biết, khi mà ra đi trong tiếng khóc của người thân là mình bị hoảng loạn cũng có, mình tiếc thương.
Người ra đi không đành thì không có nên.
Mình biết Đạo không có hành động kỳ cục như vậy.
Mình phải giúp cho họ ra đi thanh thản.
● Cho nên có nhiều cách để chúng ta giúp nhau.
Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau Sống Buông Bỏ và giúp nhau Chết Thanh Thản thoải mái.
Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.



Bức tường và Chiếc cầu

 


BỨC TƯỜNG VÀ CHIẾC CẦU

Do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống mà mỗi chúng sanh sinh ra trong cuộc đời có vô số những thứ rào cản.
Trong lòng mỗi chúng sinh có những bức tường, những chiếc cầu.
Bức tường của anh không giống bức tường của tôi, chiếc cầu của anh không giống chiếc cầu của tôi.
Bức tường = những thứ chặn đứng, nhận thức của mình, thí dụ: quan điểm chính trị, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng,… của tôilà những rào cản thay vì vượt qua rào cản để tôi nghĩ đến & nhìn tới những cái cao hơn xa hơn rộng hơn, đằng này chính những rào cản chính trị, tôn giáo, văn hóa, ..khoa học, có những người bị tù đày trong những quan điểm khoa học.
Mà khoa học mênh mông lắm, học được ba mớ tự cho là thước đo vũ trụ, ngay cả khoa học cũng có thể là rào cản cho nhận thức của mình.
Có nhiều thứ rào cản, có thể là thứ mình thích, mà mình ghét gì cũng là rào cản.
Có người vì lý do nào đó, không thích chùa, thấy không có tóc, thấy ê a là họ ghét, mà trong khi chưa một lần họ ngồi xuông nghe tăng ni nói gì, đọc trang kinh phật coi nói gì. Họ xài chữ rất nặng “ thầy chùa, bà vãi” họ chỉ nghĩ tới đó thôi.
Chính cái ghét đó làm họ không đi xa được.
Cũng có trường hợp do mình thích gì đó làm mình không đi xa được : thích mua sắm, rong chơi, giao tiếp, cắm đầu trong cái thích mình cũng không đi xa được.
Vậy cái thích, cái ghét cũng là rào cản dầu là chính trị, văn hóa, .. .ngay cả khoa học.
Cái cầu cũng chính là những cái thích, ghét. Cái thích đưa mình tới những bến bờ không giống ai, cái ghét cũng là cái cầu bắc sang bờ khác không giống ai.
Trong lòng mỗi người có những bức tường chặn đứng tư duy và những cây cầu đưa chúng ta đến những bến bờ không giống nhau.
Ngay từ bây giờ, trong từng cái mình thích, bản thân nó vừa là bức tường chận đứng nhận thức của mình, mình không leo ra khỏi bức tường đó, nó cũng là cái cầu kết nối mình kết nối mình với bến bờ nào đó, trong cái nhìn.
Cái nghe cũng vậy. Đối với Phật pháp mỗi người đến bằng những bức tường, cây cầu. Đó là tôi nói nhẹ, chứ mình đến với Phật pháp này có nhiều bức tường chận lắm, và có nhiều cây cầu kết nối sang những bến bờ nào đó trong Phật pháp.
Bức tường đó, cây cầu đó, không có gì lạ hết. Nó chính là cái mình thích, ghét, cái mình quan tâm, thứ mình trốn chạy, kiếm tìm. Nó vừa là bức tường vừa là cầu nối.
Tôi nói về Phật pháp nha.
Thích bố thí quá, chỉ coi nặng bố thí, coi thường người không bố thí.
Thích bố thí là tốt nhưng coi thường người không bố thí là bậy, tự mãn với cái hạnh bố thí của mình là bậy.
Giữ giới cũng vậy. Giữ giới là sư ngăn tránh điều ác một cách tự nguyện có ý thức, mình không làm bậy vì hiểu tại sao mình không nên làm, đó mới là giới theo tinh thần Phật pháp, Giới không phải là cái mình coi thường người không giữ giới và cái mình tự mãn sự trong sạch, thanh tịnh của mình.
Lúc bấy giờ giới là bức tường, rào cản, và cũng là cây cầu kết nối mình sang bến bờ không phải là giải thoát.
(Trích bài giảng ĐẠO VÀ ĐỜI
Sư Toại Khanh Giảng Giải)