BUÔNG BỎ
Nên đọc cái gì và tại sao.
Nội dung đại lượt của Tam Tạng, thì phần nào là phần Phật ngôn, phần nào là phần do các vị kết tập...
Để trả lời phần này thì chúng ta nhắc đến bài kinh ngắn trong Tăng Chi Bộ. Có lần đó bà Gotami, di mẫu của Đức Thế Tôn đến thưa với Ngài là "Bạch Thế Tôn, hàng hậu học về sau, họ sẽ phải nghe thấy rất là nhiều hướng dẫn có nhãn hiệu là Phật Pháp. Và họ sẽ dựa vào đâu để xác định, minh định được đó là lời Thế Tôn?" Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: "Cái pháp môn nào mà càng theo đuổi càng hành trì, mà giúp người ta được sự an lạc thì đó là chánh pháp. Càng theo thì mình càng trở nên tinh tấn đó là chánh pháp, càng theo mà mình càng dễ nuôi đó là chánh pháp".
Cái pháp môn nào đường lối hành trì nào mà càng theo người ta càng chán sợ đám đông, càng ưa thích sống viễn ly, độc cư thì đó là chánh pháp, Ngài nói 8 tiêu chí nhưng đó là mình nói gọn lại.
Ngài Ajahn Chah cũng nói "Đặc điểm của Phật Pháp là mình càng theo mình càng có khả năng buông bỏ".
Cuối cùng thì khả năng buông bỏ chính là đặc điểm của giáo pháp.
Cuốn sách nào, ngôn từ nào, chữ nghĩa nào mà nó giúp mình có được sự củng cố Bát Chánh Đạo, củng cố trong các hạnh lành, trong 37 phẩm bồ đề, đó chính là cái mình cần nghe, cần đọc.
Ngôn từ nào, cuốn sách nào, chữ nghĩa nào mà dạy cho mình khả năng buông bỏ tốt, thì đó chính là chánh pháp.
Buông bỏ nghĩa là sao?
Mình đọc sách đó, mình không có đắm đuối, đê mê trong cái đời sống hưởng thụ nửa, không có tiếp tục đắm đuối chìm sâu trong đời sống tình cảm nửa, bớt oan trái, nội kết, thù hận, xung đột, mâu thuẫn với người khác, đó là dấu hiệu, đó là buông bỏ.
Nên nhớ điểm này, bất cứ một cuốn sách hay bài giảng nào mà nó không mang hơi hướng buông bỏ, mà nó mang hơi hướng ràng buột, trói chặt (trói chặt vào niềm tin, trói chặt vào đường lối nhận thức) thì bản thân nó có vấn đề.
Thí dụ: Vị thầy nào đó nói cho chúng ta nghe bao nhiêu điều hay ho, nhưng lắng tâm lại ý ngầm của cuốn sách đó, ý ngầm của ngôn từ đó, ý ngầm của vị thầy đó khuyên mình tôn vinh cái đường lối của vị đó, tôn vinh con người của vị đó, đó là đại kỵ. Khi mình thấy rằng cuốn sách đó càng đọc khiến cho mình có khuynh hướng tham thích, bất mãn, chống đối, ràng buộc với một người hay sự vật hay một đường lối nào đó là bản thân nó đã sai rồi.
Cho nên, nội dung của Phật Pháp, nội dung của Kinh sách nói chung, những cuốn mà mình phải lưu tâm tìm đọc, cái chuyện đầu tiền là kêu gọi sự lìa bỏ ác pháp, lìa bỏ chuyện xấu, chuyện bậy, càng đọc nó cảng tháo cỡi không thương thích người, vật, sự kiện nửa đó là sự tháo cởi một, tháo cởi hai là không tiếp tục thù oán, nội kết, ràng buộc trong cái thích cái ghét, trong cái đam mê và cái bất mãn nửa. Đó là nội dung của buông bỏ.
Đại kỵ tránh chuyện thờ tổ, Chư Phật đại diện cho chân lý, thờ Phật là thờ chân lý, ngoài Chư Phật ra thì tất cả đều là những người nói theo Phật.
Nếu Sư Phụ mình nói sai lời Phật thì hay bằng trời đi nửa thì cũng nên tránh, còn nếu nói đúng lời Phật thì cái người phải mang ơn là Phật chứ không phải thầy, có chăng mang ơn thầy vì nắm tay dắt đi một đoạn đường.
....Updating
Tóm lượt bài giảng Sư Giác Nguyên